Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt – Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An GiangKiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Căm-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, CôngpôngChàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km. Tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia cho các bạn quan tâm.

Các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia kéo dài từ Kon Tum đến tận An Giang (Ảnh – Wikipedia)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả Wikipedia, Viet Nguyen, Trần Kim Loan, Trí Nguyễn, Quang Đại Trần, Che Trung Hieu, ToNy Tèo, Thùy Linh, Chinh Bui, Dian Dhalimarta, Duc Minh, Khoa Nguyễn Đăng, Luong Hien, Google, Inc, Nguyễn Nguyễn Tài, Mộc Văn, Lê Thanh Sơn, Lê Nguyễn, Vườn Sứ Khánh Hoà, Uve Kriemann, Thanh Kha), Khaiser Huynh, FB Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu, Long Hoang, Tho Huỳnh nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Kon Tum

Kon Tum có đường biên giới dài 280,7 km tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia. Trong đó, tuyến biên giới Việt Nam – Lào dài 142,4 km, Việt Nam – Campuchia dài 138,3 km.

Cửa khẩu Đăk Kôi

Đây là cửa khẩu tại vùng đất xã Pờ Y huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. Cửa khẩu Đăk Kôi thông thương sang cửa khẩu Kon Tuy Neak ở xã Ta Veaeng Loeu (Tà Veng Lơ), huyện Ta Veaeng tỉnh Ratanakiri, Campuchia. Cửa khẩu Đăk Kôi ở cách ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia cỡ gần 4 km theo đường thẳng về hướng nam đông nam.

Gia Lai

Gia Lai là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển CLV với 90 km đường biên giới giáp tỉnh Ratanakiri- Vương quốc Campuchia.

Cửa khẩu Lệ Thanh

Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Ảnh – Viet Nguyen)

Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) cách thành phố Pleiku khoảng 75km. Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 rẽ sang quốc lộ 19 qua thị trấn Chư Ty sẽ tới cửa khẩu Lệ Thanh. Đây là một cửa khẩu Quốc tế nối với cửa khẩu Oyadav, tỉnh Ratanakiri của Campuchia.

Nằm trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh hội đủ các điều kiện để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Trong tương lai không xa, đây hứa hẹn sẽ trở thành một đô thị trên khu vực biên giới.

Đăk Lăk

Cửa khẩu Đăk Ruê

Cửa khẩu Đăk Ruê (Ảnh – Trần Kim Loan)

Đây là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Ea Bung, huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk, thông thương với cửa khẩu Chi Miet tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Cửa khẩu Đăk Ruê nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 120 Km về phía Tây Bắc và tiếp giáp với huyện Kaoh Nheaek tỉnh Mondulkiri, Campuchia.

Đăk Nông

Cửa khẩu Đăk Peur

Cửa khẩu Đăk Peur (Ảnh – Trí Nguyễn)

Còn được viết là cửa khẩu Đăk Per hay Đăk Pơ, là cửa khẩu trên vùng đất xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Cửa khẩu Đăk Peur thông thương với cửa khẩu Nam Lieou thuộc tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Cửa khẩu Đăk Peur nằm cách Quốc lộ 14 khoảng 4 km, cách thị trấn Đăk Mil khoảng 8 km, cách Thành phố Gia Nghĩa khoảng 60 km về phía Đông Nam, và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây Nam. Về phía Campuchia, từ cửa khẩu Đăk Per nằm đến trung tâm huyện Pechr Chenda khoảng 35 km, đến tỉnh lỵ Muldulkiri, Campuchia khoảng 40 km, đến trung tâm huyện lỵ Cô Nhéc khoảng 100 km.

Cửa khẩu Bu Prăng

Cửa khẩu Bu Prăng (Ảnh – Quang Đại Trần)

Cửa khẩu Bup’răng hay Cửa khẩu Bu Prăng là cửa khẩu có đường biên giới nối liền xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông với cửa khẩu ÔRaing, tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Cửa khẩu Bu Prăng là cửa ngõ giao thông, buôn bán giữa Việt Nam với Campuchia, cách Thành phố Gia Nghĩa khoảng 81 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 125 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 247 km.

Bình Phước

Cửa khẩu Hoa Lư

Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư (Ảnh – Che Trung Hieu)

Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý – kinh tế, nằm ở trên địa bàn huyện Lộc Ninh, Bình Phước cách thành phố Hồ Chí Minh 150Km, cách thủ đô Phnômpênh 300 km, nên rất thuận tiện cho việc thông thương hàng hóa và du lịch khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cửa ngõ quan trọng về đường bộ và đường sắt ra quốc tế của tỉnh Bình Phước.

Cửa khẩu Hoàng Diệu

Biên giới Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu Hoàng Diệu. Cổng chào cửa khẩu trước đây đã bị tháo dỡ để xây mới (Ảnh – ToNy Tèo)

Cửa khẩu quốc gia Hoàng Diệu thuộc địa phận xã Hưng Phước, huyện Phước Long nối với cửa khẩu Lapakhe huyện Munđikiri của Campuchia.

Cửa khẩu Lộc Thịnh

Cửa khẩu Tà Vát, tên gọi trước đây của cửa khẩu Lộc Thịnh (Ảnh – Thùy Linh)

Cửa khẩu Lộc Thịnh nằm trên địa bàn xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, trước đây có tên là cửa khẩu Tà Vát được nâng cấp lên thành cửa khẩu Quốc gia vào ngày 7/3/2013. Trong tương lai khi đường sắt xuyên á được đưa vào sử dụng song song với quốc lộ 13, cửa khẩu Lộc Thịnh sẽ là cửa ngõ thuận tiện để đi du lịch Phnompenh, Xiêm Riệp.

Cửa khẩu Tân Tiến

Cửa khẩu phụ Tân Tiến thuộc xã Tân Thành, huyện Bù Đốp đối diện là xã Pithanu, huyện Sanuol, tỉnh Kratie, hoạt động từ tháng 7-2004.

Cửa khẩu Tống Lê Chân

Cửa khẩu Tống Lê Chân (Ảnh – Chinh Bui)

Đây là cửa khẩu tại vùng đất xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh và thông thương với cửa khẩu Sa Tum tỉnh Kampong Cham, Campuchia.

Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có đường biên giới dài khoảng 240 km, giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tboung Khmum.

Cửa khẩu Mộc Bài

Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (Ảnh – Dian Dhalimarta)

Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây -Trung Quốc ). Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km.

Cửa khẩu Xa Mát

Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát (Ảnh – Duc Minh)

Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế.

Cửa khẩu Tân Nam

Cửa khẩu Tân Nam (Ảnh – Khoa Nguyễn Đăng)

Cửa khẩu Tân Nam là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Tân Bình huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Cửa khẩu Tân Nam thông thương với cửa khẩu Meanchey, xã Krabau, huyện Kamchay Mear, tỉnh Prey Veng của Vương quốc Campuchia. Cửa khẩu Tân Nam được nâng cấp lên cửa khẩu Quốc tế tháng 10/2017.

Cửa khẩu Kà Tum

Cửa khẩu Kà Tum (Ảnh – Luong Hien)

Cửa khẩu Kà Tum là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Kà Tum thuộc xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, thông thương với cửa khẩu Chan Moul huyện Memot, tỉnh Kampong Cham, Campuchia.

Cửa khẩu Phước Tân

Trạm kiểm soát cửa khẩu Bosmon bên phía nước bạn Campuchia (Ảnh – Google, Inc)

Cửa khẩu Phước Tân là cửa khẩu tại vùng đất thôn Phước Tân xã Thành Long huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, thông thương với cửa khẩu Bos Mon (Bốt Môn) huyện Romdoul tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Cửa khẩu Phước Tân cùng với dãy các cửa khẩu sang Campuchia là cửa ngõ cho dân cờ bạc sang các casino Campuchia để đánh bạc.

Cửa khẩu Chàng Riệc

Cửa khẩu Chàng Riệc (Ảnh – Nguyễn Nguyễn Tài)

Cửa khẩu chính Chàng Riệc cách tỉnh lộ 792 của huyện Tân Biên (Tây Ninh) khoảng 100 m, gần cột mốc biên giới số 110, tiếp giáp với cửa khẩu Đa, thuộc xã Đa, huyện Me Mot, tỉnh Tbung Khmum (Campuchia) và cách quốc lộ 7 của Campuchia khoảng 1 km.

Cửa khẩu Vạc Sa

Cửa khẩu Vạc Sa cách trung tâm xã Tân Hà, Tân Châu, Tây Ninh chỉ khoảng hơn 4 km. Tuy chỉ là cửa khẩu phụ nhưng hoạt động giao thương, trao đổi hàng hoá giữa người dân hai nước diễn ra khá nhộn nhịp. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Doun Rodth tỉnh Kampong Cham, Campuchia

Cửa khẩu Tà Nông

Đây là một cửa khẩu phụ thuộc xã Hòa Thạnh, Châu Thành, Tây Ninh. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu tương ứng thuộc tỉnh Svayrieng, Campuchia.

Long An

Cửa khẩu Bình Hiệp

Cửa khẩu Bình Hiệp (Ảnh – Mộc Văn)

Ngày 11/1/2011 cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Bên kia biên giới, Chính phủ Vương quốc Campuchia cũng đã quyết định nâng cấp cửa khẩu quốc gia BrâyVo thành của khẩu quốc tế. Vùng biên giới Mộc Hóa như đang được đánh thức khi cặp cửa khẩu quốc tế này được khai thông.

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Trạm kiểm soát biên phòng tại cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Ảnh – Lê Thanh Sơn)

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây thuộc địa phận xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Long An, cách cách tỉnh lỵ Svây-Riêng khoảng 70 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, rất thuận lợi trong giao lưu thương mại quốc tế do khoảng cách đến các cảng quốc tế tại TP.HCM và Long An gần hơn so với các cửa khẩu khác.

Đồng Tháp

Cửa khẩu Dinh Bà

Cửa khẩu Dinh Bà (Ảnh – Lê Nguyễn)

Dinh Bà là cửa khẩu quốc tế, thuộc xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đây là điểm cuối của Quốc lộ 30 (Km 120 + 000). Ranh giới Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng. Cửa khẩu Dinh Bà nối cửa khẩu Bon Tia Chak Cray tại Campuchia.

Cửa khẩu Thường Phước

Khá nhiều khách du lịch chọn Thường Phước để xuất cảnh sang Campuchia (Ảnh – Vườn Sứ Khánh Hoà)

Thường Phước là cửa khẩu quốc tế đường sông , thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ranh giới Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng. Cửa khẩu Thường Phước nối cửa khẩu Côk Rô Ca tại Campuchia.

Cửa khẩu Sở Thượng

Cửa khẩu Thông Bình

Đây là một cửa khẩu phụ nằm trên địa bàn xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp. Cửa khẩu này thông thương với nước bạn Campuchia qua cửa khẩu PèmTia (Prey Veng).

Cửa khẩu Mộc Rá

Cửa khẩu Á Đôn

Cửa khẩu Bình Phú

Bình Phú là cửa khẩu phụ thuộc xã  Bình Phú, Hồng Ngự. Thông thương với Campuachia qua cửa khẩu Tua Khơ Lốt thuộc tỉnh Prayven.

An Giang

Cửa khẩu Vĩnh Xương

Vĩnh Xương và Thường Phước nối thành biên giới đường sông với Campuchia (Ảnh – Uve Kriemann)

Cửa khẩu Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế đường sông, thuộc Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Cửa khẩu Vĩnh Xương và Thường Phước là 2 điểm nối tạo thành biên giới đường sông của Việt Nam và Campuchia. Cửa khẩu Vĩnh Xương nối với cửa khẩu Ca Om Sam No của Campuchia.

Cửa khẩu Tịnh Biên

Cửa khẩu Tịnh Biên (Ảnh – Thanh Kha)

Cửa khẩu Tịnh Biên nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên, An Giang. Nằm trên trục quốc lộ 91 và ở phía tây của tỉnh. Cửa khẩu cách Tp Hồ Chí Minh khoảng gần 300km.

Cửa khẩu Khánh Bình

Bến phà ngay tại cửa khẩu Khánh Bình (Ảnh – Khaiser Huynh)

Cửa khẩu Khánh Bình thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, nối với nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu Chrây Thum tương ứng. Ngay tại cửa khẩu Khánh Bình là bến phà trên sông Bình Di, biên giới trên sông của 2 nước.

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (Ảnh – FB Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu.)

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là cửa khẩu Quốc Gia nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đây là nơi trao đổi hàng hóa chính thông qua cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Kompong Krosang với tỉnh Tà Keo của Campuchia.

Kiên Giang

Cửa khẩu Hà Tiên

Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Ảnh – Long Hoang)

Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên nằm cách Thành phố Hà Tiên khoảng 7 km, nối với cửa khẩu Prek Chak, tỉnh Kampot, Campuchia.

Cửa khẩu Giang Thành

Cửa khẩu Giang Thành (Ảnh – Tho Huỳnh)

Cửa khẩu Giang Thành là cửa khẩu Quốc gia nằm trên địa bàn xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tương ứng bên phía Campuchia là cửa khẩu Tonhon huyện Konpong Track tỉnh Kampot.

Tìm trên Google :

  • cửa khẩu việt cam
  • các cửa khẩu với campuchia
  • cửa khẩu quốc tế campuchia
  • cửa khẩu ở biên giới việt nam campuchia
  • cửa khẩu giữa việt nam cam pu chia
4.2/5 - (13 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Việt Cam

BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA

Vị trí giữa Việt Nam và Campuchia trên bản đồ thế giới

Trải qua các triều đại phong kiến, giữa Việt Nam và Campuchia đã hình thành biên giới lịch sử nhưng cơ bản chỉ ở dạng các ranh giới vùng-miền. Trong thời kỳ thực dân, biên giới giữa hai nước có nhiều biến động bởi sự điều chỉnh của Toàn quyền Đông Dương. Đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương (1954), toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản.

Đường biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia dài khoảng 1.137km, đi qua 113 xã (phường, thị trấn), 35 huyện (thị, thành phố), thuộc 10 tỉnh của Việt Nam; lực lượng bảo vệ biên giới của ta gồm: 95 đồn Biên phòng trên biên giới, 68 Trạm kiểm soát. Phía Campuchia gồm 09 tỉnh là: Rattanakiri, Mondunkiri, Croche, Tbong Khmum, Prây Veng, Svay Riêng, Kan Dal, Ta Keo và Kam Pốt; Campuchia đóng 89 đồn, 12 tiểu đoàn, 34 trạm và 101 chốt.

Địa hình các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia có hai dạng khác nhau, thấp dần từ Kon Tum đến Bình Phước. Các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước rừng núi phức tạp, có nhiều đường mòn qua lại biên giới. Các tỉnh từ Tây Ninh đến Kiên Giang địa hình đồng bằng có nhiều kênh rạch, sông ngòi.