Phiên chợ vùng cao ở Cao Bằng

Phiên chợ vùng cao ở Cao Bằng

Cùng Phượt – Nguyên Bình là huyện vùng cao có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống với những phong tục, tập quán độc đáo, cũng chính vì vậy, phiên chợ vùng cao nơi đây hội tụ những nét văn hoá truyền thống đặc sắc. Chợ  Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Như nhiều chợ vùng cao ở các địa phương khác trong tỉnh, 5 ngày mới có một phiên, nên vào ngày chợ Nguyên Bình, nhân dân các dân tộc đến chợ rất đông. Phiên chợ này với những sản vật địa phương của bà con dân tộc đem đến sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá.

Chợ Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng. 5 ngày mới có một phiên nên bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông.

Chợ Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng. 5 ngày mới có một phiên nên bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông.

Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi buôn bán mà còn là địa điểm giao lưu, làm quen, gặp gỡ. Các loại rau đặc sản như rau sắng, rau bò khai, rau cải được bán tại chợ thành từng khu.

Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi buôn bán mà còn là địa điểm giao lưu, làm quen, gặp gỡ. Các loại rau đặc sản như rau sắng, rau bò khai, rau cải được bán tại chợ thành từng khu.

Quả dâu da được các cô gái dân bản bày bán.

Quả dâu da được các cô gái dân bản bày bán.

Tại chợ Nguyên Bình, du khách bắt gặp hình ảnh bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao... trong trang phục truyền thống.

Tại chợ Nguyên Bình, du khách bắt gặp hình ảnh bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao… trong trang phục truyền thống.

Đôi vợ chồng đi chợ sớm mua lợn con.

Đôi vợ chồng đi chợ sớm mua lợn con.

Vải vóc, chỉ đỏ để may trang phục dân tộc cho người dân.

Vải vóc, chỉ đỏ để may trang phục dân tộc cho người dân.

Tự may trang phục truyền thống nhưng bà con vẫn đến các hiệu may tay để đặt sửa đồ.

Tự may trang phục truyền thống nhưng bà con vẫn đến các hiệu may tay để đặt sửa đồ.

Giấy bản được làm thủ công phục vụ trong các nghi lễ truyền thống như ma chay, cưới hỏi cho người dân trong vùng.

Giấy bản được làm thủ công phục vụ trong các nghi lễ truyền thống như ma chay, cưới hỏi cho người dân trong vùng.

Gùi đan bằng tre để gùi nông sản trong mùa vụ.

Gùi đan bằng tre để gùi nông sản trong mùa vụ. 

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 46 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11