Huyền ảo động Ngườm Ngao, kiệt tác địa chất thú vị của Cao Bằng

Huyền ảo động Ngườm Ngao, kiệt tác địa chất thú vị của Cao Bằng

Cùng Phượt – Động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng hơn 90km và cách thác Bản Giốc 5 km. Đây được coi là một trong những món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Cao Bằng.

Cổng chính vào động Ngườm Ngao (Ảnh – cungphuot.info)

Động Ngườm Ngao được phát hiện năm 1921, đưa vào khai thác du lịch năm 1996 và được công nhận là danh thắng cấp quốc gia năm 1998. Vào năm 2021 nhân kỷ niệm 100 năm khám phá động Ngườm Ngao, ngày 18/12 tuyến du lịch nhánh Bản Thuôn của động Ngườm Ngao chính thức đi vào hoạt động.

Động Ngườm Ngao nằm không quá xa Thác Bản Giốc, một địa điểm nổi tiếng của Cao Bằng (Ảnh – cungphuot.info)

Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là Động Hổ. Tuy nhiên, cũng có thuyết lí giải rằng những tiếng gầm rú được phát ra do tiếng suối nước chảy trong động, nghe giống tiếng gầm của hổ dữ, vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao.

Trong động hiện đã được xây dựng tuyến đường tham quan chạy dọc theo chiều dài của động cùng với hệ thống đèn chiếu sáng, tạo thuận lợi hơn cho du khách (Ảnh – cungphuot.info)

Phần động được Hội Hang động Hoàng gia Anh khảo sát năm 1995 dài 2.144m với 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hang động này là hang động đá vôi chứa nhiều hóa thạch San hô,Huệ biển, được thành tạo ở vùng biển cổ cách ngày nay khoảng 400 triệu năm.. Vào mùa hè, nhiệt độ trong hang động tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, vào mùa đông thì lại rất ấm áp.

Trong lòng động rất rộng với vô vàn nhũ thạch (Ảnh – cungphuot.info)

Trong động có nhiều buồng, tầng, bậc thang, hành lang đủ mọi kích cỡ; nhiều nhũ đá, măng đá, cột, rèm, riềm đá… đủ mọi hình dáng.

Khối nhũ đá trông như thác nước treo mình trong hang (Ảnh – cungphuot.info)

Tất cả đều do thiên nhiên tạo nên mang đến một cảnh quan tuyệt sắc và kỳ ảo có “một không hai.”

Nhiều đoạn trong động, nhũ đá sáng lấp lánh như những ngôi sao trên trời đêm (Ảnh – cungphuot.info)

Đặc biệt nhũ đá trong động có màu khác hẳn với những hang động ở địa phương khác bởi lượng canxi pha nhiều tạp chất, phản chiếu ánh sáng lung linh, huyền ảo.

Khối nhũ có hình đài sen úp ngược (Ảnh – cungphuot.info)

Nổi bật trong số các khối nhũ đá là khối đài sen úp ngược và cột đá cô đơn. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị phật ngồi trên đài sen tu mãi mà không thành chính quả. Vì quá buồn chán, nản chí nên ngài đã úp ngược đài sen xuống, còn mình thì biến thành cột đá đứng bên cạnh. Về mùa mưa, nước từ những cánh hoa nhỏ nước xuống vừa đẹp mắt vừa vui tai.

Thỉnh thoảng trong động cũng có một vài đoạn mà du khách phải cúi người mới có thể vượt qua (Ảnh – cungphuot.info)

Càng đi sâu vào trong lòng động, vẻ đẹp càng lung linh, quyến rũ. Nhiều ngóc ngách chỉ một người đi lọt, hay có đoạn nhũ đá từ trần hang đột ngột chắn ngang lối đi, phải cúi gập người mới qua được.

Những thửa ruộng bậc thang trong động Ngườm Ngao (Ảnh – cungphuot.info)

Nét độc đáo tạo thành điểm nhấn của danh thắng Ngườm Ngao còn là những thửa ruộng bậc thang do sàn đá vôi bị xâm thực và phong hóa nhiều triệu năm tạo thành. Đôi khi, du khách sẽ bắt gặp những con suối nhỏ trong động, nước chảy róc rách.

Hiện động Ngườm Ngao đang có 2 tuyến tham quan, nếu không phải người ưa thích mạo hiểm các bạn chỉ cần tham quan tuyến 1 (Ảnh – cungphuot.info)

Đến với mảnh đất biên cương Trùng Khánh, ngoài thác Bản Giốc các bạn cũng đừng quên ghé thăm làng đá cổ Khuổi Ky cùng các tuyến khám phá hang động kỳ ảo Ngườm Ngao nhé.

5/5 - (2 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11