Kinh nghiệm du lịch Minh Châu, Vân Đồn

Kinh nghiệm du lịch Minh Châu, Vân Đồn (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt – Minh Châu, thực chất là một xã đảo thuộc huyện Vân Đồn, nằm cùng trên đảo Quan Lạn. Nơi này chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 3m nên được ví như một viên ngọc nổi giữa biển khơi. Với những bãi cát trắng dài, không khí trong lành, mát mẻ, giữ được khá nhiều sự hoang sơ nên nơi đây luôn có sức hút đặc biệt với các bạn yêu thích du lịch mỗi mùa hè. Nếu sắp có kế hoạch đi du lịch Quan Lạn, các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin trong bài viết này để biết thêm về du lịch Minh Châu. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp các bạn lập được một lịch trình đi biển tuyệt nhất cho team của mình.

Minh Châu là tên một bãi biển nằm trên đảo Quan Lạn (Ảnh – dede_la_plume)

©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả dede_la_plume, ao_dai, magnolia177, suanhstore_, suxi13, nauqueirtogriv, aiikieu, chimai91, incous, Nguyễn Hồng, Duy Nguyen Hoang, laclac_92, Thanh Sơn HP, Huan Nguyen, Bui Van Song, linhcanh.1910, hoasun_f, Cười Lên Cái Coi, HT1323, Dinh Anh Hoang, tangockhanhninh, bottinellimax, thanhpham218, lmttokki, thhuyennnn, dieuminhh và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Biển Minh Châu nằm ở đâu?

Minh Châu là một xã thuộc Vân Đồn, nằm trên đảo Quan Lạn (Ảnh – ao_dai)

Có thể nhiều bạn không để ý nên chưa biết biển Minh Châu thuộc xã Minh Châu nằm trên đảo Quan Lạn của huyện Vân Đồn.

Minh Châu là điểm đến thu hút được nhiều bạn trẻ trong một vài năm trở lại đây (Ảnh – magnolia177)

Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng là 3 trong 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải vòng ra ngoài khơi, ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bái Tử Long. Bãi biển Minh Châu nằm trong vịnh nước sâu nên sóng biển rất êm, lăn tăn gợn theo gió vỗ vào bờ cát trắng đẹp, mịn màng. Độ sâu của các bãi tắm ở đây đều trong mức vừa phải và chỉ đến tầm ngang ngực, rất phù hợp để bơi lội.

Du lịch Minh Châu vào thời gian nào?

Đi Minh Châu thì cứ hè mà chiến nhé các bạn (Ảnh – suanhstore_)

Đi du lịch biển ngoài Bắc thì cứ hè mà chơi thôi các bạn nhé, tuy nhiên do mùa hè ngoài Bắc lại trùng với thời điểm mùa bão hàng năm nên phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết. Đi du lịch ngoài đảo còn phải quan tâm đến mức độ biển động, đôi khi trời nắng rất đẹp nhưng biển lại động, sóng to nên tàu thuyền thường không được phép xuất cảng.

Hướng dẫn đi đến Minh Châu

Tàu đi Minh Châu xuất phát từ Vân Đồn và trả khách ở cảng Minh Châu (Ảnh – suxi13)

Để tới đảo Minh Châu các bạn cần tới được cảng Cái Rồng ở Vân Đồn hoặc cảng Hòn Gai ở Quảng Ninh bởi các chuyến tàu ra đảo thường xuất phát từ đây.

Phương tiện cá nhân

Xe máy

Với xe máy quãng đường tương đối xa, các bạn nên cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng thì hay hơn. Tuy vậy nếu muốn đi các bạn có thể di chuyển theo đường qua Bắc Ninh, Chí Linh, Tp Uông Bí, xuống đến Hạ Long thì đi theo QL18 nhé.

Ô tô

Từ khi có các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với Quảng Ninh, việc di chuyển từ Hà Nội tới các địa phương này tương đối thuận lợi. Với phương tiện là ô tô cá nhân, các bạn chỉ cần di chuyển theo đường cao tốc Hà Nội – Hải Phong – Hạ Long – Vân Đồn rồi ra thẳng cảng Cái Rồng gửi lại xe để tiếp tục ra đảo.

Phương tiện công cộng

Đường không

Dành cho các bạn từ các khu vực miền Trung và miền Nam khi muốn tới đây. Các bạn có thể đáp các chuyến bay tới sân bay Vân Đồn rồi di chuyển bằng taxi ra cảng Cái Rồng, quãng đường từ sân bay ra cảng tương đối ngắn chỉ khoảng 10km nên chi phí taxi cũng không quá cao.

Đường bộ

Nếu đi từ Hà Nội, các bạn có thể đi các tuyến xe khách đi Cửa Ông, Vân Đồn rồi xuống tại ngã 3 Vân Đồn rồi tiếp túc bắt xe  buýt số 01 (Bãi Cháy – Vân Đồn) tới Bưu điện Vân Đồn, từ đây còn khoảng hơn 1km nữa sẽ tới cảng Cái Rồng, các bạn có thể lựa chọn xe ôm hoặc đi bộ. Một phương án khác, các bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe limousine đi Vân Đồn. Ưu điểm của các xe này là bạn sẽ được đưa thẳng tới Vân Đồn mà không phải chuyển xe.

Xem thêm bài viết: Xe giường nằm đi Quảng Ninh (Cập nhật 3/2024)

Nếu các bạn muốn đi chuyến tàu sớm buổi sáng ra đảo hãy tìm cách tới Bãi Cháy trước 17h để kịp đi chuyến cuối ra Vân Đồn, đến nơi thì có thể thuê nhà nghỉ tại Vân Đồn để sáng hôm sau kịp tàu ra đảo.

Đi tới đảo Minh Châu

Từ cảng Cái Rồng

Từ cảng Cái Rồng (Vân Đồn) ra Minh Châu mất khoảng 1 giờ. Mỗi ngày có khá nhiều chuyến tàu ra đảo để phục vụ nhu cầu của người dân. Vào mỗi dịp cuối tuần hoặc ngày lễ thì số lượng chuyến sẽ tăng lên để phục vụ khách du lịch

Xem thêm bài viết: Tàu cao tốc đi đảo Minh Châu (Cập nhật 3/2024)

Từ cảng Hòn Gai

Từ Hà Nội để di chuyển tới Hạ Long, phương tiện nhanh nhất là đi xe ô tô. Thường thì các chuyến xe đi Hạ Long sẽ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình với thời gian khoảng 4-5 tiếng nếu đi theo lộ trình cũ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều nhà xe đã mở dịch vụ xe sang (limousine) 9 chỗ với ghế ngồi rộng rãi, thoải mái và đi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long để rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn khoảng 3 tiếng. Các bạn tùy theo khoảng thời gian của mình để lựa chọn phương án thích hợp.

Xem thêm bài viết: Xe Limousine Hà Nội – Hạ Long (Cập nhật 3/year])

Tiếp đó, từ cảng Hòn Gai (đường vào chùa Long Tiên, cạnh chợ Hạ Long I) các bạn có thể lựa chọn các tàu đi Minh Châu. Lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế và sự lựa chọn của bạn.

Đi lại ở Minh Châu

Những con đường chạy dọc biển tuyệt đẹp ở Minh Châu (Ảnh – nauqueirtogriv)

Xe tuk tuk

Tuk Tuk hiện vẫn là phương tiện đi lại phổ biến cho khách du lịch ở Minh Châu (Ảnh – aiikieu)

Đây là phương tiện di chuyển phổ biến trên đảo, một dạng xe lam 3 bánh nhưng được gọi là xe tuk tuk. Giá thuê xe tùy theo chặng đường mà bạn di chuyển cũng như số lượng người của đoàn bạn, cái này các bạn thỏa thuận trực tiếp với chủ xe nhé, giá chung rồi nên cũng đừng lo. Tất nhiên, giá trên đảo sẽ cao hơn do việc vận chuyển mọi thứ ra đảo khó khăn hơn trong đất liền (bao gồm cả xăng dầu)

Chú ý: Từ đầu năm 2018 các phương tiện này đã bị cấm hoạt động để chuyển qua mô hình xe điện.

Xe điện

 Mỗi xe điện chở được từ 9-12 khách và hoạt động tại 2 đầu cảng Minh Châu và Quan Lạn. Lộ trình xe chạy dọc từ Minh Châu – Quan Lạn, dừng tại các điểm tham quan trên đảo, toàn bộ lộ trình xe điện hết khoảng 45 phút. Giá vé trong khoảng từ 20k-60k tùy chặng lên

Xe máy

Nếu bạn đi 1-2 người và muốn chủ động đi lại trên đảo, di chuyển giữa các bãi biển thì có thể lựa chọn phương án thuê xe máy. Phương án này sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê trọn gói xe tuk tuk đưa các bạn đi chơi (thuê trọn gói xe tuk tuk chỉ phù hợp với đoàn đông người).

Xe đạp

Các bạn có thể thuê xe đạp để dạo chơi ở Minh Châu (Ảnh – chimai91)

Một phương án lãng mạn hơn, thân thiện với môi trường và trên hết là một cách để rèn luyện sức khỏe cho chính các bạn là phương án thuê xe đạp. Đạp xe quanh các bãi biển trên đảo trên những con đường đá, đi dạo rừng trâm cũng là một trải nghiệm khá thú vị.

Lưu trú ở Minh Châu

Khách sạn nhà nghỉ

Trước đây khi du lịch Minh Châu và Quan Lạn chưa phát triển, số lượng nhà nghỉ trên đảo không nhiều lắm để các bạn có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với số lượng khách du lịch tăng thì số lượng khách sạn nhà nghỉ cũng tăng lên đáng kể. Vào những ngày thường mức giá cho phòng nghỉ vào khoảng 300-400k và có thể ở được 4 người, mỗi dịp cuối tuần trong mùa du lịch thì giá phòng thường sẽ cao hơn do số lượng khách ra đảo nhiều hơn.

Đi vào các dịp lễ hoặc các dịp cao điểm trong mùa du lịch Minh Châu, giá phòng còn có thể bị đẩy lên khá cao do cung không đủ cầu. Nếu xác định đi vào những dịp như này, các bạn nên gọi điện thỏa thuận giá và đặt cọc trước (nếu cần).

Xem thêm bài viết: Khách sạn nhà nghỉ trên đảo Minh Châu (Cập nhật 3/2024)

Homestay

Trong những dịp đông khách (thời điểm mùa hè và các dịp nghỉ lễ) số lượng du khách tới đảo tương đối lớn, lúc này hệ thống khách sạn nhà nghỉ hoạt động hết công suất cũng không thể đáp ứng được nên các bạn nếu không đặt phòng trước thường sẽ phải lựa chọn lưu trú tại các homestay của người dân địa phương, lưu trú ở đây giá thường sẽ rẻ hơn so với khách sạn và có thể nhờ người dân nấu ăn luôn với chi phí hợp lý.

Chơi gì khi du lịch Minh Châu

Minh Châu ngoài biển còn có nhiều địa điểm du  lịch khác cũng khá thú vị, đủ để các bạn có thể làm một bộ sưu tập ảnh tha hồ sống ảo. Trong bài viết này, các địa điểm được sắp xếp theo thứ tự từ phía Minh Châu sang Quan Lạn để các bạn tiện theo dõi.

Bản đồ các địa điểm du lịch ở Minh Châu (Ảnh – cungphuot.info)

Bãi biển Minh Châu

Bãi tắm Minh Châu nằm ở xã Minh Châu, cách xã Quan Lạn khoảng 12km (Ảnh – incous)

Du lịch Minh Châu mới phát triển được khoảng vài năm trở lại đây nhưng tại đây hộị tụ tất cả những yếu tố để trở thành trung tâm du lịch của toàn bộ đảo. Ở xã Minh Châu có bốn bãi tắm thì môĩ bãi có môt vẻ đẹp riêng. Bãi Minh châu dài khoảng 1,5km, bãi rất thoải và cát rât mịn rât thích hơp cho mọi người có thể chơi thể thao và tắm biển, sóng vừa phải nên rất thích hơp cho trẻ em và phụ nữ cũng như cho những người muốn tập bơi ngoài biển. Tại bãi biển Minh Châu cũng đã có những dịch vụ cơ bản phục vụ khách tắm biển tuy nhiên do làm tự phát nên còn rất nhiều hạn chế.

Bãi tắm Robinson

Bãi tắm Robinson trên đảo Quan Lạn (Ảnh – Nguyễn Hồng)

Bãi có tên gọi ban đầu là Bể Thính, bãi có chiều dài khoảng 3 km khá giống bãi Sơn Hào, ở cuối bãi có nhà nghỉ Robinson nên bãi này mọi người thường gọi tên là bãi Robinson.

Bãi rùa

Bãi Cồn Trụi hay còn gọi bãi rùa nằm bên trái bãi Minh Châu là nơi sinh đẻ của rùa. Trước đây bãi là nơi khám phá độc đáo của du khách nhưng do sự ảnh hưởng và phát triển của môi trường và sự săn bắt biến nơi này thành vùng bãi hoang.

Bãi Nhánh Rìa

Nằm khuất sau mũi Đầu Cào ở phía tay phải bãi Minh Châu, rất yên tĩnh, cát và đá nơi đây là điểm nhấn cho sự lãng mạn cảnh vật.

Bãi Biển Cồn Khởi 

Nước Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn trong xanh đến mức có thể nhìn thấy đáy, thấy cát trắng dưới chân êm ái. Sóng biển ở Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn cũng không ồn ào, dữ dội mà chỉ mơn man, đủ để bạn cảm nhận về biển.

Rừng Trâm

Trên đảo có một khu rừng trâm hàng trăm năm tuổi mà từ lâu đã đi vào huyền thoại như thần mộc của người dân nơi đây.  Theo người dân trong xã Minh Châu, rừng trâm được những thế hệ người đầu tiên đặt chân lên đảo trồng. Không một ai kể cả những người già trong làng biết rõ nguồn gốc, sự hình thành của rừng trâm. Trong làng lưu truyền câu chuyện về việc rừng trâm đã che chắn cho làng chài trước một trận bão lớn những năm 1945. Dù bị tàn phá, xơ xác sau bão nhưng rừng trâm đã kịp hồi sinh mạnh mẽ xanh tươi trở lại, đơm hoa kết trái dịp cuối năm cứu người dân qua nạn đói hoành hành thời điểm đó.

Rừng trâm Minh Châu có diện tích khoảng 14 ha, chạy dọc bên cồn cát trắng cạnh bãi tắm Minh Châu. Thật đặc biệt khi rừng trâm chỉ mọc tập trung, gắn kết với nhau thành một quần thể, một dải dài ven biển ôm lấy làng chài. Trâm là loại cây thân gỗ to, khả năng tái sinh tốt, có thể mọc nhiều nhánh đan xen với nhau.

Bãi biển Sơn Hào

Sơn Hào là một trong các bãi tắm đẹp nhất trên đảo Quan Lạn (Ảnh – Duy Nguyen Hoang)

Bãi biển Sơn Hào trên đảo Quan lạn là một trong những bãi tắm đẹp nhất dành cho du khách du lịch đảo Quan Lạn vào mùa hè. Với vẻ đẹp hoang sơ như chưa có dấu chân người, Sơn Hào với bãi trắng dài mịn, nước trong xanh, những con sóng vỗ dì dào, êm dịu, những cơn gió nhẹ nhàng từ biển thổi vào nhè nhẹ, cái nắng dịu dàng của mùa hè nhưng không chói chang đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng.

Bãi đá trời – Cồn Chân Tiên

Sơn Hào vốn nổi tiếng là một bãi tắm đẹp với bãi cát tự nhiên dài, nước biển trong xanh, mát. Điều mà ít người biết, nằm gần khuôn viên của bãi tắm tuyệt đẹp này là một bãi đá đặc biệt với nhiều truyền thuyết đẹp người dân đảo vẫn truyền tai nhau.

Đó là” Bãi Đá Trời” một bãi đá tròn, nơi tập trung vô số phiến, viên đá to nhỏ với mật độ cao. Dù nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ nhưng điều đặc biệt là các viên đá trong bãi đều có hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt nhẵn nhụi, nhiều màu sắc. Theo người dân địa phương, bãi đá này được hình thành là do sóng biển vỗ bờ bào mòn bấy lâu nay. Vẻ đẹp của bãi còn được thể hiện qua l0ưu truyền dân gian về dấu tích tượng Thiên Lôi và bàn chân tiên để lại khi xuống trần gian tham quan cảnh đẹp nơi đây.

Đồi cát pha lê

Đồi cát trắng ở Minh Châu – Quan Lạn (Ảnh – laclac_92)

Tuyến đảo Quan Lạn – Minh Châu được tạo bởi 2 dòng chảy cửa Mai và cửa Đối vì vậy thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những đồi cát trắng thuỷ tinh tuyệt đẹp và thơ mộng. Nằm ngay phía trên bãi Sơn Hào chính là đồi cát tuyệt đẹp này. Bạn có thể lưu lại ở đây những tấm hình thơ mộng hay những tấm hình cưới đầy ý nghĩa…

Thương cảng cổ Vân Đồn

Năm 1149 vua Lý Anh Tông cho thành lập trang Vân Đồn để buôn bán với người nước ngoài, mở ra sự hình thành và phát triển của hệ thống thương cảng Vân Đồn – cánh cửa hội nhập đầu tiên của nước ta.

Đây cũng là thương cảng biển đầu tiên của Việt Nam trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia … Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều đại là Lý – Trần – Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc. Di tích Thương cảng Vân Đồn còn chứa đựng dấu ấn của nhà Trần về chiến công chống ngoại xâm lại vừa có dấu ấn về giao thương, buôn bán.

Thương cảng cổ Vân Đồn không phải là một bến cảng với những cầu tàu nối tiếp trên một vũng biển như hiện nay mà gồm nhiều bến thuyền phân bố trên chiều dài hàng chục km từ Nam lên Bắc. Từ đại dương đi vào, bến đầu tiên của cảng Vân Đồn là Cái Làng nằm sát dưới chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn. Đối diện với bến Cái Làng là bến Cống Cái nằm dưới chân núi Vân, rồi bến Con Quy ven đảo Ngọc Vừng, các bến thuyền nằm giữa hai đảo Cống Đông, Cống Tây.

Hiện nay, những gì còn sót lại của thương cảng nằm ở bến Cái Làng, từng là trung tâm thương cảng và là đầu mối giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước. Cái Làng nằm sát chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Trước kia, đây là khu vực trung tâm diễn ra các hoạt động buôn bán các loại hàng hóa quý như ngà voi, ngọc trai, đồ gốm… Nơi đây từng được coi là “bến cảng chính”, “cảng trung tâm” của thương cảng Vân Đồn.

Bãi biển Quan Lạn

Bãi Quan Lạn (Ảnh – Thanh Sơn HP)

Bãi tắm Quan Lạn thuộc xã đảo Quan Lạn, là bãi gần cảng (Quan Lạn) và gần chợ nhất.. Bãi có dáng cong tựa hình trăng lưỡi liềm, đổ dốc thoai thoải ra biển và được bao quanh bởi đồi phi lao xanh mướt. Bãi Quan Lạn là một trong bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái tự nhiên.

Nghè  Trần Khánh Dư

Nghè Trần Khánh Dư toạ lạc ở thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, nằm trong Cụm Di tích Lịch sử, Kiến trúc – Nghệ thuật đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn. Nghè thờ Thành hoàng làng Quan Lạn là Trần Khánh Dư nên nhân dân gọi nghè thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

Nghè thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (Ảnh – Huan Nguyen)

Nghè Trần Khánh Dư được xây dựng từ thời Hậu Lê ở bến Cái Làng, cùng thời với đình Quan Lạn. Thời Nguyễn, dân làng chuyển về đất Quan Lạn nên đình, nghè, miếu, chùa cũng được chuyển theo. Trải qua thời gian, nghè cũ bị hỏng, năm 2011 xây dựng lại với quy mô lớn như hiện nay.

Nghè kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường có ba gian, hai chái, bốn mái, lợp ngói mũi hài, các đầu đao góc mái uốn cong đầu rồng, đầu kìm đắp nổi đầu rồng ngậm bờ nóc, bờ dải đắp hình nghê chầu. Hậu cung có ba gian, hai chái, ngăn cách giữa hậu cung với tiền đường bằng bức tường cửa gỗ. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào và cấu kiện kiến trúc bên trong được làm bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, tỷ mỷ, mô phỏng theo phong cách thời Trần. Tuy mới được trùng tu tôn tạo, nhưng rất cổ kính trang nghiêm, vẫn còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật cổ giá trị, có niên đại từ thời Hậu Lê, thời Nguyễn.

Một số nhà cổ ở Quan Lạn

Một trong những ngôi nhà cổ này là ngôi nhà của gia đình bà Vũ Thị Dược và ông Nguyễn Văn Di ở thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn. Ông Di cho biết, ngôi nhà được xây từ năm 1918 và được gia đình ông mua lại vào năm 1989. Qua thời gian gần 100 năm nhưng nhiều phần của ngôi nhà vẫn giữ được vẻ bền đẹp theo thời gian. Mặc dù đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều nhưng ngôi nhà vẫn mang nhiều nét cổ độc đáo và những kiến trúc đẹp cổ xưa. Điều đặc biệt là những ngôi nhà có tuổi khoảng 100 năm này xây bằng đá với mật mía và các loại gỗ quý đến nay vẫn bền vững với thời gian.

Đình Quan Lạn

Đình Quan Lạn (Ảnh – Bui Van Song)

Đây là một trong hai ngôi đình cổ nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), thờ Vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), thành hoàng làng và các vị tiền bối có công quai đê lập ấp. Kiến trúc đình kiểu chữ công, gồm tiền đường và hậu cung. Lúc đầu đình Quan Lạn được dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn, sau này vào những năm 1890 – 1900 đình được chuyển về xây dựng tại vị trí như ngày nay (thôn Đoài – xã Quan Lạn – huyện Vân Đồn). Mái đình lợp ngói vẩy, các đầu đao uốn cong, trên bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Đình có 32 cột cái, 26 cột quân được làm bằng gỗ lim và gỗ mần lái – loài cây chỉ có trên đảo đá Ba Mùn. Trải qua nhiều thế kỷ, những cột gỗ vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị mối mọt, trong đó có những cây cột cái cao trên 5m, đường kính 70cm. Các bức cốn, đầu bẩy, đầu dư, câu đầu, cửa võng… của đình được chạm khắc tinh xảo hình tượng rồng, phượng, hoa, lá.

Đền Quan Lạn

Đền Quan Lạn (Ảnh – Thanh Sơn HP)

Đền Quan Lạn nằm kế bên chùa Quan Lạn, là nơi thờ 3 anh em họ Phạm (Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng), những người đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh trong trận Vân Đồn – Cửa Lục chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1288.

Eo Gió Gót Beo (Bãi Gót)

Eo Gió, điểm check-in mới của các bạn trẻ khi du lịch Minh Châu (Ảnh – linhcanh.1910)

Từ Minh Châu, đi về phía Quan Lạn đến tận cuối đảo là hướng đi đến eo gió, Eo Gió Gót Beo là một đỉnh núi hướng thẳng ra biển. Sau khi vượt qua đoạn rừng và leo lên đến đỉnh eo gió các bạn có thể ngắm toàn cảnh hùng vĩ của thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ từ đây.

Ăn gì ở Quan Lạn

Ngoài hải sản thì còn thưởng thức được gì ở đất biển. Tuy nhiên, nếu sợ ăn hải sản quá nhiều sẽ đầy bụng các bạn có thể đặt nhà hàng hoặc khách sạn nấu cùng với những món cơm canh rau bình thường.

Hải sản, nhất định phải thưởng thức khi du lịch Quan Lạn (Ảnh – hoasun_f)

Ngao nướng mỡ hành

Ảnh – Cười Lên Cái Coi

Khi đến du lịch bất cứ vùng biển nào các bạn cũng hầu như sẽ thấy có một món hải sản biển dân dã xuất hiện ở hầu hết các quán ăn ở đây, đó là món ngao nướng mỡ hành. Ngao nướng mỡ hành tươi, ngon, béo ngậy uống với bia hơi là món mà hầu hết khách du lịch đều thích.

Canh hải sâm

Hải sâm là món ăn rất giàu dinh dưỡng (Ảnh – HT1323)

Ở Quan Lạn, hải sâm xuất hiện nhiều tại vùng biển Minh Châu và được người dân ở đây khai thác để làm thương phẩm. Hải sâm còn được gọi là “cao lương mỹ vị”, là thức ăn cao cấp, quý giá được ưa chuộng phổ biến, và những món ăn từ hải sâm sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn.

Mực hấp

Mực hấp gừng, món này lai rai với bia cũng khá vào (Ảnh – Dinh Anh Hoang)

Nếu mua được mực tươi ngoài chợ của ngư dân địa phương về hấp rồi chấm tương ớt thì ngon tuyệt. Miếng mực giòn tan, cắn đến đâu ngọt lừ đến đấy. Nhưng thật ra, cũng hiếm được ăn mực tươi lắm, khả năng cao là mực đông đá thôi các bạn :D

Tôm he nướng

Tôm he nướng ở Minh Châu (Ảnh – tangockhanhninh)

Tôm he là một giống tôm thuộc họ tôm mang cành, cùng họ với tôm sú hay tôm thẻ chân trắng. Cùng với tôm he, tôm hùm củng được rất nhiều nhà hàng lựa chọn làm đặc sản, thế nhưng khác với loài tôm hùm, giống tôm he có lớp vỏ mềm, khi còn sống có màu xanh, cái mác trên đầu tôm rất sắc và nhọn.

Món tôm he nướng cùng gia vị cũng thu hút được nhiều sự quan tâm từ thực khách, tuy là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Tôm he nướng rất đơn giản: Tôm tươi sau khi rửa sạch, cắt hết râu, để cho ráo, ướp một ít tiêu, muối, hành và tỏi băm nhỏ, cùng một ít dầu ăn rồi để một lúc cho ngấm. Sau đó, xiên tôm vào xiên hoặc kẹp vào vỉ nướng, nướng trên than hoa cháy hồng.

Sá sùng Quan Lạn

Sá sùng luôn là một món ăn rất đắt (Ảnh – bottinellimax)

Trừ người dân vùng biển Quảng Ninh và những tín đồ sành ăn, rất ít người biết sá sùng Quan Lạn là món ăn được xếp vào hàng vương giả. Sá sùng là động vật thân mềm, được coi là một trong những sản vật trời cho của biển cả Quảng Ninh. Tại các bãi triều ven biển, sá sùng phân bố dọc từ Quảng Yên đến Móng Cái, nhưng nhiều nhất và ngon nhất là sá sùng Quan Lạn – Minh Châu (huyện Vân Đồn).

Người miền biển coi sá sùng là mồi ngon nhất, xếp trên cả mực, tu hài, cua, ghẹ, cá, sam… Sá sùng khô đem nướng ăn rất giòn, càng nhai càng ngọt, đậm vị, dai dai, thơm thơm, như thoảng mùi vị của biển cả. Sá sùng cũng rất hợp để nấu cháo, nấu canh, xào.

Canh sá sùng lá lốt

Canh sá sùng nấu với lá lốt (Ảnh – thanhpham218)

Ở Quảng Ninh, Sá sùng ở vùng đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn nổi tiếng là ngon nhất cả nước. Sá sùng tươi có thể dùng nấu canh lá lốt, xào cần tỏi tây, xào su hào hoặc nấu cháo… Sá sùng khô được dùng để rang, nướng ăn khi uống bia, rượu, làm ngọt nồi nước dùng khi nấu bún, phở.

Tu hài

Tu hài nướng mỡ hành (Ảnh – lmttokki)

Tu hài hay còn gọi là ốc vòi, là loài hải sản có giá trị kinh tế được nuôi nhiều ở vùng biển huyện đảo Vân Đồn. Thịt tu hài thơm ngon, ngọt, giòn, giàu chất dinh dưỡng.

Hàu nướng mỡ hành

Hàu nướng mỡ hành (Ảnh – thhuyennnn)

Tuy không quý hiếm như các mặt hàng thủy hải sản khác, nhưng thịt hàu, đặc biệt là hàu sữa rất thơm ngon và ngọt, mùi vị rất lạ, béo béo nên vẫn được mệnh danh là một trong những món đặc sản nổi tiếng ở nơi đây.

Lịch trình du lịch Minh Châu

Đi Minh Châu thì tầm 2 ngày 3 đêm là khá okie cho một chuyến đi. Thường thì các bạn có thể xuất phát từ (Hà Nội) sáng thứ 6, tối chủ nhật sẽ trở về Hà Nội. Nếu không có nhiều thời gian, các bạn có thể tranh thủ đi từ Hà Nội vào tối thứ 6, sáng thứ 7 lên tàu ra đảo. Chiều chủ nhật từ đảo quay lại Vân Đồn rồi từ đó về Hà Nội.

3 ngày cuối tuần là đủ để bạn có một chuyến du lịch Minh Châu tuyệt vời (Ảnh – dieuminhh)

Ngày 1: Hà Nội – Vân Đồn – Minh Châu

Đi chuyến sớm nhất từ Hà Nội khoảng 6-7h sáng thì khoảng trưa các bạn có mặt ở Vân Đồn. Bắt chuyến tàu sớm nhất có thể đi Minh Châu

Khoảng đầu giờ chiều có mặt ở Minh Châu, nhận phòng rồi nghỉ ngơi.

Tùy vào địa điểm nghỉ ngơi các bạn có thể ra tắm ở các bãi biển gần đấy. Nếu nghỉ ở phía xã Minh Châu thì đi bãi Minh Châu, bãi Robinson. Nếu ở phía xã Quan Lạn thì ra bãi Quan Lạn, Sơn Hào.

Tối về khách sạn ăn uống nghỉ ngơi. Nếu đi đội đông thì ăn uống xong có thể tổ chức ra biển hoặc chỗ nào đấy hát hò đốt lửa trại.

Ngày 2: Minh Châu – Quan Lạn

Ngày đầu tiên các bạn đi biển nào rồi thì ngày thứ 2 các bạn đi những biển của xã còn lại. Buổi sáng dậy sớm đi làm bộ ảnh đón bình minh về sống ảo nhé.

Chiều tiếp tục đi khám phá một số địa điểm du lịch khác trên đảo, đi Eo Gió ngắm biển chụp ảnh.

Ngày 3: Minh Châu – Vân Đồn – Hà Nội

Ra cảng đi tàu về lại Vân Đồn, nhớ nhờ khách sạn mua vé về cho trước nếu đi vào dịp đông. Về đến cảng thì lên tàu về lại Hà Nội. Chiều tối có mặt tại Hà Nội.

Tìm trên Google

  • kinh nghiệm du lịch Minh Châu 2024
  • du lịch Minh Châu tháng 3
  • tháng 3 Minh Châu có gì đẹp
  • review Minh Châu
  • hướng dẫn đi Minh Châu tự túc
  • ăn gì ở Minh Châu
  • phượt Minh Châu bằng xe máy
  • Minh Châu ở đâu
  • đường đi tới Minh Châu
  • chơi gì ở Minh Châu
  • đi Minh Châu mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Minh Châu
  • homestay giá rẻ Minh Châu
3.6/5 - (5 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Quảng Ninh

QUẢNG NINH

Vị trí Quảng Ninh trên bản đồ Việt Nam

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2016, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam.

Bạn có biết: Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử, Quảng Ninh là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam.

  • Diện tích: 6.102,3 km²
  • Dân số: 1.224.600 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 4 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện
  • Mã điện thoại: 0203
  • Biển số xe: 14