Tổng quan về các cột mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc

Tổng quan về các cột mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt – Đường biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566km trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km, đường biên giới nước là 383,914km. Cùng Phượt xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về các mốc biên giới trên đường biên giới Việt Trung.

Hướng dẫn tìm mốc biên giới Việt Trung bằng GPS

Bước 1 : Vào Google Play tải phần mềm có tên là Google Maps Engine (link tại đây)

Bước 2 : Mở trình duyệt trên điện thoại, truy cập bản đồ mốc biên giới Việt Trung tại địa chỉ sau đây : http://cungphuot.info/ban-do-moc-bien-gioi-viet-trung

Sau khi load xong Google Engine sẽ hiển thị toàn bộ các mốc biên giới. Nhấn vào mốc sẽ ra thông tin chi tiết.

Bước 3 : Lúc này điện thoại sẽ hỏi bạn mở trang này bằng phần mềm Google Maps Engine hay bằng trình duyệt, bạn hãy chọn Google Maps Engine

Sử dụng GPS để xác định vị trí của mình, xem xung quanh mình có những mốc biên giới nào

Bước 4 : Sử dụng tính năng GPS để định vị các mốc biên giới quanh vị trí mình đứng. Các bạn cần zoom hết cỡ để có thể hiển thị đầy đủ các cột mốc.

Chú ý : Hiện tại tính năng này chỉ có thể sử dụng trên các điện thoại chạy Android và có kết nối 2G/3G. Các hệ điều hành khác các bạn chỉ có thể xem thông tin mốc trên nền trình duyệt web và không sử dụng được tính năng định vị GPS.

Một số quy định về cư trú, đi lại và hoạt động khu vực biên giới, các bạn đọc để biết tránh trường hợp không mang đầy đủ giấy tờ rồi không được phép ở lại, thì lại nghĩ các anh Biên phòng gây khó dễ cho mình.

  • Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
  • Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
  • Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp. Nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.
  • Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới,vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
  • Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương.

Việt Nam – Trung Quốc thống nhất về việc đặt các mốc giới (chính hoặc phụ) trên đường biên tại các vị trí như sau

  • Nơi hướng đi của đường biên giới thay đổi rõ rệt
  • Nơi địa hình khó xác định, đường biên giới khó nhận biết
  • Nơi giao nhau giữa đường bộ, đường sắt, sông suối với đường biên giới
  • Khu vực điểm dân cư quan trọng gần đường biên giới
  • Điệp hợp lưu hoặc điểm phân lưu giữa sông suối nội địa với sông suối biên giới
  • Nơi sông suối biên giới dễ thay đổi dòng chảy
  • Nơi thay đổi giữa đường biên giới nước và đường biên giới đất liền
  • Điểm cao cần thiết

Mốc giới là vật thể được cắm trên đường biên hoặc hai bên đường biên giới, dùng để đánh dấu đường biên giới và thể hiện hướng đi của đường biên giới tại thực địa.

Hai bên đã cắm 1970 cột mốc bao gồm 1627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Trong các cột mốc đơn chính, cột mốc mang số mốc lẻ do phía Trung Quốc cắm, cột mốc mang số mốc chẵn do phía Việt Nam cắm. Trong các cột mốc giới đơn phụ, cột mốc mang số mốc có mẫu số là số lẻ về nguyên tắc là do Trung Quốc cắm, trừ 3 mốc 50/1, 137/1, 353/1 là do phía Việt Nam cắm. Trong các cột mốc giới đôi và mốc giới ba, các cột mốc nằm trong lãnh thổ bên nào thì bên đó cắm.

Mốc phụ 650

Mốc giới chính và mốc giới phụ bao gồm các mốc đơn, mốc đôi cùng số và mốc ba cùng số. Mốc đơn (chính hoặc phụ) được tạo thành bởi một cột mốc giới, đặt trực tiếp trên đường biên giới. Mốc giới đôi cùng số (chính hoặc phụ) được tạo thành bởi hai cột mốc giới đặt ở hai bên bờ sông biên giới. Mốc giới ba cùng số (chính hoặc phụ) được tạo thành bởi ba cột giới mốc đặt ở trên bở sông của hai bên, nơi hợp lưu (phân lưu) của sông, suối nội địa và sông, suối biên giới.

Số hiệu mốc giới chính được đánh số từ Tây Sang Đông theo thứ tự của số tự nhiên, lần lượt từ 1-1378. Số hiệu mốc giới phụ thể hiện bằng phân số, tử số là số hiệu mốc giới chính phía trước, mẫu số là số hiệu của mốc giới phụ.

Mốc giới ba cùng số

Số hiệu của mốc giới đơn là số hiệu của mốc giới đơn đó. Số hiệu của mốc giới đôi là số hiệu của mốc giới đôi đó và số (1) hoặc (2); số hiệu mốc giới ba là số hiệu của mốc giới ba đó và số (1), (2) hoặc (3).

Mốc ba cùng số

Cột mốc giới đôi đặt ở hai bờ sông, suối biên giới, con số trong số hiệu cột mốc đặt trên bờ sông phía Trung Quốc là (1), con số trong số hiệu cột mốc đặt trên bờ sông phía Việt Nam là (2). Cột mốc giới ba có số đánh theo chiều kim đồng hồ, khi cột mốc duy nhất đặt trên bờ sông, suối của một bên con số trong số hiệu của cột mốc giới đó là (1) hai cột mốc còn lại đặt trên bờ sông, suối biên giới của bên kia, con số trong số hiệu của hai cột mốc đó lần lượt là (2) và (3) (nôm na là tại các khu vực ngã 3 sông, bên nào chỉ có 1 phần lãnh thổ thì đặt 1 mốc có số thứ tự là (1), 2 mốc còn lại đặt ở lãnh thổ phía bên kia có số thứ tự là (2) và (3)

Tìm trên Google : giới thiệu biên giới việt trung, mốc đôi cùng số là gì, mốc ba cùng số là gì, đánh số mốc biên giới việt trung, tìm hiểu về các mốc trên biên giới việt trung, mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc

4/5 - (9 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Việt Trung

BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Vị trí của Việt Nam và Trung Quốc

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng SơnQuảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Khu vực biên giới hai nước có cấu trúc địa hình tương đối phức tạp, độ chia cắt lớn, thấp dần từ Tây sang Đông dẫn đến hệ thống sông suối nơi đây phần lớn có xu hướng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, ít có giá trị đối với giao thông đường thủy.