Sắc màu ngập tràn làng chiếu Thạch Bàn, Quảng Nam

Sắc màu ngập tràn làng chiếu Thạch Bàn, Quảng Nam

Cùng Phượt – Làng chiếu Bàn Thạch, một làng nghề truyền thống ở Quảng Nam thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh.

Cánh đồng cói (hay đay, lác) xanh tươi nằm dọc hai bờ sông Thu Bồn. Bãi cói này là nguồn nguyên liệu chính cho người dân dệt chiếu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Sắc màu làng chiếu Bàn Thạch” của nhiếp ảnh gia Trần Minh Trí, quê Quảng Nam.

Người phụ nữ đang gặt cói. Đến độ giao mùa tháng 4 – 5, khi cái nắng oi bức trải rộng trên cánh đồng cũng là lúc người dân Bàn Thạch vào vụ mùa thu hoạch cói.

Theo các tài liệu, làng chiếu Bàn Thạch nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỷ trước, được xuất khẩu sang các nước Đông Âu với số lượng lớn.

Cói gặt xong được đem về dựng bên nếp nhà. Làm chiếu ở Bàn Thạch gồm nhiều công đoạn như gặt cói, chẻ, phơi, chở cói khô về, nấu nhuộm, phơi cói vừa nhuộm và dệt chiếu.

Bà Hoa, hơn 80 tuổi đang tỉ mỉ chẻ cói. Thôn Đông Bình được xem là cái nôi của nghề chiếu cói Bàn Thạch, hiện có hơn 80% người dân trong làng biết làm chiếu.

Khung cảnh làm chiếu yên bình với hình ảnh ông Dư đang phụ tiếp bà Hoa chẻ cói. Công việc làm chiếu đòi hỏi có sự phân công rõ ràng. Người dân Bàn Thạch làm việc và phụ giúp nhau nên ai cũng biết làm từng công đoạn làm chiếu.

Đàn ông thường lo việc thu hoạch cói, phơi và tước sợi để làm nguyên liệu. Bứt cói được xem là phần việc nặng nhọc nhất, mang về nhà rồi ngồi chẻ cói thành sợi nhỏ, sau đó đem phơi qua 2 cơn nắng gắt.

Trong quá trình phơi, người dân phải canh để sợi cói không được quá khô. Sau đó sẽ buộc từng bó mang về nhà.

Sau khi phơi thì tới việc nhộm màu. Công đoạn đòi hỏi sự kỳ công để sợi cói có màu sắc sảo và khó phai với đủ loại xanh, đỏ, tím hay vàng. Quá trình nhuộm phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên.

Sợi cói nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy và cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc.

Bà Thanh đang dệt chiếu. Loại cây để làm khổ dệt thường là cây cau già vì có độ bền cao, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc chiếu thường cần có hai người, một người giữ khổ và một người cầm thoi.

Bàn tay người thợ phải khéo léo điều khiển sợi cói lúc nâng lên, lúc chìm xuống để cho ra các hình hoa văn ăn khớp nhau. Một thợ chiếu lành nghề có thể dệt được 3 – 4 chiếc trong một ngày.

Chiếc chiếu thành phẩm. Sợi cói qua bàn tay khéo léo của người thợ thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu bông hay chiếu nổi rực rỡ và bền chắc. Sản phẩm làm ra có thể bán cho các đầu mối quen hoặc được mang đi bán quanh làng và các vùng lân cận. Các thương lái mua chiếu tại hộ dân có giá khoảng 100 ngàn đồng/chiếc 1,2 m và 120 ngàn đồng/chiếc 1,4 m.

Theo Trần Minh Trí – Huỳnh Phương/VnExpress

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 92 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Quảng Nam

QUẢNG NAM

Vị trí Quảng Nam trên bản đồ Việt Nam

Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi của tỉnh có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mật độ dân số là 173 người/km² (đứng thứ 42/63) so với 277 người/km² của cả nước. Năm 2008, đây cũng là tỉnh đầu tiên của duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Tam Kỳ, Hội An).

Bạn có biết: Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

  • Diện tích: 10.438,4 km²
  • Dân số: 1.802.000 người
  • Vùng: Nam Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã, 15 huyện
  • Mã điện thoại: 235