Hướng dẫn đường đi đến 3 cánh đồng hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp ở Đà Lạt

Hướng dẫn đường đi đến 3 cánh đồng hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp ở Đà Lạt

Tạm rời xa nhịp sống hối hả ở chốn thị thành để dạo bước trên cánh đồng hoa cẩm tú cầu, bạn sẽ có được cảm giác yên bình cũng như tìm lại sự lãng mạn mà bạn đã vô tình bỏ quên ở đâu đó.

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu Trại Mát

Một trong những cánh đồng hoa cẩm tú cầu lớn nhất Đà Lạt mà các bạn nên check-in chính là cánh đồng hoa cẩm tú cầu ở Trại Mát.

Nằm ở tổ 1, thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, cánh đồng hoa cẩm tú cầu Trại Mát được xem là điểm đến hot nhất Đà Lạt hiện nay.

Ảnh: pegakhinn

Ảnh: pegakhinn

Ảnh: Tiểu Duy

Ảnh: Tiểu Duy

Hướng dẫn đường đi: Để đến cánh đồng hoa cẩm tú cầu Trại Mát, từ trung tâm thành phố  Đà Lạt, các bạn có thể chạy dọc theo Quốc lộ 20 hướng về Trại Mát, chạy qua Trại Mát tầm 500m các bạn sẽ thấy bảng hướng dẫn đi vào vườn hoa cẩm tú cầu bên tay trái, rẽ vào là tới nha!

Ảnh: _trinh.ng_

Ảnh: _trinh.ng_

Ảnh: San San

Ảnh: San San

Phí tham quan chụp hình tại cánh đồng hoa cẩm tú cầu Trại Mát là 15.000 đồng/người, mua bông về là 20.000 đồng/bông.

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu ở làng Đất Sét – Đường Hầm Điêu Khắc

Chính thức mở cửa cho khách tham quan từ năm 2012, con đường điêu khắc trải dài hơn 1.200 m là lựa chọn của nhiều du khách khi tới Đà Lạt. Nằm bên hồ Tuyền Lâm thơ mộng, du khách có thể kết hợp ghé thăm thác Datanla, thiền viện Trúc Lâm trước khi dừng chân trên con đường điêu khắc.

Ảnh:@ ngo8279

Ảnh:@ngo8279

Ảnh: _micalee

Ảnh: _micalee

Đến đây, ngoài việc chụp hình với các công trình điêu khắc làm bằng đất sét bazan, bạn cũng đừng quên chụp hình với cánh đồng hoa cẩm tú cầu trong khuôn viên nhé.

Ảnh: _swag_bae

Ảnh: _swag_bae

Ảnh: hanh_bamboo

Ảnh: hanh_bamboo

Giá vé đường hầm đất sét Đà Lạt hiện tại (tháng 11/2017) là 40.000 đồng/người lớn và trả em là 20.000 đồng.

Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm Đà Lạt => đi tới đường Triệu Việt Vương => đi theo đường tới Thiền Viện Trúc Lâm => Sẽ có biển báo đi khoảng 9km nữa là tới Đường hầm điêu khắc.

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu huyện Lạc Dương

Thêm một địa điểm để các bạn chụp choẹt với hoa cẩm tú cầu nữa chính là cánh đồng hoa cẩm tú cầu ở huyện Lạc Dương. Cẩm tú cầu là loài hoa nổi tiếng ở Đà Lạt, được trồng ở nhiều nơi trong trung tâm và ngoại ô. Cánh đồng hoa lớn, nở rộ như nơi này ban đầu không dành cho khách du lịch, khi nhiều người tìm đến tham quan thì trở thành điểm đến đông khách.

Ảnh: CHIT Photography

Ảnh: Thanh Toàn

Ảnh: Thanh Toàn

Du khách đến tham quan hãy đi theo lối sẵn trong vườn, không tự ý bẻ hoa, nếu muốn mua hoa có thể nhờ chủ vườn cắt giùm. Bạn nên đến vào buổi sáng, khi trời nắng đẹp.

Ảnh: nghonghanh41

Ảnh: @nghonghanh41

Ảnh: CHIT Photography

Ảnh: CHIT Photography

Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm thành phố, bạn đi thẳng quốc lộ 20 (đường Trần Hưng Đạo) – Trần Quý Cáp – Phan Chu Trinh, chạy xe hướng hồ Than Thở sẽ thấy tỉnh lộ 723. Đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng cánh đồng rực rỡ rộng hơn 2 ha cạnh rừng thông xinh đẹp.

Theo Phong Châu (tổng hợp)

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 35 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Đà Lạt

ĐÀ LẠT

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 250.000 dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Bạn có biết: Hệ thống giao thông ở Đà Lạt hoàn toàn không có các cột đèn tín hiệu giao thông như ở những thành phố khác.

  • Diện tích: 394,64 km²
  • Dân số: 251.370 người
  • Tỉnh: Lâm Đồng
  • Phân chia hành chính: 12 phường và 4 xã