Đặc sản và các món ăn ngon ở Vĩnh Phúc

Đặc sản và các món ăn ngon ở Vĩnh Phúc (Cập nhật 04/2024)

Cùng Phượt – Ẩm thực không chỉ đóng vai trò phục vụ nhu cầu ăn uống đơn thuần của du khách mà trở thành mục đích của nhiều chuyến hành trình, giúp du khách khám phá, trải nghiệm những khía cạnh văn hóa đặc trưng của các địa phương. Điều này tạo ra cơ hội để các địa phương khai thác, đưa ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách du lịch. Các món ăn ngon ở Vĩnh Phúc có nhiều món khá nổi tiếng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt vùng đồng bằng sông Hồng. Hầu hết các món ăn vẫn được người dân địa phương gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay.

Ngoài những món đặc trưng, những món nướng đơn giản ở Tam Đảo đôi khi cũng là thứ hấp dẫn du khách (Ảnh – cungphuot.info)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả Hà Phương, Anna Lee, Loan Kim, Kim Ly, Trà Hương, Trần Ngọc Đông, yenhoang2388, Thu Thủy, Nguyễn Lượng, Mai Liên, Thế Hùng  nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Cháo se bánh hòn

Bánh hòn (Ảnh – Hà Phương)

Cháo se, bánh hòn có ở nhiều địa phương nhưng ngon nhất có lẽ là ở thị trấn Hương Canh. Để làm món này, người ta chia bột gạo thành 2 phần, một phần đem thổi xôi, một phần để sống và nhào cho đến khi không dính tay mới đem se cháo và nặn bánh. Nấu cháo se phải chọn loại thịt sao cho khi ăn vừa ngọt, vừa béo và không bị ngấy. Thông thường khi ăn, người ta cắn đôi miếng bánh rồi nhúng vào bát cháo để bánh có độ dẻo, dai hoặc thưởng thức món này cùng nước chấm.

Tép dầu

Tép dầu Đầm Vạc là món ăn chỉ có ở Vĩnh Yên (Ảnh – Anna Lee)

Tép dầu là sản vật ở đầm Vạc (thành phố Vĩnh Yên). Do sống trong đầm nước tự nhiên rộng nên thịt tép dầu đầm Vạc luôn có vị ngọt thanh, mặn mòi lẫn vị bùi bùi, hăng hăng hấp dẫn. Tép dầu đầm Vạc có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là món tép dầu kho và tép dầu nấu canh.

Cá thính

Cá thính Lập Thạch (Ảnh – Loan Kim)

Cá thính là đặc sản của vùng ven sông Lô, đoạn chảy qua địa bàn huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Cá thính được làm từ các loài cá nước ngọt (cá quả, cá diếc, cá mè, cá trôi…) ướp với thính để lên men chua và làm chín một cách tự nhiên. Khi chín, thịt cá có màu nâu sẫm. Người ta thường thưởng thức cá thính với các loại rau thơm, gia vị hoặc rán ăn cùng cơm.

Đậu rùa Tuân Chính

Nghề làm đậu rùa ở Tuân Chính được công nhận là làng nghề năm 2021 (Ảnh – Kim Ly)

Đậu rùa là đặc sản của làng Rùa (xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường). Đậu rùa có 2 loại: Đậu trắng và đậu nướng. Nguyên liệu làm đậu rùa là loại đỗ tương hảo hạng, hạt tròn, mẩy. Đây là món dễ ăn, đặc biệt là vào mùa hè, khi chấm với tương, nước mắm hoặc mắm tôm. Ngoài ra, món canh óc đậu, sữa đậu cũng vô cùng hấp dẫn và là những món không thể thiếu trong bữa cơm của người dân Vĩnh Phúc.

Bánh trùng mật mía

Bánh trùng mật mía (Ảnh – Trà Hương)

Đến nay, nhiều cụ già ở Vĩnh Tường cũng không còn nhớ bánh trùng mật mía có từ bao giờ mà chỉ nhớ là đã có từ rất lâu. Thứ bánh này được gọi là “anh em họ hàng” với bánh trôi, bánh chay mà chúng ta thường thấy vì có nguyên liệu, cách làm khá giống nhau. Chỉ khác nhau về phần kích cỡ và một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị riêng biệt cho bánh trùng mật mía. Trước kia, món bánh này chỉ dành cho những gia đình khá giả. Ngày nay món bánh trùng đã trở nên phổ biến hơn. Du khách ghé thăm vùng đất Vĩnh Tường có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức.

Vó cần Hương Canh

Món vó cần Hương Canh (Ảnh – Trần Ngọc Đông)

Rau cần Hương Canh giòn và thơm hơn các vùng khác rất nhiều nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp ở Bình Xuyên. Rau cần có thể xào, xấu canh vô cùng ngon, nhưng món ngon nổi tiếng của Hương Canh là nộm rau cần (hay còn gọi là vó cần).

Bánh nẳng

Bánh nẳng (Ảnh – yenhoang2388)

Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

Bánh gạo rang

Bánh gạo rang Tiên Lữ (Ảnh – Thu Thủy)

Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mỡ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

Bánh chưng Diệm Xuân

Bánh chưng Diệm Xuân (Ảnh – Nguyễn Lượng)

Nghề gói bánh chưng xuất hiện ở làng Diệm Xuân (Vĩnh Tường) vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, người dân thường gói những chiếc bánh chưng nhỏ để bán cho khách đi tàu nghỉ ở ga Bạch Hạc. Nhiều khách hàng còn mua thêm bánh về để làm quà, lượng hàng bán được nhiều thành thử người gói bánh cũng đông dần lên. Dần dần, người dân không chỉ gói bánh bán ở ga tàu nữa mà còn tỏa đi các chợ để bán, lấy đó làm nghề kiếm kế sinh nhai. Trải qua nhiều thế hệ đúc kết, tích lũy, người làng Diệm Xuân có bề dày kinh nghiệm gói bánh chưng. Bánh chưng của làng Diệm Xuân rất xanh, dền, thơm, ăn có vị bùi, béo nhưng không ngậy, rất hấp dẫn.

Su su Tam Đảo

Ngọn su su (Ảnh – cungphuot.info)

Tam Đảo không chỉ có khí hậu mát mẻ, nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp với trồng rau Su Su. Một điều đặc biệt là Su Su trồng ở thị trấn Tam Đảo sau khi chế biến vẫn giữ được màu xanh tự nhiên, độ giòn, vị ngọt và hương thơm đặc trưng, không giống với bất kỳ vùng, miền trồng Su Su nào khác, quả Su Su cũng vậy. Rau, quả Su Su luộc chấm với muối vừng, muối lạc là món khai vị ưa thích trong tất các các mâm cỗ dù là người bình dân hay khách hàng sang trọng. Trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Tam Đảo không thể không có món rau Su Su xào hoặc luộc.

Cá bống suối Tam Đảo

Cá bống kho Tam Đảo (Ảnh – cungphuot.info)

Dân Tam Đảo sử dụng phương pháp đắp đập chăn nuôi để phát triển cá bống suối tự nhiên. Cá bống được lựa chọn để chế biến món ăn là cá bống cát, to bằng món tay, mình tròn lẳn, chắc mẩy, màu vàng nhạt hoặc vàng ươm. Ngày nay, không phải nơi nào cũng tìm được cá bống cát, do đó được thưởng thức loại cá này ở Tam Đảo là một trải nghiệm nên có của thực khách tứ phương. Cá bống cát có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau, món nào cũng hấp dẫn nhờ vị thơm ngọt của thịt cá.

Đặc sản Vĩnh Phúc làm quà

Trà hoa vàng

Trà hoa vàng Tam Đảo (Ảnh – Mai Liên)

Trà hoa vàng (kim hoa trà) là loài cây cảnh đẹp với sắc vàng kiều diễm đồng thời là cây thuốc quý. Nếu như ở Việt Nam có 24 loại trà hoa vàng thì riêng Vườn quốc gia Tam Đảo đã có tới 8 loại. Các hợp chất của trà hoa vàng giúp kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp và các bệnh tim mạch, tiểu đường… Nhờ được trồng, chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt và sản xuất trên dây chuyền hiện đại bằng công nghệ sấy khô nhiệt lạnh nên trà hoa vàng luôn giữ được hương vị tự nhiên và dưỡng chất.

Thanh long Lập Thạch

Giống thanh long ruột đỏ được trồng ở Lập Thạch (Ảnh – Thế Hùng)

Được trồng và phát triển hơn 10 năm nay trên vùng đất đồi Lập Thạch, thanh long ruột đỏ được ví như cây vàng cho trái ngọt, giúp những người nông dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế gia đình ngay tại quê nhà. Với vị ngọt đậm, thơm mát hơn một số loại thanh long được trồng ở các nơi khác, thanh long ruột đỏ Lập Thạch không chỉ được người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh biết đến mà nó được xuất khẩu sang cả thị trường nước ngoài.

Gạo Long Trì

Gạo Long Trì được bắt nguồn từ thôn Long Trì, thị trấn Hợp Hòa, Tam Dương. Đây là khu vực có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng và riêng biệt, bởi vậy đã tạo nên những hạt gạo trắng trong, thơm ngon và có mùi vị khác biệt so với các loại gạo khác. Giống lúa được trồng trên cánh đồng Long Trì có ưu điểm là gạo đều, ít tấm, khi xay xát không gãy, hạt gạo trắng trong, nhỏ, bóng, có mùi thơm. Gạo được nấu thành cơm không dính, hạt cơm rất dẻo, dai, vị đậm, thơm nhẹ đặc trưng.

Dứa Tam Dương

Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất Vĩnh Phúc. Các loại dứa ở đây đều có đặc trưng riêng như dứa mật nhiều nước và rất ngọt. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua. “Dứa Hướng Đạo” quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất.

Tìm trên Google:

  • các món ăn ngon ở Vĩnh Phúc
  • đặc sản Vĩnh Phúc làm quà
  • ăn gì khi du lịch Vĩnh Phúc
  • các quán ăn ngon ở Vĩnh Phúc
  • đến Vĩnh Phúc nên ăn gì
  • địa điểm ăn uống Vĩnh Phúc
  • ẩm thực Vĩnh Phúc
  • món ăn vặt Vĩnh Phúc
  • các món ăn vỉa hè ở Vĩnh Phúc
  • mua gì ở Vĩnh Phúc
  • Vĩnh Phúc có gì ngon

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 47 bình chọn và điểm trung bình là 4.9

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Vĩnh Phúc

VĨNH PHÚC

Vị trí Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.  Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên TửĐà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan – chùa Biện Sơn,… là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,… Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Bạn có biết: Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng.

  • Diện tích: 1.235,2 km²
  • Dân số: 1.154.154 người
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 7 huyện
  • Vùng: Đồng Bằng sông Hồng
  • Mã điện thoại: 211
  • Biển số xe: 88