Chợ phiên Lũng Vân, Hòa Bình

Chợ phiên Lũng Vân, Hòa Bình (Cập nhật 04/2024)

Cùng Phượt – Từ thành phố Hòa Bình đi chừng 30 km đến chợ Lồ rồi rẽ trái đi Mường Bi, một trong bốn Mường lớn nhất các xứ Mường xưa (Bi, Vang, Thàng, Động). Mường Bi huyện Tân Lạc, nằm trong thung lũng, dưới chân một quả núi lớn trên đỉnh có đường đi sang huyện Bá Thước của Thanh Hóa. Từ chân núi lên đỉnh núi có nhiều bản Mường thưa thớt dân cư, đường đi dốc đứng, lên đỉnh là Mường Chậm, cũng đúng như tên của nó, ở đây thời gian như ngưng lại, mấy trăm năm trôi qua mà cảnh vật cũng không thay đổi nhiều.

Đông đảo du khách tham gia chợ phiên Lũng Vân (Tân Lạc) được tổ chức vào thứ 3 hàng tuần. (Ảnh – Đức Anh)

Các mặt hàng được người dân mua sắm nhiều trong dịp Tết là nhu yếu phẩm các loại, bao gồm: gạo, mì tôm, mì chính, nước mắm… (Ảnh – Đức Anh)

 

Trung tâm của vùng này chính là Lũng Vân, có một chợ lớn cho toàn quả núi lớn với nhiều xã của cả hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Đỉnh núi là chợ Lũng Vân họp phiên ngày thứ ba trong tuần, chân núi đi ra quốc lộ 6 là chợ Lồ, họp vào hai ngày thứ tư và năm trong tuần. Ngày thứ tư gọi là chợ Sép (tức là chợ họp trước một ngày, chợ tạm ) vì xưa kia nhiều bản Mường xa xôi đi chợ Lồ phải đi mất một ngày, chập tối mới đến nơi, nên thêm ra ngày nữa để đợi người nơi xa.

Đồ dùng, đồ trang trí trang phục của người Mường được bày bán tại gian hàng. (Ảnh – Đức Anh)

Các sạp hàng bán quýt cổ Nam Sơn thu hút đông người mua (Ảnh – Đức Anh)

Rau su su – đặc sản của xã vùng cao Quyết Chiến (Ảnh – Đức Anh)

Chợ phiên chỉ mở 1 ngày trong tuần nên người dân phải xếp hàng để chờ sửa chữa quần áo. (Ảnh – Đức Anh)

Lũng Vân nằm trên độ cao chừng 900 – 1100 thước so với mặt biển, khí hậu ở đây cũng giống như Sa Pa, mát lạnh quanh năm, nhiệt độ trung bình là 17 độ C, kinh tế không phát triển, dân thưa, nhưng tuổi thọ cao, nhiều người đạt trên trăm tuổi, bẩy tám mươi tuổi phần đông là hàng con cháu, Do khí hậu tốt, đời sống nghèo nhưng an lành. Xưa kia chợ Lũng Vân là nơi cho bà con vùng cao này đến mua bán sản phẩm địa phương.

Người dân mua sắm trang phục (Ảnh – Đức Anh)

Đường đi hiểm trở đèo dốc, nếu không có phương tiện cơ giới, thì người ta chỉ có cách thồ hàng bằng gùi, không được bao nhiêu, ít người xuôi lên đây buôn bán, nên thuần hàng địa phương. Vải vóc, thổ cẩm, đồ đan, rau cỏ, củ quả, hoa trái, chim thú rừng…Đi chợ có lẽ là đi chơi, trao đổi hàng hóa nhiều hơn. Vùng này cho đến ngày nay, người ta rất ít tiền, thậm chí nhiều người không có tiền.

Tìm trên Google :

  • chợ lũng vân
  • chợ phiên lũng vân hòa bình
  • chợ phiên ở hòa bình
  • lũng vân
  • lịch họp chợ lũng vân

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 28 bình chọn và điểm trung bình là 4.6

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hòa Bình

HÒA BÌNH

Vị trí Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam

Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.  Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương. Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,…), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.

Bạn có biết: Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam được đặt ở Chi Nê, nay thuộc xã Cổ Nghĩa, Lạc Thủy, Hòa Bình.

  • Diện tích: 4.608,7 km²
  • Dân số: 808.200 người
  • Vùng: Tây Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 10 huyện
  • Mã điện thoại: 218
  • Biển số xe: 28