Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Cùng Phượt – Từng là căn cứ quân sự nhằm chống lại nhà Lê – Trịnh vào thế kỷ 16-17, hiện nay thành nhà Mạc tại Lạng Sơn chỉ còn lại khoảng 300 m tường thành kiên cố.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê – Trịnh.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Dựa vào thế của 3 ngọn núi cao hàng chục mét, trong đó có núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung khi xưa đã cho xây dựng những đoạn tường thành, bao quanh một bãi đất trống bằng phẳng rộng hàng chục nghìn m2.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Dấu tích hiện nay của thành gồm 2 đoạn tường khoảng 300 m, mặt thành rộng khoảng một mét, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi. 

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Bức tường thành phía Tây Bắc, xây bằng đá hộc miết mạch vôi cát có chiều dài 65 m, chiều cao 4 m, có cửa công, lỗ châu mai, cửa ra vào.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Bức phía Đông dài 75 m cũng có cổng ra vào, 15 lỗ châu mai, 7 cửa công. Chất liệu kết dính những khối đá hộc lớn lại với nhau là mật mía và mật ong.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị, nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; năm 2010 được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Từ chân núi dẫn lên cổng thành gồm hơn 100 bậc tam cấp. Để du khách lên các đỉnh núi tham quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn trên các đỉnh núi. Tuy được trùng tu tôn tạo, nhưng hiện nhiều đoạn thành bị che phủ bởi cây bụi, lau lách rậm rạp.

Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn

Từ đỉnh núi trên thành nhà Mạc có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố Lạng Sơn. Theo Ban quản lý di tích, từ năm 2004 UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao khu di tích thành nhà Mạc cho Công ty TNHH Hoàng Việt Anh đầu tư quản lý và khai thác, nhưng dự án vẫn còn dang dở.

Theo VnExpress.net

5/5 - (1 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lạng Sơn

LẠNG SƠN

Vị trí Lạng Sơn trên bản đồ Việt Nam

còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới góp phần tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.

Đây là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam

Bạn có biết: Lạng Sơn là 1 trong 2 tỉnh thành có cửa khẩu đường sắt tại Việt Nam. Nếu xuất cảnh qua đây, hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu với hình đoàn tàu hỏa.

  • Diện tích: 8.320,8 km²
  • Dân số: 751.200 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố và 10 huyện
  • Mã điện thoại: 205
  • Biển số xe: 12