Thăm Lìm Mông, Lìm Thái giữa lưng chừng trời

Thăm Lìm Mông, Lìm Thái giữa lưng chừng trời

Cùng Phượt – Qua cây cầu treo thơ mộng là tới những con đường nhỏ như sợi chỉ dốc ngược lên núi, nơi có bản Lìm Mông giữa lưng chừng núi. Từ trên đèo, có thể thấy khá rõ những mái nhà sàn người Thái bên bờ suối uốn mình giữa mênh mang nương lúa. Bản Lìm Thái là nơi cư ngụ của cộng đồng người thái nằm ngay sát đường đèo Khau Phạ và có phần trũng thấp bên bờ suối.

Bức tranh vùng cao đa sắc màu.

Bức tranh vùng cao đa sắc màu.

Bức tranh mùa vụ được tạo bởi những người dân vùng cao chăm chỉ.

Mênh mang lúa và nước dưới thung lũng Cao Phạ.Mênh mang lúa và nước dưới thung lũng Cao Phạ.Qua cây cầu treo thơ mộng là tới những con đường nhỏ như sợi chỉ dốc ngược lên núi, nơi có bản Lìm Mông giữa lưng chừng núi. Những góc cua vừa gắt vừa dốc đến mức sẽ khiến chiếc xe máy của chúng tôi như muốn trôi tuột lại phía chân dốc. Con đường dốc khủng khiếp này ngày nay đã được bê tông hóa giảm bớt khó khăn trong việc đi lại. Và khi lên tới đỉnh, những góc nhìn đẹp thoáng đãng luôn là phần thưởng xứng đáng với chúng tôi.Từ đỉnh Lìm Mông, nhìn về phía Cao Phạ nơi dừng chân của biết bao du khách, một cảm giác đầy mới lạ về những nơi tưởng đã quá thân quen hẳn sẽ khiến không ít người phải sững người trước bức tranh thiên nhiên kì vĩ. Bức tranh tuyệt mĩ ấy được tô điểm bởi những bậc thang loang loáng nước đan xen cùng màu mạ non được tạo nên bởi những bàn tay lao động ngày này qua tháng khác, năm nối năm cứ tích lũy, chắt lọc để tạo nên cuộc sống thanh bình và no ấm nơi vùng cao.

Lìm Mông là bản giữa lưng chừng núi với con đường cheo leo độc đạo.

Lìm Mông là bản giữa lưng chừng núi với con đường cheo leo độc đạo.

Chú bé tinh nghịch trên đỉnh đèo Khau Phạ.

Chú bé tinh nghịch trên đỉnh đèo Khau Phạ.Tới Lìm Mông đồng nghĩa với việc chúng tôi đã đến nơi tận cùng rồi, bởi từ đây trở đi sẽ không có đường dân sinh nữa, chỉ là những con đường đi nương đi rừng mà thôi. Lìm Mông là bản của người Mông (Yên Bái), của những trái tim tự do và đầy kiêu hãnh chỉ quen sống nơi núi cao, nơi giao thoa giữa trời và đất.Còn phía dưới kia lại là bản của người Thái, nghe nói cứ mỗi khi đông dân hơn thì người Mông lại rời nhà lên cao hơn. Rất nhiều người Thái được chuyển tới đây tái định cư khi xây dưng thủy điện Sơn La thì họ nhường một phần cánh đồng bao la trù phú cùng chung làm nương làm rẫy. Có lẽ vì thế mà bản Lìm Mông vẫn hẻo lánh, heo hút, chênh vênh nơi lưng chừng núi khiến bao du khách kiếm tìm.Dừng xe, chúng tôi vui đùa với những đứa trẻ bên dốc núi, dưới những tán mận, tán đào già đang mùa hoa trái. Trò chơi của bọn trẻ thật đơn giản, chỉ là những chiếc xe gỗ đơn sơ hay thậm chí là chiếc lốp xe bỏ đi thế là lăn là chơi đùa vui thích.

Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa.Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa.

Thung lũng mát dịu mùa xanh lá.Thung lũng mát dịu mùa xanh lá.

Bản Lìm Thái nằm bên dòng suối và giữa cánh đồng thơ mộng.

Bản Lìm Thái nằm bên dòng suối và giữa cánh đồng thơ mộng.

Cung đường dốc ngược như lên trời. Rất may là nó đã được thảm mặt bê tông.Cung đường dốc ngược như lên trời. Rất may là nó đã được thảm mặt bê tông.

Bản Lìm Thái đặc trưng với những ngôi nhà mái Thái đặc trưng, nằm sát dưới chân đèo Khau Phạ.

Bản Lìm Thái đặc trưng với những ngôi nhà mái Thái đặc trưng, nằm sát dưới chân đèo Khau Phạ.

Khu tái định cư của người Thái. Mỗi năm, lại có thêm những mái nhà Thái lên cao dần.

Khu tái định cư của người Thái. Mỗi năm, lại có thêm những mái nhà Thái lên cao dần.

Những thoải dốc đất chắt chiu trong mùa vụ no nước.Những thoải dốc đất chắt chiu trong mùa vụ no nước.

Bản Lìm Mông với những tán cây mận, cây đào già đang mùa ra trái.

Bản Lìm Mông với những tán cây mận, cây đào già đang mùa ra trái.

Những lũ trẻ hồn nhiên với trò chơi đơn sơ.Những lũ trẻ hồn nhiên với trò chơi đơn sơ.

Được đứng đây, thư giãn cùng người bạn giữa mênh mang gió núi nơi lưng chừng trời này là một cảm giác tuyệt vời quá đỗi.Được đứng đây, thư giãn cùng người bạn giữa mênh mang gió núi nơi lưng chừng trời này là một cảm giác tuyệt vời quá đỗi.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 52 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Mù Cang Chải

MÙ CANG CHẢI

Vị trí Mù Cang Chải trên bản đồ Việt Nam

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái và cách trung tâm tỉnh 185km, cách thủ đô Hà Nội là 365km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 119.773,36ha hầu hết là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực Sông Hồng và Sông Đà, độ cao tuyệt đối thấp nhất là cánh đồng Cao Phạ 650 m, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có 2.963 m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các sườn núi trải dài, mái dốc, có độ dốc trung bình 300m, tuy nhiên có nơi có độ lên tới trên 450m.

Bạn có biết: Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng Quốc gia.

  • Diện tích: 1.199
  • Dân số: 49.255 người
  • Vùng: Tây Bắc
  • Tỉnh: Yên Bái
  • Phân chia hành chính: 1 thị trấn, 13 xã