Kinh nghiệm du lịch Hà Giang

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt – Là vùng đất địa đầu Tổ quốc cùng với cao nguyên đá Đồng Văn và thắng cảnh ruộc bậc thang Hoàng Su Phì, Hà Giang từ lâu đã là một vùng đất vô cùng được ưa thích trong cộng đồng các bạn thích xê dịch. Một vài năm gần đây, do sự phát triển về hạ tầng giao thông cũng như các dịch vụ, cơ sở vật chất được đầu tư nên du lịch Hà Giang càng được phổ biến rộng rãi. Các tour du lịch Hà Giang liên tiếp được mở, các dịch vụ homestay tại Hà Giang nở rộ. Hà Giang đông vui hơn, thường xuyên tắc đường vào các dịp cao điểm, nhiều địa điểm du lịch mới được đầu tư xây dựng để phục vụ du khách. Để có một chuyến du lịch Hà Giang vui vẻ và an toàn, đừng bỏ qua những hướng dẫn chi tiết dưới đây của Cùng Phượt bạn nhé.

Hà Giang, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà bạn nên đến một lần trong đời (Ảnh – cungphuot.info)

©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả ngoc.liinh_, t_ty_yss, Đỗ Thu, thachday, hellomayou, Suthiyano Kan, Thiện Đức Giang, ducmai21, rosafink26, mq_hercules, Bich Pham, luan.pham0403, may.1208_, dungdt.51aof, dungdt.51aof, break_away, paigesharris, k2hau, Dong Duong, k.h.i.n, bi_tabu, emchung92, black4ndwhite, hoanggphuong13, Huyền Nguyễn Thị Thu, Du Già, edwardkoluor, Ha Nguyen, zlightphotography, Trinh Minh Hai, Chung Luuthanh, Báo Hà Giang, eric_phu_, hoanghoathon, thutrang26101992, hachi8, iamhuong.mon, vietlifetj, amytiramisu, Xuân Bắc Motor GP‎, dinhhuy.96, Hằng Yên. Li Trần, FB Fìn Hò Trà và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Giới thiệu chung về Hà Giang

Mục lục

Hà Giang là một tỉnh vùng cao thuộc Đông Bắc Việt Nam (Ảnh – cungphuot.info)

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên BáiLào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115 km và từ Bắc xuống Nam dài 137 km. Cực bắc của Hà Giang cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23º13’00”

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Từ năm 1075 (đời nhà Lý) Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang. Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh. Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Ngày 12/8/1991 Quốc hội quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang (nay là Tp Hà Giang).

Với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, Hà Giang có nhiều thế mạnh để phát triển các hình thức du lịch (Ảnh – cungphuot.info)

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m – 2.500 m (10 ngọn cao 500 – 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 – 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 – 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 – 2.500 m).

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn).

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia.

Du lịch Hà Giang vào thời điểm nào

Hà Giang cứ thời tiết khô ráo thì về cơ bản mùa nào cũng đẹp (Ảnh – ngoc.liinh_)

Nếu chưa đến Hà Giang lần nào thì bạn có thể sắp xếp lịch đi Hà Giang theo khoảng thời gian mà mình rảnh rỗi bởi Hà Giang là một điểm đến mà theo như dân du lịch đánh giá “mùa nào cũng đẹp”

  • Tháng 10-11 là mùa hoa Tam Giác Mạch, bạn đi vào khoảng tuần thứ 3 của tháng 10 cho đến khoảng đầu tháng 11 là đẹp.
  • Từ khoảng tháng 12 đến Tết âm thường sẽ có hoa cải vàng rải rác ở một số nơi như Quyết Tiến, Phố Cáo, Sủng Là.
  • Khoảng trước và sau Tết âm lịch lần lượt là thời gian của hoa mận và hoa đào nở.
  • Khoảng tháng 6-8 là mùa hè, Hà Giang luôn có nắng là thời điểm thích hợp để có những bức ảnh đẹp về cao nguyên đá, tuy nhiên đi vào mùa hè thường có thể gặp mưa.
  • Tháng 9 là mùa lúa chín của vùng cao, thời điểm này mà đến thăm Hoàng Su Phì thì quá ư là tuyệt vời nhé bạn.

Hướng dẫn đi đến Hà Giang

Phương tiện công cộng

Máy bay
Các bạn từ miền Nam bay ra Hà Nội có thể hẹn xe đi Hà Giang đón ngay tại ngã 4 Nội Bài – Phúc Yên, chỗ này chỉ cách sân bay Nội Bài khoảng 2km (Ảnh – t_ty_yss)

Máy bay là phương tiện dành cho các bạn ở xa (thường là miền Trung và miền Nam) nếu muốn tới Hà Giang. Tỉnh vùng cao này vẫn chưa có sân bay nên các bạn cần đáp các chuyến bay tới Hà Nội trước rồi sau đó di chuyển lên Hà Giang.

Các chuyến xe khách đi Hà Giang thường sẽ đi theo hướng Quốc lộ 2, khá gần sân bay Nội Bài nên các bạn nếu hạ cánh vào khoảng chiều tối muộn có thể di chuyển ra ngay ngã tư Nội Bài – Phúc Yên rồi chờ xe đi luôn.

Ô tô khách
Bến xe khách Hà Giang nằm ngay rìa thành phố, đây cũng là nơi tập trung nhiều cửa hàng cho thuê xe máy nên khá thuận lợi cho các bạn nhận xe (Ảnh – Đỗ Thu)

Với khoảng cách chừng 320km, thời gian di chuyển Hà Nội – Hà Giang vào khoảng 8 tiếng. Các tuyến xe thường xuất phát từ bến xe Mỹ Đình vào chiều tối và sẽ có mặt ở Tp Hà Giang vào sáng sớm.

Xem thêm bài viết : Xe khách chất lượng cao đi Hà Giang (Cập nhật 3/2024)

Phương tiện cá nhân

Các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân đi từ Hà Nội để có thể chủ động lựa chọn lịch trình (Ảnh – thachday)

Từ Hà Nội đến Hà Giang khoảng 300km, nếu thích tự chủ trong việc đi lại các bạn hay thay đổi đường về bằng một cung đường khác, các bạn hoàn toàn có thể chạy xe máy hoặc ô tô cá nhân của mình từ Hà Nội. Thời gian đi Hà Nội – Hà Giang sẽ vào khoảng 8 – 10 tiếng tùy tốc độ, cộng cả thời gian nghỉ ngơi.

Nếu muốn mang xe máy theo nhưng không muốn chạy từ Hà Nội, các bạn có thể gửi xe máy cùng xe khách đi Hà Giang. Nhược điểm của phương án này là các bạn cần đặt sớm với nhà xe bởi mỗi xe giường nằm chỉ có thể mang từ 2-3 xe máy theo và không phải lúc nào họ cũng nhận chở xe theo.

Đi lại ở Hà Giang

Xe máy

Thuê xe máy ở Hà Giang giờ được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, chỉ cần xách ba lô lên và đi thôi (Ảnh – cungphuot.info)

Chinh phục và khám phá Hà Giang không có gì tuyệt vời hơn là đi bằng xe máy. Nếu bạn muốn mang theo xe máy của mình để sử dụng bạn có thể gửi kèm xe máy theo ô tô, còn nếu bạn muốn một chuyến đi đơn giản gọn nhẹ thì có thể lựa chọn phương án lên đến nơi và thuê xe máy để khám phá Hà Giang.

Xem thêm bài viết: Danh sách các cửa hàng thuê xe máy ở Hà Giang (Cập nhật 3/2024)

Xe khách

Từ Tp Hà Giang có xe đi tới tất cả các huyện vùng cao, nhưng nếu say xe chắc các bạn không đi được đâu (Ảnh – hellomayou)

Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.

Đi Quản Bạ

CƯỜNG THÚY
Lịch trình : Hà Giang – Quản Bạ
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00-6h00 Quản Bạ 12h00-16h00
Điện thoại : 0915 407522

THẮNG PHƯỢNG
Lịch trình : Hà Giang – Quản Bạ
Giờ xuất bến : Hà Giang 11h30 Quản Bạ 6h00
Điện thoại : 0915 185434

TÂN YÊN
Lịch trình : Hà Giang – Quản Bạ
Giờ xuất bến : Hà Giang 12h00 Quản Bạ 6h30
Điện thoại : 0912 369134

Đi Yên Minh

NGỌC CƯỜNG
Lịch trình : Hà Giang – Yên Minh
Giờ xuất bến : Ha Giang 12h00-13h00 Yên Minh 6h30-7h00
Điện thoại : 0904 256279

HOÀNG TUYÊN
Lịch trình : Hà Giang – Yên Minh
Giờ xuất bến : Hà Giang 15h30 Yên Minh 5h30
Điện thoại : 0912 120566

Đi Đồng Văn

CẦU MÈ
Lịch trình : Hà Giang – Đồng Văn
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00-12h00 Đồng Văn 5h00-12h00
Điện thoại : 0915 448 933

QUANG NGHỊ
Lịch trình : Hà Giang – Đồng Văn
Giờ xuất bến : Hà Giang 9h00 Đồng Văn 15h30
Điện thoại : 0946744 733

A SINH
Lịch trình : Hà Giang – Đồng Văn
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00-12h00 Đồng Văn 5h00-12h00
Điện thoại : 0984 520 371

VĂN MINH
Lịch trình 1 : Hà Giang – Đồng Văn
Lịch trình 2: Hà Giang – Sà Phìn (Nhà Vương) – Cột cờ Quốc gia Lũng Cú
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00-13h00 Đồng Văn 5h00-13h00 Lũng Cú 5h00 – 13h00
Điện thoại : 0912 102 533 (Tuyến Đồng Văn) – 0353 810 760 (Tuyến Lũng Cú)

Đi  Mèo Vạc

HOÀNG TÀI
Lịch trình : Hà Giang – Mèo Vạc
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00-11h30 Mèo Vạc 6h30-13h00
Điện thoại : 0912394082

CẦU MÈ
Lịch trình : Hà Giang – Mèo Vạc
Giờ xuất bến : Hà Giang 5h00 Mèo Vạc 5h00
Điện thoại : 037 2116226

NGỌC KHÁNH
Lịch trình : Hà Giang – Mèo Vạc
Giờ xuất bến : Hà Giang 9h00 Mèo Vạc 12h00
Điện thoại : 0987 382992

QUANG NGHỊ
Lịch trình : Hà Giang – Mèo Vạc
Giờ xuất bến : Hà Giang 10h30-12h30 Mèo Vạc 5h00-10h00
Điện thoại : 0946744733

Thuê ô tô

Trước kia, đi lại ở Hà Giang không có nhiều sự lựa chọn. Đa phần mọi người thường đi theo đoàn từ Hà Nội bằng xe máy hoặc ô tô, đi thẳng lên Hà Giang tới các địa điểm ưa thích. Tuy nhiên, kể từ một vài năm trở lại đây, Hà Giang trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc nên các dịch vụ phục vụ du lịch Hà Giang đều đã xuất hiện. Bạn có thể thuê xe ô tô 7 chỗ kèm lái xe ở Hà Giang đưa đi trong khoảng 2 ngày với mức giá khoảng từ 3-4000k

Lưu trú tại Hà Giang

Tuy là một điểm đến được đông đảo khách du lịch lựa chọn vào mỗi dịp nghỉ nhưng cách dịch vụ khách sạn nhà nghỉ ở Hà Giang cũng chưa có nhiều và đa dạng, tình trạng thiếu phòng và bị nâng giá vào những dịp lễ là điều thường xuyên gặp phải. Để tránh điều này các bạn nên có sẵn phương án đặt phòng cho đoàn mình trước khi đi, tham khảo thông tin danh sách các khách sạn nhà nghỉ tại Hà Giang.

Thường thì 99% các bạn khi đi du lịch Hà Giang đều ngủ ít nhất một đêm tại Đồng Văn, cũng bởi đây là vùng đất có nhiều địa điểm và hoạt động thú vị và cũng là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi sau một ngày khám phá cao nguyên đá, cực Bắc hay những cánh đồng tam giác mạch.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp (nhất là vào các dịp cao điểm) phòng khách sạn ở Đồng Văn không còn thì các bạn có thể di chuyển tới các địa điểm lân cận với Đồng Văn để ngủ như Phó Bảng hoặc ngay trên xã Lũng Cú. Xa hơn một chút, Mèo Vạc cũng có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ và homestay có thể làm nơi lưu trú cho các bạn.

Khách sạn

Trung tâm thành phố Hà Giang hiện cũng có khá nhiều khách sạn tương đối to (Ảnh – Suthiyano Kan)

Trước đây, Tp Hà Giang và các huyện hầu hết đều chỉ tồn tại các khách sạn dạng nhỏ (chất lượng tốt hơn nhà nghỉ một chút) nhưng cùng với việc các tour du lịch Hà Giang được mở rộng thì yêu cầu về dịch vụ của khách du lịch cũng cao hơn, do đó khá nhiều khách sạn chất lượng tốt ở Hà Giang đã được đầu tư xây mới. Tuy không thể so sánh với các thành phố lớn nhưng các khách sạn này nhìn chung khá đẹp, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho khách.

Một số khách sạn tốt ở Tp Hà Giang

KHÁCH SẠN Ha Giang Historic House
Địa chỉ: 209 Minh Khai, P Minh Khai, Tp Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0974 087 988
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Green Hill Hostel
Địa chỉ: Số 529A Nguyễn Văn Linh, Phường Quang Trung, Tp Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0912 168 305
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Hagiang1hostel
Địa chỉ: 54A Trần Phú, Tp Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0366 166 968
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Golden Jungle House
Địa chỉ: 39B Hai Bà Trưng, Tp Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0971 749 552
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Bông Ha Giang Hostel
Địa chỉ: 65 Minh Khai, Tp Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 091 307 54 89
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Xem thêm bài viết: Khách ở Thành phố Hà Giang (Cập nhật 3/2024)

Nhà nghỉ

Nhà nghỉ, một trong những loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Hà Giang. Do giá thành rẻ và số lượng nhiều nên nhà nghỉ thường thu hút được các nhóm bạn trẻ đi phượt, du lịch bụi Hà Giang. Về cơ bản, các nhà nghỉ cũng có đầy đủ những gì mà khách sạn cung cấp tuy nhiên chất lượng sẽ thấp hơn một chút, đấy là sự khác biệt cơ bản. Ngoài ra, với các nhà nghỉ bạn dễ dàng thỏa thuận được để ở nhiều người hơn quy định (thường là 2 người 1 phòng) với chi phí phụ thu thêm khá hợp lý, các khách sạn thì sẽ làm chặt vấn đề này hơn.

Một số nhà nghỉ tốt ở Đồng Văn

NHÀ NGHỈ Binh Minh Hostel
Địa chỉ: Tổ 2, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 091 201 28 30
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

KHÁCH SẠN Khách sạn Hoàng Ngọc
Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 0219 3856020 - 0915 035141
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Ancient Town
Địa chỉ: Số 29 tổ 3, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 0969 314 999
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Nhà nghỉ Huyền Trâm
Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 098 771 07 80
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ CND Hostel
Địa chỉ: Tổ 1, Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 098 964 42 88
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Xem thêm bài viết: Danh sách các nhà nghỉ tại Hà Giang (Cập nhật 3/2024)

Homestay

Hình thức du lịch homestay ở Hà Giang hiện đang rất được phát triển (Ảnh – Thiện Đức Giang)

Homestay là hình thức đi du lịch cộng đồng, dành cho những du khách muốn khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. Tại đây các bạn có thể ăn, nghỉ, tham gia các sinh hoạt cùng gia đình để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống thường ngày và những nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc bản địa. Hiện nay, hầu hết các huyện du lịch của Hà Giang đều phát triển dịch vụ homestay, phổ biến nhất là các dịch vụ homestay ở Đồng Văn, homestay ở Quản Bạ, homestay ở Xín Mần, homestay ở Hoàng Su Phì

Xem thêm bài viết : Homestay tại Hà Giang (Cập nhật 3/2024)

Ngủ lều

Nếu thích hòa mình vào thiên nhiên, các bạn có thể lựa chọn ngủ lều (Ảnh – ducmai21)

Nếu thích một chút bụi bặm, một chút hoang dã, các bạn có thể mang theo lều để ngủ qua đêm. Tuy vậy, các bạn nên chọn những nơi thấp để dựng lều ngủ sẽ ấm áp hơn, nếu dựng ở nơi có độ cao lớn hãy mang theo túi ngủ loại ấm áp.

Chi phí đi du lịch Hà Giang

Các địa điểm du lịch ở Hà Giang

Hà Giang là một trong những nơi có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, đáng để đi (Ảnh – cungphuot.info)

Nếu hỏi các điểm đến đặc trưng của Hà Giang là gì chắc nhiều bạn sẽ có thể trả lời ngay : Cột cờ Lũng Cú, Cổng trời Quản Bạ hay Cao nguyên đá Đồng Văn … thế nhưng ở Hà Giang còn rất rất nhiều những điểm đến đẹp mà chắc hẳn nhiều bạn chưa từng biết đến. Cùng Phượt chỉ điểm qua một vài nơi hấp dẫn để phù hợp với chuyến đi ngắn ngày của bạn, nếu có thời gian các bạn tự khám phá thêm bài viết Các địa điểm du lịch ở Hà Giang nhé.

Chơi gì

Chụp ảnh các loại hoa

Không chỉ mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng cao nguyên đá, Hà Giang còn có rất nhiều loại hoa hấp dẫn, phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm các bạn đến Hà Giang.

Hoa đào & Hoa mận

Hoa đào ở Sủng Là (Ảnh – rosafink26)

Hoa mận thường nở cùng thời điểm đầu năm với hoa đào (Ảnh – mq_hercules)

Cứ thời điểm cuối mùa đông, bắt đầu sang mùa xuân, khi cái lạnh đã giảm bớt và thời tiết ấm dần lên là mùa của 2 loài hoa này. Đến Hà Giang vào thời điểm này rất thích bởi không nhiều khách như mùa tam giác mạch.

Tam Giác Mạch

Hoa Tam Giác mạch giờ đã là biểu tượng của du lịch Hà Giang (Ảnh – cungphuot.info)

Từ một loài hoa vốn không có gì nổi bật, tam giác mạch đã trở thành biểu tượng của du lịch Hà Giang. Đã đến Hà Giang, nếu vào đúng thời điểm tháng 10-11 chắc hẳn các bạn không thể bỏ lỡ cơ hội để có những bức ảnh tuyệt đẹp với loài hoa này.

Hiện tại, ở Hà Giang rất nhiều tam giác mạch được trồng để phục vụ du khách. Tuy nhiên, để có những bức ảnh đẹp, các bạn nên dừng ở một số điểm như Thạch Sơn Thần (Quản Bạ), Sủng Là và Lũng Táo (Đồng Văn) hay cánh đồng Pả Vi (Mèo Vạc).

Hoa cải

Mùa hoa cải vàng Hà Giang có một chút khác biệt so với hoa cải trắng Mộc Châu (Ảnh – Bich Pham)

Hoa cải ở Hà Giang thường được gieo trồng trên những hốc đá hay những mảnh vườn quanh nhà, khác với màu cải trắng ở Mộc Châu, hoa cải Hà Giang mang màu vàng rực rỡ. Cải Hà Giang thường nở vào dịp cuối năm trước đến đầu năm sau.

Đi chợ phiên

Đến các phiên chợ vùng cao bạn có thể tìm hiểu được nhiều điều mới mẻ về phong tục của người dân địa phương (Ảnh – luan.pham0403)

Chợ phiên vùng cao luôn là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân địa phương. Ngoài mục đích trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu của đồng bào nơi đây. Tuy hiện nay, các phiên chợ ở Hà Giang đã có phần hiện đại hơn với đầy đủ các loại mặt hàng, từ nông sản cho đến đồ dùng điện tử nhưng nhiều nét văn hóa vẫn còn được lưu giữ. Nếu chưa từng trải nghiệm, các bạn nên sắm cho mình một chiếc khăn của người Mông, quấn lên đầu và làm vài vòng quanh chợ nhé.

Đi thuyền trên sông Nho Quế

Sông Nho Quế giờ đã là điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá Hà Giang (Ảnh – may.1208_)

Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở khu vực cực bắc Lũng Cú. Sau khi đi qua hẻm núi Tu Sản, chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc, sông Nho Quế tách ra chảy vào địa phận tỉnh Cao Bằng và cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Từ một vài năm gần đây, dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách muốn ngắm nhìn hẻm Tu Sản ngay dưới lòng sông.  Các bạn có thể lên thuyền tại bến của công ty thủy điện Nho Quế, ngay sát cầu Tràng Hương, hiện đây là bến thuyền duy nhất còn hoạt động

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn đi thuyền sông Nho Quế (Cập nhật 3/2024)

Chạy xe trên Mã Pì Lèng

Chạy xe máy trên đèo Mã Pì Lèng là một hành trình khó có thể quên, tuy vậy hãy đi thật cẩn thận các bạn nhé (Ảnh – dungdt.51aof)

Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc là một trong các địa điểm mà hầu hết các bạn đam mê du lịch đều muốn chinh phục ít nhất một lần. Cung đường đèo này dài khoảng 20km với khung cảnh vô cùng hùng vĩ. Nếu có khả năng lái xe, các bạn không nên bỏ lỡ trải nghiệm này.

Khám phá mốc biên giới

Hà Giang có khá nhiều cột mốc biên giới dễ tìm (Ảnh – _bowxinhh.1208)

Hà Giang là một trong các tỉnh phía Bắc có biên giới với Trung Quốc, các cột mốc biên giới ở Hà Giang bắt đầu từ mốc 172 đến mốc 517. Nhiều cột mốc khá dễ chinh phục vì nằm ngay sát các tuyến đường biên giới, nhưng cũng có những cột mốc các bạn phải leo bộ nhiều tiếng đồng hồ cùng người dẫn đường mới có thể tới nơi.

Thành phố Hà Giang

Cột mốc Km0

Cột Km0 nằm ở trung tâm Thành phố Hà Giang, điểm dừng đầu tiên của hầu hết các du khách (Ảnh – cungphuot.info)

Đây là mốc đánh dấu điểm khởi công của con đường Hạnh Phúc nối Tp Hà Giang và 4 huyện vùng cao nguyên đá. Đây cũng là điểm khởi đầu cho hành trình khám phá Hà Giang mà hầu hết du khách đều sẽ bắt gặp ở đây.

Quản Bạ

Chợ Quyết Tiến

Chợ Quyết Tiến, phiên chợ đầu tiên mà bạn sẽ gặp trên con đường chinh phục Hà Giang (Ảnh – cungphuot.info)

Xã Quyết Tiến yên bình mỗi tuần một lần lại có buổi chợ phiên, khoảng thời gian diễn ra chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi. Chợ Quyết Tiến họp vào mỗi sáng thứ 7 ở ngay sát Quốc lộ 4C, cách cổng trời Quản Bạ khoảng gần chục km.

Có lẽ nhiều bạn sẽ nhận xét rằng chợ phiên Hà Giang thì chỗ nào cũng vậy, trông cứ na ná nhau, vẫn những bộ quần áo sặc sỡ, bán những mặt hàng thường ngày, thường chỉ họp vào buổi sáng…Nếu là vậy thì Quyết Tiến có thể coi là phiên chợ vùng cao đầu tiên mà bạn găp trên chặng đường chinh phục Hà Giang. Đừng bỏ lỡ, sau khi xuất phát từ Tp Hà Giang chỉ khoảng hơn 1h các bạn sẽ tới Quyết Tiến, gửi xe và làm một vòng chợ, ăn một gói xôi ngũ sắc hay một món bất kỳ rồi vác máy ảnh chạy quanh chợ, bạn sẽ tự tìm ra những điểm riêng của phiên chợ này.

Cổng trời Quản Bạ

Núi đôi Quản Bạ từ điểm ngắm toàn cảnh trên cổng trời (Ảnh – break_away)

Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn.

Núi Đôi Quản Bạ

Núi đôi Quản Bạ trên cánh đồng Tam Sơn (Ảnh – cungphuot.info)

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách Thành phố Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.

Truyền thuyết kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.

Động Lùng Khúy

Động Lùng Khúy ở Quản Bạ (Ảnh – paigesharris)

Cách thị trấn Tam Sơn trung tâm huyện Quản Bạ chừng 3 km, hang Lùng Khúy trùng tên với bản Lùng Khúy xinh đẹp của người Mông sinh sống dưới chân núi. Trước khi được đưa vào khai thác du lịch, hang Lùng Khúy là nơi gắn chặt với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở bản Lùng Khúy.

Cây cô đơn

Cây cô đơn ở xã Cán Tỷ, Quản Bạ (Ảnh – k2hau)

Đây là một điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích, vị trí cây cô đơn này nằm ở xã Cán Tỷ, trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh. Các bạn chú ý là ngay chỗ cầu Cán Tỷ sẽ có 2 đường đi Yên Minh, đường phía dưới xa hơn nhưng là đường to đẹp hơn, đi xuyên qua rừng thông Yên Minh. Đường phía trên gần hơn sẽ đi qua điểm check-in này.

Yên Minh

Rừng thông Yên Minh

Từ Quản Bạ lên Yên Minh, QL 4C chạy dài với những rừng thông bên đường (Ảnh – cungphuot.info)

Yên Minh cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C chạy từ Cán Tỷ lên trung tậm phố huyện qua ba xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải có một cung đường đẹp như mơ khiến bạn tựa như đang đứng giữa Đà Lạt mông mơ vậy. Cung đường đẹp rừng thông Yên Minh bắt đầu từ đoạn xã Na Khê cho đến Thị trấn Yên Minh, đoạn quốc lộ 4C với hai bên đường bạt ngàn thông.

Chợ Bạch Đích

Chợ mốc 358 là phiên chợ họp ngay trên đường biên giới giữa 2 nước (Ảnh – Dong Duong)

Dọc theo đường Quốc lộ 4C từ Tp Hà Giang, sau khoảng 70km, đến địa phận xã Na Khê và cách thị trấn Yên Minh chừng 20 km thì rẽ trái (có biển chỉ dẫn) đi khoảng 20 cây số nữa là đến xã Bạch Đích. Bạch Đích là xã biên giới với 6 thôn bản giáp ranh Trung Quốc, tổng chiều dài đường biên hơn 7 km. Xã có một nét riêng, độc đáo, không nơi nào tại đây có được là có đến 3 phiên chợ trong một tháng, gồm: chợ Bản Muồng, chợ Mốc 358 và chợ trung tâm xã. Các chợ đều họp theo phiên vào ngày Thân và ngày Dần hằng tháng.

Nói đến chợ Mốc 358 hay còn gọi là chợ Mốc 9, đây vừa là chợ phiên, lại vừa là chợ cửa khẩu; nằm ngay bên chân mốc, đi thêm chục bước chân là chạm tới barier Cửa khẩu Bạch Đích. Chợ họp theo phiên, nếu không đúng phiên, cửa khẩu dù vẫn hoạt động bình thường nhưng khu chợ vắng bóng kẻ mua, người bán. Chợ Mốc 358 được thành lập từ năm 2007, là nơi giao lưu buôn bán và mua sắm hàng hóa giữa nhân dân địa phương với người dân phía bên kia biên giới. Chợ họp từ khoảng 6 giờ đến tầm 12 – 13 giờ trưa, các quầy hàng nằm dọc 2 phía biên giới, cách đường biên chừng 10m.

Du Già

Cung đường Du Già – Mậu Duệ (Ảnh – k.h.i.n)

Đây là một điểm đến tương đối hấp dẫn nhưng không nhiều người biết đến do đường xá đi lại hơi khó khăn. Trước kia, mỗi khi trời mưa thì tuyến đường này gần như thuộc dạng ác mộng với các bạn thích du lịch bụi. Sau này, cùng với sự phát triển của du lịch, đường vào Du Già đã tương đối dễ đi hơn nhiều, hầu hết các phương tiện đều có thể di chuyển tới đây.

Du Già với những cánh rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt, nằm trong quần thể Vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn; hệ sinh thái động, thực vật lên tới hàng nghìn loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm được bảo tồn. Nơi đây cũng có những thửa ruộng bậc thang và những dãy núi đá hùng vĩ, kiến tạo địa chất đặc trưng của Cao nguyên đá Đồng Văn.

Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Đến Đồng Văn, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy những con đường được bao quanh bởi núi đá như này (Ảnh – cungphuot.info)

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Trước năm 2018, đây là địa danh duy nhất của Việt Nam đạt được danh hiệu này. Sau đó lần lượt Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng được công nhận năm 2018, Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận năm 2020.

Dốc Thẩm Mã

Dốc Thẩm Mã, chặng đường đầu tiên cần vượt qua khi đến với Đồng Văn (Ảnh – cungphuot.info)

Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.

Phố Cáo

Phố Cáo mùa hoa đào (Ảnh – bi_tabu)

Xã Phố Cáo nằm ngay trên QL4C, nối Yên Minh với Đồng Văn. Nếu đến Phố Cáo vào những dịp bình thường, chắc các bạn sẽ không nhận thấy điều gì đặc biệt ở đây. Tuy vậy, nếu đi qua đây vào mùa xuân, cảnh tượng những bông hoa đào nở rực rỡ chắc hẳn sẽ níu giữ chân được nhiều du khách.

Phó Bảng

Trái ngược với Đồng Văn ồn ào và nhộn nhịp, Phó Bảng bình yên một cách lạ kỳ (Ảnh – emchung92)

Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu khiến bạn thấy bất ngờ.

Sau những dải mây hoa hồng, Phó Bảng nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo. Cả thị trấn chỉ có vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính và một vài nhánh nhỏ. Theo suốt dọc con đường chính, những ngôi nhà nhuốm màu sắc thời gian. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông và người Hoa. Những ngôi nhà trình tường có tuổi đời đã hơn trăm năm, cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương. Cuộc sống giản dị trôi qua từng ngày.

Sủng Là

Nhìn từ trên cao, Sủng Là đẹp như một bức tranh (Ảnh – black4ndwhite)

Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.

Sủng Là cũng là nơi có cánh đồng tam giác mạch được trồng ngay trong làng văn hóa thôn Lũng Cẩm, đây là một trong những cánh đồng tam giác mạch khá rộng và đẹp. Thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ và có hơn 63 hộ dân tộc Mông và Hán sinh sống lâu đời.

Nhà của Pao

Ngôi nhà là nơi bộ phim Chuyện của Pao được quay (Ảnh – hoanggphuong13)

Đây là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo người Mông, nơi đây đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Sau khi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim, ngôi nhà đã trở thành một điểm thu hút du khách.

Tam giác mạch Lũng Táo

Đồi hoa tam giác mạnh ở Lũng Táo (Ảnh – cungphuot.info)

Từ QL4C rẽ đi cột cờ Lũng Cú, các bạn đi khoảng một đoạn sẽ vào địa phận xã Lũng Táo. Ở đây có những đồi tam giác mạch trồng suốt cả một dải đồi, khung cảnh bao la và đẹp hơn rất nhiều khi chụp ảnh. Đồi tam giác mạch ở đây là một trong những điểm chụp ảnh tam giác mạch đầu tiên của Hà Giang trước kia.

Dinh Vương

Dinh Vương với vị trí rất đẹp được bao quanh bởi hàng cây sa mộc (Ảnh – cungphuot.info)

Trước khi khởi công xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện nằm trong quyền cai quản của mình để chọn địa thế đất. Cuối cùng, Vương Chính Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Xà Phìn, địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Đặc biệt, ở nơi đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của Vương Chính Đức sẽ thành về sau.

Cổng vào dinh là những bậc thang đá, 2 bên là những hàng cây sa mộc (Ảnh – cungphuot.info)

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi.

Ông Vương Chính Đức và gia đình (Ảnh chụp tại Dinh Vương bởi cungphuot.info)

Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.

Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung (Ảnh – cungphuot.info)

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Cột cờ Lũng Cú

Lũng Cú, biểu tượng đánh dấu lãnh thổ Tổ quốc nơi cực Bắc (Ảnh – cungphuot.info)

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú thực chất chưa phải là Cực Bắc của Việt Nam, điểm cực thực sự này nằm ở dưới dòng sông  Nho Quế, nơi mà phải mất cả ngày đường cùng với sự dẫn dắt của những người am hiểu bạn mới có thể đến. Hiện nay, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km đã có một mốc cực Bắc mang tính biểu tượng khác được xây dựng nằm tại bản Xéo Lủng.

Cột mốc 428

Mốc 428 là một trong những mốc biên giới Việt Trung khá đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang khi đây là mốc gần nhất với cực Bắc (Ảnh – Huyền Nguyễn Thị Thu)

Mốc 428 tuy chưa phải là điểm cực Bắc, nhưng nó là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc, đây là cột mốc biên giới Việt Trung gần nhất với điểm cực Bắc . Cột mốc cách dòng sông Nho Quế tầm 500m theo đường chim bay. Sông Nho Quế là con sông chung của Việt Nam và Trung Quốc nên nó đồng thời là ranh giới của 2 nước.

Mốc cực Bắc

Mốc cực Bắc tại bản Xéo Lủng (Ảnh – Du Già)

Tại bản Xéo Lủng (cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km), một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là điểm có thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ Quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh (mô phỏng Chùa Một Cột) bao quát dải biên cương của chóp nón Cực Bắc, nơi đây sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam .

Phố cổ Đồng Văn

Vào tối thứ 7 hàng tuần, khu phố cổ Đồng Văn trở thành chợ đêm phục vụ du khách (Ảnh – cungphuot.info)

Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Chợ Đồng Văn

Chợ cũ Đồng Văn trước kia họp ngay phía sát khu phố cổ (Ảnh – cungphuot.info)

Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.

Sau đó, do nhu cầu cần mở rộng, chợ được chuyển sang khu đất rộng đối diện (Ảnh – cungphuot.info)

Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.

Mèo Vạc

Đèo Mã Pì Lèng

Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc. Đây là một phần của công trình đường Hạnh Phúc, được xây dựng hoàn toàn bằng sức người (Ảnh – edwardkoluor)

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất nhiều giờ đồng hồ.

Vách Đá Thần

Cung đường Mã Pì Lèng – Vách Đá Thần rất đẹp và hùng vĩ (Ảnh – Ha Nguyen)

Đây là một cung đường dành cho các bạn yêu thích các hoạt động trekking, quãng đường chừng 5km bắt đầu từ khu vực đài tưởng niệm thanh niên xung phong. Đoạn đường đi bộ này ở ngay trên chính con đèo Mã Pì Lèng huyền thoại nên còn được gọi là Mã Pì Lèng B. Mặc dù có lan can chạy dọc theo con đường nhưng vẫn có những đoạn tương đối khó đi, các bạn nên cẩn thận khi di chuyển.

Hẻm Tu Sản

Hẻm Tu Sản nhìn từ trên đèo Mã Pì Lèng (Ảnh – zlightphotography)

Hẻm vực Tu Sản là vực sâu nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên tới 700 – 900 m, chiều dài tới 1,7 km, là danh thắng kỳ vỹ độc nhất của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Để xuống được hẻm Tu Sản, các bạn có xe máy có thể đi theo tuyến đường ở bản Tà Làng, Pải Lủng. Từ đây xuống tới bến thuyền phía dưới vào khoảng 8km với những đoạn đường đèo vô cùng dốc nhưng phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp.

Mã Pì Lèng Viewpoint

Vị trí của Mã Pì Lèng Viewpoint trước là địa điểm dừng chân duy nhất để ngắm cảnh sông Nho Quế (Ảnh – Trinh Minh Hai)

Nếu không có cơ hội xuống đến tận dòng Nho Quế để ngắm hẻm Tu Sản từ dưới, các bạn có thể dừng chân tại đây để có những bức ảnh chụp từ trên cao. Trước kia, nơi đây vốn chỉ là một mỏm đá với đường xuống khó, thường chỉ có các bạn trẻ trèo ra để chụp ảnh. Sau này, khi lượng khách du lịch đông lên, nơi đây đã được xây dựng thành nơi bán các đặc sản địa phương cùng với làm cầu thang dẫn xuống để thuận lợi hơn cho du khách.

Mã Pì Lèng Panorama

Sau nhiều ồn ào, nơi đây giờ trở thành điểm ngắm cảnh (Ảnh – Chung Luuthanh)

Vốn là một quán cafe, nhà nghỉ với tầm nhìn hướng thẳng xuống dòng sông Nho Quế. Tuy vậy, sau những ồn ào kéo dài hàng năm trời,  nơi đây giờ chỉ còn là một điểm để ngắm cảnh (có thu phí), không được phép kinh doanh dịch vụ ngủ nghỉ nữa.

Chợ đêm Mèo Vạc

Chợ đêm Mèo Vạc (Ảnh – hoanggphuong13)

Chợ đêm Mèo Vạc nằm trong khuôn viên chợ trung tâm huyện, với diện tích hơn 3.500 m2, được sắp xếp với các khu chính, gồm: Khu bán hàng lưu niệm và các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu; khu bán nước giải khát, đồ nướng; khu ẩm thực; khu tổ chức văn hóa – văn nghệ. Mỗi tối thứ 7 hàng tuần, sẽ có 3 – 4 đoàn trình diễn những làn điệu dân ca, hát đối giao duyên, múa, biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng để phục vụ công chúng.

Chợ tình Khâu Vai

Vài năm trở lại đây, Hà Giang thường tổ chức lễ hội chợ tình Khâu Vai ngay tại trung tâm xã (Ảnh – Báo Hà Giang)

Lễ hội chợ tình Khâu Vai hàng năm diễn ra tại Thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai từ ngày 25 đến hết 27/3 âm lịch. Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là chợ tình Phong Lưu nổi tiếng với sự độc đáo “độc nhất vô nhị” trên vùng Cao nguyên đá nơi địa đầu cực bắc, đây là nơi vô cùng lãng mạn của những đôi trai gái yêu nhau, nhưng không đến được với nhau, họ đến nơi đây để tìm lại bóng dáng người xưa ấy mà trái tim đã từng trao thương gửi nhớ. Đó là vào ngày tháng 3 âm lịch hàng năm, họ lại tìm về bên nhau để cùng tâm sự và chia sẻ về nhiều điều buồn vui trong cuộc sống với những cảm xúc nghẹn ngào khó tả.

Xín Cái

Con đường đi Xín Cái, Sơn Vĩ nhìn từ đèo Mã Pì Lèng (Ảnh – cungphuot.info)

Đây là xã đầu tiên trong 3 xã xa nhất của huyện Mèo Vạc. Con đường từ Mèo Vạc đi Xín Cái cũng chạy dọc sông Nho Quế, đến cầu Tràng Hương là điểm tương đối thấp mà các bạn có thể lội bộ xuống lòng sông trong những thời điểm cạn nước.

Thượng Phùng

Qua Xín Cái các bạn sẽ tới Thượng Phùng, nơi có cặp cửa khẩu phụ Săm Pun – Điền Bồng. Nếu đến đây vào ngày Mùi và ngày Sửu hàng tháng, các bạn còn có thể ghé thăm chợ bò Săm Pun ở thông Mỏ Phàng. Chợ là nơi trao đổi mua bán các loại gia súc của người dân khu vực biên giới 2 nước.

Sơn Vĩ

Đây là xã cuối cùng của Mèo Vạc, một xã biên giới hẻo lánh, nằm ở độ cao hơn 1000m và cách trung tâm huyện khoảng 50km. Do đường xá không thuận tiện, không có nhiều người biết tới Sơn Vĩ, có chăng chỉ là những bạn am thích tìm hiểu về mốc biên giới mò vào đây.

Các món ăn ngon và đặc sản Hà Giang

Hà Giang không chỉ được biết đến là một tỉnh miền núi với nhiều phong cảnh hùng vĩ, phong tục tập quán, những lễ hội phong phú, những dãy núi đá cao thật cao mà ở đây chúng ta còn thấy đó là một mảnh đất với nhiều sản vật của tự nhiên rất hấp dẫn và một trong những điểm hấp dẫn du khách đó chính là văn hóa ẩm thực là những món ăn được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trở thành món ăn lạ miệng, thú vị và ấn tượng đặc biệt chỉ có ở cao nguyên vùng cao Hà Giang

Ăn gì khi du lịch Hà Giang

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng, món ngon không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Giang (Ảnh – cungphuot.info)

Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.

Bánh cuốn trứng Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ, nhân thịt đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị riêng biệt.

Đây là món “vừa ăn vừa đợi”, người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Trứng không chín hẳn mà chín lòng đào, có vị béo ngậy, nhanh tay chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác với nước mắm thường thấy. Thực khách cũng có thể lựa chọn thêm miếng giò trắng ăn kèm. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang, phố cổ Đồng Văn và trong một số chợ.

Lẩu gà đen

Lẩu gà đen Đồng Văn (Ảnh – eric_phu_)

Cũng chỉ là món lẩu như bình thường nhưng nguyên liệu chính là gà đen, một loại gà nổi tiếng của người Mông, ăn kèm với các loại rau đặc sản vùng cao như cải mèo, bò khai… trong tiết trời se lạnh của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Xôi ngũ sắc

Cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó, xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc ở bất cứ phiên chợ nào của Hà Giang (Ảnh – cungphuot.info)

Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.

Cách chế biến xôi ngũ sắc của các  vùng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng vùng, họ có thể pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu cơ bản trên để tạo nên xôi ngũ sắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau… Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Sau khi nhuộm màu, đến công đoạn cuối cùng là đồ xôi. Khâu này đòi hỏi phải thật khéo léo mới có được món xôi như ý. Gạo ngâm màu nào dễ phai nhất được cho vào chõ đầu tiên, kế đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng. Phải đồ mỗi màu một chõ riêng. Có nơi bày thành bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu, có nơi bày theo hình ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi dùng khuôn gỗ đóng thành tháp, nhiều tầng…

Thắng cố Đồng Văn

Chảo thắng cố ít khi thiếu trong các phiên chợ vùng cao (Ảnh – hoanghoathon)

Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.

Chợ huyện Đồng Văn giờ đã được di chuyển sang vị trí khách, rộng hơn, kiên cố hóa, trông chẳng khác gì chợ dưới xuôi nhưng nhà cửa, mái che chẳng thể thay thế được những chiếc ô của bà con dân tộc. Vào giữa chợ, những gian hàng thắng cố được đặt sau khu bán đồ thực phẩm. Đồng bào Mông thường mang theo mèn mén, đến chợ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi (muỗng) gỗ. Bên cạnh bao giờ cũng có bát muối cùng với ớt tươi dầm thật cay. Một muôi thắng cố nóng với chút muối ớt sẽ rất đậm đà. Ăn thắng cố nhất thiết phải có bạn để hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe và cười vang chợ. Uống rượu đến độ ngà ngà sẽ hát và thổi khèn.

Cháo ấu tẩu

Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế.

Cháo ấu tẩu, món ăn không thể bỏ qua khi đến Hà Giang (Ảnh – thutrang26101992)

Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thành phố Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm… Nấu được bát cháo ấu tẩu thực không đơn giản. Củ ấu sau khi ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm trong vòng 4 tiếng. Gạo nếp cái hoa vàng được trộn với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị phụ thêm nữa. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều người gọi là cháo đắng.

Rất nhiều người khi đến với Hà Giang, nếu đã được thưởng thức một lần rồi sẽ tìm đến để ăn lại. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ giải cảm. Cháo đắng ở Hà Giang mùa nào cũng có, nhưng chỉ bán vào ban đêm. Mùa đông lạnh giá ở miền núi được ngồi trong không gian hàng quán ấm áp bếp hồng và thưởng thức món cháo ấu tẩu, cháo đắng Hà Giang cũng là một sự thích thú trong lối ăn chơi cho những người yêu thích khám phá điều mới lạ.

Mèn mén Hà Giang

Mèn mén là một món ăn phổ biến của đồng bảo vùng cao, nhất là khi không đủ gạo để ăn (Ảnh – hachi8)

Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.

Bánh tam giác mạch

Bánh tam giác mạch (Ảnh – iamhuong.mon)

Vào cuối mùa hoa tam giác mạch, người dân địa phương sẽ thu hoạch hạt cây rồi bán lại cho các hợp tác xã với giá khá cao. Điều này giúp người dân có thêm thu nhập. Loại hạt này rất nhỏ, chỉ bằng một nửa hạt đỗ đen. Vì được trồng trong tự nhiên nên tam giác mạch nơi đây không bị tác động bởi hóa chất độc hại.

Để làm được chiếc bánh thơm ngon như vậy, người dân phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Trước tiên, hạt tam giác mạch phải được phơi khô đủ độ rồi đem đi xay bằng tay. Quá trình xay cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn, đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Người ta nhào bột đã xay với nước rồi đóng thành khuôn, đem đi nướng. Giá thành của sản phẩm sau khi ra lò nóng hổi là 10.000-15.000 đồng một chiếc bánh. Dù không cao giá như nhiều món hàng ở những nơi khác nhưng bánh tam giác mạch đang góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá.

Bánh hạt dền

Bánh hạt dền (Ảnh – cungphuot.info)

Người mông gọi hạt rau dền là “sú tù” nghĩa là “gạo trời”. Hạt rau dền tròn, nhỏ như hạt vừng, có màu trắng trong. mỗi gia đình thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích trồng ngô, nhà ít cũng có hàng chục cân, nhà nhiều có tới cả tạ. Bà con giữ lại một ít làm giống cho vụ sau, còn lại để dành làm bánh. Sú tù được rang nổ tách vỏ, trắng và thơm, rồi nghiền thành bột, sau đó pha chế với mật ong bạc hà, mật mía hay đường làm bánh chè lam hoặc rang lên trộn với đường, mật rồi cán thành bánh bỏng.

Thắng dền

Thắng dền được bán trong những tối lạnh (Ảnh – vietlifetj)

Lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng. Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Bánh chưng gù

Bánh chưng gù Hà Giang (Ảnh – amytiramisu)

Tương truyền, hình ảnh người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy chính là nguồn cảm hứng để tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng gù Hà Giang. Chiếc bánh chưng dân tộc Tày đã trở thành món ngon lan xa bởi sự độc đáo trong nguyên liệu và cách chế biến đã tạo nên hương vị khác biệt.

Rêu nướng

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Quang Bình thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.

Rêu nướng là món ăn lạ của đồng bào vùng cao (Ảnh – ‎Xuân Bắc Motor GP‎ )

Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý… Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Người Tày thường có câu: “Quẹ chí áp, táp chí hơ”, có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín, khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

Cơm lam Bắc Mê

Nếu đến Bắc Mê, hãy nhớ thưởng thức món cơm lam (Ảnh – dinhhuy.96)

Hà Giang là một vùng phì nhiêu với những loại gạo nếp thơm ngon nổi tiếng thì cơm lam Bắc Mê đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.

Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . . Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín.

Đặc sản Hà Giang mua về làm quà

Rượu ngô Hà Giang

Rượu ngô là đặc sản Hà Giang chẳng bao giờ có thể thiếu trong các phiên chợ (Ảnh – cungphuot.info)

Trong mỗi phiên chợ, ngoài những thứ nông sản phục vụ đời sống, một “đặc sản” không thể thiếu được thường xuyên trao đổi buôn bán và dùng ngay tại chỗ là rượu ngô.

Rượu được nấu từ thứ ngô bản địa của Cao nguyên đá cùng với thứ men lá truyền thống nên khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và không gây mệt mỏi đau đầu. Rượu ngô có mặt trong tất cả các phiên chợ Hà Giang mà bạn đi qua, đây cũng là một thức uống không thể thiếu khi thưởng thức thắng cố.

Mật ong bạc hà Mèo Vạc

Mật ong bạc hà, đặc sản Mèo Vạc (Ảnh – Hằng Yên)

Từ lâu, sản phẩm mật ong Bạc hà đã được người tiêu dùng biết đến với chất lượng tốt, ong nuôi trong môi trường tự nhiên, nguồn mật được lấy từ hoa Bạc hà dại chỉ có trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Mật ong bạc hà được người dân ở đây sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa của các loại thảo mộc hoang dại. Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc.

Ba kích rừng Quản Bạ

Ba kích có thể mua trên đường từ Đồng Văn về Hà Giang, quanh khu vực huyện Quản Bạ (Ảnh – cungphuot.info)

Ba kích dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc là một loại dây leo thuộc họ Cà phê và có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích mọc hoang khá nhiều ở những khu rừng thứ sinh ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ, dưới tán những kiểu rừng lá rộng nhiệt đới ẩm. Những địa phương có nhiều loại cây này ở nước ta có thể kể đến như Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình…

Hồng không hạt Quản Bạ

Hồng không hạt là một trong 3 đặc sản Hà Giang được xác lập chỉ dẫn địa lý (Ảnh – cungphuot.info)

Hồng không hạt Quản Bạ đã có từ rất lâu đời, hiện nay vẫn còn có những cây hồng khoảng trên 300 năm tuổi tại xã Nghĩa Thuận. Sự thơm ngon nức tiếng của loại quả này được tạo thành nhờ các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý Quản Bạ. Cụ thể, Quản Bạ có độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phẳng, có nơi có độ dốc dưới 20 độ, tầng đất dày, ít bị xói mòn. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm nên hồng không hạt cho chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.

Khác với giống hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ là giống bản địa, đã được đồng bào các dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Tày, Bố Y…) trồng từ lâu đời, đồng thời nó được bảo tồn và phát triển. Hồng không hạt Quản Bạ có một số tính chất đặc thù so với các sản phẩm cùng loại như: Thịt quả giòn, ngọt, thơm, nhiều bột mịn; quả to, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển.

Cam Bắc Quang

Cam sành Hà Giang được trồng nhiều ở khu vực Bắc Quang (Ảnh – Li Trần)

Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Bắc Quang, thứ đến mới là chè. Có được điều đó là bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang. Ngoài màu sắc vàng sẫm, cuống nhỏ, cam sành Bắc Quang còn có mùi thơm rất đặc trưng, quả rắn, khi ăn rất thơm và ngọt.

Trà shan tuyết Fìn Hò

Trà Fìn Hò sau khi sấy khô (Ảnh – FB Fìn Hò Trà)

Cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ sống cheo leo ở độ cao hàng nghìn mét trên dãy núi Pìn Hò có khí hậu quanh năm mát mẻ. Fìn Hồ trà được chế biến từ búp chè 1 tôm và 2 lá non hái ở những cây chè Shan tuyết cổ thụ trên 200 tuổi tại vùng núi cao thôn Fìn Hồ – xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì. Quá trình canh tác và chế biến không sử dụng chất hóa học. Hương vị chè tại đây có vị thơm ngon, tinh khiết đặc biệt do thiên nhiên ban tặng bởi khí hậu thổ nhưỡng ở độ cao trên 1300m.

Một số lưu ý khi du lịch Hà Giang

  • Nếu đi xe máy, các bạn không nên theo va li, nhất là với những bạn từ miền Nam bay ra. Hãy sử dụng ba lô để đựng vật dụng cá nhân, va li tương đối cồng kềnh khi buộc ở phía sau xe máy làm trọng tâm của xe bị thay đổi, không thuận tiện lắm cho việc di chuyển.
  • Nếu đi xe máy từ Hà Nội, chỉ nên dừng ở Tp Hà Giang để đảm bảo an toàn. Khi lên đến Tp Hà Giang cũng khoảng 4-5h chiều, lúc này nếu di chuyển tiếp lên Quản Bạ thì khả năng cao sẽ gặp thời tiết sương mù ở ngay đoạn Quyết Tiến.
  • Chỉ nên tự lái xe đi lại ở Hà Giang nếu bạn đi xe máy khá vững, tốt nhất là có kinh nghiệm đi xe máy đường núi bởi ở Hà Giang có nhiều các đoạn cua tay áo, rất nguy hiểm khi xuống dốc. Bạn nên tham khảo bài viết kinh nghiệm đi xe máy đi phượt, nếu lần đầu bạn đi xe hãy tham khảo bài viết Lần đầu đi phượt.
  • Nếu thuê xe máy ở Hà Giang, hãy luôn nhớ kiểm tra xe trước khi nhận. Xe phải có ít nhất 1 gương trái (khuyến khích nên có 2 gương để có tầm nhìn phía sau tốt).
  • Hãy sử dụng mũ bảo hiểm kín ít nhất 3/4 đầu để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng những loại mũ bảo hiểm rẻ tiền, chất lượng thấp. Hãy nhớ, tính mạng các bạn là trên hết. Nếu thuê xe ở Hà Giang, hầu hết hiện tại các cửa hàng đều đã trang bị sẵn cho khách sử dụng
  • Nếu xuất phát từ Tp Hà Giang, hãy đổ đầy xăng ở Tp Hà Giang, Yên Minh, Đồng Văn và đổ thêm một ít ở Quản Bạ trong ngày về, bạn sẽ không bị thừa quá nhiều xăng khi trả xe.
  • Vào những ngày có nhiều sương mù, mưa phùn, các bạn tuyệt đối không đi trên đường quá muộn (khoảng 5-6h chiều), tốt nhất hãy cố gắng đến điểm kết thúc hành trình khi trời vẫn còn sáng. Hà Giang có một số đoạn đường mà khi mù tầm nhìn vô cùng hạn chế, rất nguy hiểm khi di chuyển.
  • Vào mùa cao điểm, luôn đặt phòng khách sạn/nhà nghỉ/homestay cũng như vé xe khách giường nằm trước thời điểm đi khoảng 5-7 ngày để đảm bảo được giữ chỗ. Gần đến ngày đi hãy gọi điện xác nhận lại.

Lịch trình du lịch Hà Giang

Một số lịch trình phượt Hà Giang cho bạn tham khảo (Ảnh -cungphuot.info)

Thường thì với những bạn lần đầu tiên đi Hà Giang thì nên sắp xếp thời gian đi khoảng 3 ngày 4 đêm, khoảng thời gian này được coi là vừa đủ để bạn khám phá những điều thú vị ở mảnh đất này. Cùng Phượt gợi ý cho các bạn một số lịch trình tham khảo khi đi phượt Hà Giang để các bạn dễ dàng hình dung và lên lịch trình riêng cho mình nhé.

Hà Nội – Hà Giang 2 ngày 3 đêm

Lịch trình này phù hợp với những bạn  hạn chế về mặt thời gian, tuy nhiên đi theo lịch trình này những điểm đến tại Hà Giang sẽ không được nhiều lắm.

– Tối thứ 6 bắt xe giường nằm lên thành phố Hà Giang, lịch trình 2 ngày 3 đêm này chi phí thuê xe máy ở Hà Giang sẽ rẻ hơn so với việc các bạn tự mang xe đi.

– Sáng thứ 7 khoảng 4-5 h sáng các bạn đã có mặt tại thành phố Hà Giang, nhận xe máy, ăn sáng, đổ xăng rồi bắt đầu hành trình

– Thành phố Hà Giang – Dốc Bắc Sum – Chợ Quyết Tiến – Cổng trời Quản Bạ – Thị trấn Tam Sơn – Rừng thông Yên Minh – Huyện Yên Minh (Khoảng 100km) – Sủng Là – Dinh vua Mèo – Cột cờ Lũng Cú – Thị trấn Đồng Văn (90km). Tối ngủ tại Đồng Văn, ăn tối thưởng thức cafe phố cổ

– Sáng chủ nhật dậy sớm ăn sáng, thăm quan chợ Đồng Văn, dạo chơi phố cổ Đồng Văn. Khoảng 10h sáng rời Đồng Văn đi Mèo Vạc tham quan đèo Mã Pì Lèng đỉnh đèo được giới du lịch bụi tôn vinh là 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền Bắc. Trưa ăn tại Mèo Vạc rồi chạy thẳng về thành phố Hà Giang, chiều tối có mặt ở Hà Giang nghỉ ngơi tắm rửa rồi tối lên xe về Hà Nội

– Sáng thứ 2 có mặt ở Hà Nội

Hà Giang – Đồng Văn – Du Già

Thông tin chung : Đây là lịch trình phổ biến cho các bạn lần đầu khám phá Hà Giang, không quá dài nhưng cũng đủ để bạn tìm hiểu về văn hóa của người dân nơi địa đầu tổ quốc này

Ngày 1 : Hà Nội – Hà Giang

Tối thứ 5 bắt xe giường nằm lên thành phố Hà Giang, thuê xe tại thành phố Hà Giang hoặc gửi xe máy theo từ Hà Nội nếu bạn không thể thuê xe.

Ngày 2 : Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Phó Bảng – Sủng Là – Đồng Văn

– 7h00 : Ăn sáng + Đổ xăng

– 7h30 – 9h30 : Hà Giang – Quản Bạ (46km) – Thăm quan Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ nếu ngày thứ 2 của bạn trùng vào sáng thú 7 bạn sẽ có cơ hội đến thăm Chợ Quyết Tiến

– 11h00 – 12h00 : Quản Bạ – Yên Minh (50km) trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh

– 13h30 – 15h00 : Yên Minh – Phó Bảng (40km) bắt đầu từ đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Tới thăm Phó Bảng thị trấn ngủ quên.

– 15h00 – 16h30 : Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với Sủng Là, nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao

– 16h30 – 17h30 : Sủng Là – Đồng Văn. Tối nghỉ tại Đồng Văn và thăm quan cafe Phố Cổ

Ngày 3 : Đồng Văn – Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc

– 7h00 – 9h00 : Ăn sáng. Dạo chơi chợ Đồng Văn nếu đúng ngày chợ họp, thăm quan phố cổ Đồng Văn một khu phố với vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi

– 9h00 – 11h30 : Đồng Văn – Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) – Đồng Văn (15km) lên với điểm cực Bắc của Việt Nam,rồi rời Lũng Cú về Dinh Vua Mèo Vương Chí Sình. Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn

– 13h30 – 15h30 : Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền  Bắc

– 15h30 – 17h00 : Về Mèo Vạc thăm quan một số địa điểm. Tham khảo các địa điểm du lịch ở Mèo Vạc . Tối nghỉ tại Mèo Vạc

Ngày 4 : Mèo Vạc – Mậu Duệ – Du Già (tùy thời tiết) – Yên Minh – Hà Giang

– 7h00 : Ăn sáng

– 7h30 – 12h30 : Mèo Vạc – Yên Minh – Quản Bạ. Dạo chơi 1 số địa điểm du lịch tại Quản Bạ rồi quay lại Quản Bạ ăn trưa

– 13h30 – 16h00 : Quản Bạ – Hà Giang . Nghỉ ngơi tại thành phố Hà Giang đợi 8h lên xe bus. Sáng sớm ngày thứ 5 có mặt tại Hà Nội

Hà Nội – Hà Giang – Ba Bể 

Lịch trình này bạn có thể chạy thành 1 vòng khép kín với đi về là 2 đường khác nhau. Tuy vậy các bạn cần sử dụng phương tiện cá nhân (ô tô hoặc xe máy đều được)

Ngày 1 : Hà Nội – Hà Giang

Ngày này các bạn di chuyển từ Hà Nội lên Hà Giang nhé, thời gian vào khoảng 8 tiếng.

Ngày 2 : Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Phó Bảng – Sủng Là – Đồng Văn

– 7h00 : Ăn sáng + Đổ xăng

– 7h30 – 9h30 : Hà Giang – Quản Bạ (46km) – Thăm quan Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ nếu ngày thứ 2 của bạn trùng vào sáng thú 7 bạn sẽ có cơ hội đến thăm Chợ Quyết Tiến

– 11h00 – 12h00 : Quản Bạ – Yên Minh (50km) trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh

– 13h30 – 15h00 : Yên Minh – Phó Bảng (40km) bắt đầu từ đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Tới thăm Phó Bảng thị trấn ngủ quên.

– 15h00 – 16h30 : Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với Sủng Là, nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao

– 16h30 – 17h30 : Sủng Là – Đồng Văn. Tối nghỉ tại Đồng Văn và thăm quan cafe Phố Cổ

Ngày 3 : Đồng Văn – Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc

– 7h00 – 9h00 : Ăn sáng. Dạo chơi chợ Đồng Văn nếu đúng ngày chợ họp, thăm quan phố cổ Đồng Văn một khu phố với vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi

– 9h00 – 11h30 : Đồng Văn – Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) – Đồng Văn (15km) lên với điểm cực Bắc của Việt Nam,rồi rời Lũng Cú về Dinh Vua Mèo Vương Chí Sình. Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn

– 13h30 – 15h30 : Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền  Bắc hoặc xuống bến thuyền dưới sông Nho Quế để ngắm nhìn hẻm Tu Sản.

– 15h30 – 17h00 : Về Mèo Vạc thăm quan một số địa điểm. Tối nghỉ tại Mèo Vạc

Ngày 4 : Mèo Vạc – Niêm Sơn – Bảo Lạc – Pia Oắc – Tĩnh Túc – Ba Bể (200km)

– 7h00 : Ăn sáng, đổ xăng và buộc đồ

– 7h30 – 11h00 : Chạy từ Mèo Vạc theo đường Niêm Sơn sang Bảo Lạc, đi về phía Tĩnh Túc, đến ngã 3 cách Tĩnh Túc khoảng 5km rẽ phải vào đường đi mấy xã Phan Thanh, Ca Thành của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nghỉ ngơi ăn trưa trên đường. Dọc đường này sẽ đi qua khu vực biệt thự ma (biệt thự xây từ thời Pháp)

– 13h00 –  17h00 :  Chạy về Ba Bể nghỉ ngơi ăn tối, tối có thể đi dạo quanh khu vực vườn quốc gia ba bể

Ngày 5 : Ba Bể – Phủ Thông – Bắc Kạn – Hà Nội (220km)

– 7h00 : Dậy ăn sáng và đi thăm quan khu vực vườn quốc gia ba bể, thuê thuyền đi ngắm hồ ba bể ( tùy thuộc vào thời gian thực tế )

– 11h00 : Xuất phát về Hà Nội, chiều tối có mặt tại Hà Nội

Tìm trên google

  • kinh nghiệm du lịch Hà Giang 2024
  • du lịch Hà Giang tháng 3
  • tháng 3 Hà Giang có gì đẹp
  • review Hà Giang
  • hướng dẫn đi Hà Giang tự túc
  • ăn gì ở Hà Giang
  • phượt Hà Giang bằng xe máy
  • Hà Giang ở đâu
  • đường đi tới Hà Giang
  • chơi gì ở Hà Giang
  • đi Hà Giang mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Hà Giang
  • homestay giá rẻ Hà Giang
4.5/5 - (1337 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Giang

HÀ GIANG

Vị trí Hà Giang trên bản đồ Việt Nam

nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang. Địa phương có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu.

Bạn có biết: Với chiều dài 185 km, con đường mang tên Hạnh Phúc được nối từ thành phố Hà Giang xuyên cao nguyên đá Đồng Văn là con đường được hoàn thành toàn bộ bằng sức người.

  • Diện tích: 7.927,55 km²
  • Dân số: 887.100 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 10 huyện
  • Vùng: Đông Bắc
  • Mã điện thoại: 219
  • Biển số xe: 23