Cùng Phượt – Đà Nẵng là một thành phố biển nằm ở miền Trung (thuộc vùng Nam Trung Bộ), có vị trí gần như là trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và Sài Gòn. Đây là thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế chính trị của miền Trung. Du lịch Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng và hấp dẫn du khách bởi những bãi biển dài mà còn bởi những cảnh quan thiên nhiên ấn tượng như bán đảo Sơn Trà với hàng trăm ha rừng nguyên sinh, đỉnh núi Bà Nà với nhiều công trình đạt kỷ lục…Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe.
©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả James Evans, tumit2505, 97line_, cani_podroznik, Trường Kỳ, puravidahomes, lananh24121993, banhbaodalat, theamazinghaianh, Nguyen Anh Hoang, gl_tracy, 김광준, syen_ruoj, hallodany, huyenn_tran, s22undam1, viet.vvan, truong_pvn, kauffmanny, dungminmin, missbhuang_410, cote_est_, gerda_curie, due_zaini_in_viaggio, due_zaini_in_viaggio, Patrick Tang, Thắng Ngô Anh, WildTrek, Viet Thang, Truong Bui, Jae-Min Chun, Trần văn Linh, looking_for_lexi, Константин Василец, 郑大路, gienkhan, sim761201, ld_khoa, nfdkhanh, ng.bao.han, Huế Nguyễn Quang, Thiệm Thủ, Hồ Ngọc Tú, Dương Nguyễn Đình Tùng, Sara Toom, baodanang.vn, Thục Nhân, Thu Hà, Tri Le Van, hoony.hun, minhyeokim_, Vinh Trần Đức, Vinh Trần Đức, pebap_lovely, meo07.tlc, ngngmylinh2502, hohoang_nam, dieutran114, daile0612, vatnang17, yummydanang, kitchenhongo, Linh Mimi, monte.the.eater, moanhnt, thiennguyen1012, theroguewanderluster, chinnfood, Xuân Sơn, thiennguyen1012, golfess, hae_yuni, auslynfoodjournal, tebefood, myduyen_229, Khương Nguyễn Phan, tini091196, ntvvirus, thienphu_29 nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.
Giới thiệu chung về Đà Nẵng
Mục lục
- 1 Giới thiệu chung về Đà Nẵng
- 2 Nên đi du lịch Đà Nẵng thời gian nào?
- 3 Hướng dẫn đi tới Đà Nẵng
- 4 Lưu trú ở Đà Nẵng
- 5 Địa điểm du lịch ở Đà Nẵng
- 5.1 Bãi biển Mỹ Khê
- 5.2 Bán đảo Sơn Trà
- 5.3 Cầu
- 5.4 Sun Wheel
- 5.5 Núi Ngũ Hành Sơn
- 5.6 Khu du lịch Bà Nà
- 5.7 Suối Mơ
- 5.8 Thác Ba Đờ Phọt
- 5.9 Giếng Trời
- 5.10 Đèo Hải Vân
- 5.11 Bảo tàng
- 5.12 Chợ Cồn
- 5.13 Làng Vân
- 5.14 Nhà thờ Con Gà
- 5.15 Làng Nam Ô
- 5.16 Khu du lịch
- 5.17 Làng văn hóa Cơ Tu
- 5.18 Làng nghề
- 5.19 Các khu chợ đêm
- 6 Các món ăn ngon ở Đà Nẵng
- 7 Lịch trình đi du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng những năm 1970 của thế kỷ 20, lúc này vẫn đang dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa (Ảnh – James Evans) |
Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong các cuộc chiến tranh của đất nước.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
và thành phố Đà Nẵng ngày nay (Ảnh – cungphuot.info) |
Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.
Là một trong những cửa sông lớn của miền Quảng Nam (mở rộng về phương Nam), từ nhiều thế kỷ trước, kể cả khi Hội An còn đang trong thời kì phát triển rực rỡ vào thế kỉ 17, cửa biển Đà Nẵng đã được đánh giá rất cao. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung.
Từ thời điểm này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các dịch vụ thương mại liên quan.
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh.
Nên đi du lịch Đà Nẵng thời gian nào?
Khoảng thời gian từ tháng 4-8 tương đối đẹp để đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng và tắm biển (Ảnh – tumit2505) |
Với mỗi khoảng thời gian khác nhau, Đà Nẵng sẽ có những nét đẹp riêng cuốn hút du khách (tùy theo sở thích riêng của mỗi người), tuy nhiên để đảm bảo sẽ có những trải nghiệm tuyệt nhất bạn có thể tham khảo một vài thông tin như sau
- Tháng 1-3 thời tiết Đà Nẵng có hơi một chút se lạnh nhưng khá đẹp, nhiệt độ ở ngưỡng vừa phải
- Tháng 4-5 thời tiết chuyển dần sang mùa hè nhưng đôi khi vẫn còn sương mù nên nếu ưa thích chụp ảnh biển có lẽ bạn nên chờ thêm một chút nữa.
- Tháng 6-8 là mùa mưa của miền Bắc nhưng lại là mùa nắng nóng của miền Trung, lúc này đến Đà Nẵng quả là tuyệt vời nhé.
- Tháng 9-12 Đà Nẵng (và miền Trung) bắt đầu vào mùa mưa, bão nên không thuận lợi lắm cho các bạn di chuyển, nếu đến Đà Nẵng lúc này gần như chỉ có thể trải nghiệm cảm giác mưa bão miền Trung kết hợp với tour khám phá ẩm thực Đà Nẵng thôi.
- Rất gần Đà Nẵng là phố cổ Hội An, bạn có thể kết hợp để du lịch 2 địa điểm này cùng một khoảng thời gian. Chú ý là phố cổ Hội An thường tắt điện vào tối 14 âm lịch hàng tháng nhé.
Hướng dẫn đi tới Đà Nẵng
Phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội, nếu có thời gian các bạn có thể lái xe vào Đà Nẵng và quay về trong khoảng 1 tuần (Ảnh – cungphuot.info) |
Nếu có thời gian và muốn trải nghiệm cảm giác lái xe đường dài (với cả xe máy và ô tô) các bạn có thể tự mình đi từ Hà Nội/Sài Gòn tới Đà Nẵng. Từ Hà Nội vào các bạn có thể dừng tại Quảng Bình ghé thăm di tích Phong Nha Kẻ Bàng, Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, thăm cố đô Huế rồi vượt đèo Hải Vân để tới Đà Nẵng. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng bạn có thể khám phá cung đường ven biển Nam Trung Bộ tuyệt đẹp chạy dọc từ Bình Thuận tới Đà Nẵng.
Phương tiện công cộng
Đường bộ
Nằm trên trục đường giao thông huyết mạch của cả nước, các chuyến xe chạy Bắc Nam sẽ đi qua Đà Nẵng hàng ngày nên số lượng đầu xe là rất lớn, chưa kể đến hàng chục các tuyến xe chạy trực tiếp tới Đà Nẵng từ Hà Nội và Sài Gòn. Nếu khởi hành từ Hà Nội sẽ mất khoảng 16 tiếng và 25 tiếng nếu khởi hành từ Sài Gòn cho 1 hành trình tới Đà Nẵng. Nếu thích du lịch bằng xe giường nằm, các bạn nên chọn các tuyến xe Open Bus bởi những xe này thường dừng để trả và đón khách ở những địa điểm du lịch nổi tiếng.
Xem thêm bài viết : Xe chất lượng cao đi Đà Nẵng (Cập nhật 10/2024)
Đường sắt
Đi tàu tuy lâu nhưng với chặng từ Huế sang Đà Nẵng, đi qua đèo Hải Vân cảnh đẹp vô cùng (Ảnh – 97line_) |
Có một thông tin rất thú vị mà chắc chỉ những ai hay đi tàu Bắc Nam mới biết, đó là với mỗi chuyến tàu chạy qua ga Đà Nẵng sau đó sẽ luôn đổi ngược lại chiều của toa tàu. Nếu từ Hà Nội tới Đà Nẵng các bạn đang ngồi xuôi thì sau khi rời ga Đà Nẵng các bạn sẽ ngồi ngược.
Từ Hà Nội hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE1, SE3, SE5, SE7, SE9, SE19. Xét về khía cạnh hợp lý trong việc thời gian di chuyển, các bạn có thể quan tâm tới chuyến tàu SE1 (đi từ Hà Nội 22h20 đến Đà Nẵng 13h25) SE3 (đi từ Hà Nội 19h30 đến Đà Nẵng 11h05) hoặc SE19 (đi từ Hà Nội 20h10 đến Đà Nẵng 12h20)
Từ Sài Gòn hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE2, SE4, SE6, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Đà Nẵng vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21h55 đến Đà Nẵng 13h37) SE4 (đi từ Sài Gòn 19h25 và đến Đà Nẵng lúc 12h16) và SE22 (đi từ Sài Gòn 11h40 và đến Tam Kỳ lúc 6h28)
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hỏa (Cập nhật 10/2024)
Đường không
Nhanh nhất vẫn là di chuyển bằng máy bay, sân bay Đà Nẵng lại nằm ngay trong trung tâm nên đi lại khá tiện (Ảnh – cani_podroznik) |
Hiện tất cả hãng hàng không đều có đường bay thẳng tới Đà Nẵng với giá vé rẻ nhất có thể đặt trong mùa cao điểm từ 1000k tới 3000k cho chặng bay khứ hồi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn. Nếu đặt vé vào các thời gian thấp điểm (khoảng cuối năm) hoặc bay vào những giờ không được đẹp lắm các bạn có cơ hội đặt được vé giá rẻ hơn.
Một lợi thế khá lớn của sân bay Đà Nẵng là nằm ngay trong thành phố, chính vì vậy mà chi phí di chuyển bằng taxi từ sân bay về khách sạn hoặc thậm chí là về thẳng khu phố cổ Hội An tương đối dễ chịu.
Đi lại ở Đà Nẵng
Xe máy
Khí hậu trong lành, giao thông thuận tiện là những lợi thế để các bạn có thể sử dụng xe máy di chuyển trong những ngày ở Đà Nẵng. Hầu như không kẹt xe, đường xá lại tương đối thông thoáng và dễ đi nên kể cả với những bạn không giỏi đi xe chắc cũng có thể đi được.
Việc thuê xe máy lại vô cùng dễ dàng, chi phí cũng hợp lý, hầu như bất cứ chỗ nào trong thành phố bạn cũng có thể tìm thấy địa điểm thuê xe, thậm chí các dịch vụ thuê xe còn giao tận khách sạn. Tuy vậy đi xe máy chỉ hợp với những nhóm bạn/gia đình trẻ thích lang thang, khám phá các ngõ ngách thôi. Nếu đi gia đình có trẻ em hay người già các bạn hãy tham khảo các phương án đi lại khác.
Xem thêm bài viết: Địa điểm thuê xe máy ở Đà Nẵng (Cập nhật 10/2024)
Xe điện
Cũng như nhiều thành phố du lịch khác, Đà Nẵng hiện cũng đã có xe điện phục vụ du khách quanh khu vực dọc tuyến đường biển Mỹ Khê. Xe điện rất phù hợp cho các đoàn đi đông, nhất là trong việc đi ăn hay đi tắm biển bởi số lượng chỗ nhiều cũng như không gian mở để có thể hóng mát.
Taxi/Grab
Cùng với Hà Nội và Sài Gòn, Đà Nẵng là thành phố mà ứng dụng Grab Car được phép hoạt động, số lượng xe không nhiều như 2 thành phố lớn kia nhưng cũng thoải mái, giá Grab không chắc rẻ hơn taxi nhưng việc gọi xe bằng ứng dụng sẽ thuận lợi hơn trong việc theo dõi xe cũng như có thể sử dụng các hình thức thanh toán không cần tiền mặt.
Là một thành phố du lịch nên taxi có thể bắt gặp ở mọi nơi, đây là phương tiện giao thông phổ biến và thuận tiện đối với hầu hết du khách do dễ gọi xe. Trong quá trình di chuyển, nếu thấy hợp với một lái xe nào đó, bạn có thể xin thông tin để gọi trực tiếp cho các chuyến đi sau.
Một số hãng taxi đang hoạt động ở Đà Nẵng
- Vinasun: 0236 3 68 68 68
- Tiên Sa: 0236 3 79 79 79
- Mai Linh: 0236 3 56 56 56
Xe buýt
Không nhiều xe như mạng lưới xe buýt của Hà Nội hay mạng lưới xe buýt Sài Gòn nhưng các tuyến xe buýt ở Đà Nẵng cũng khá đủ để di chuyển tới một số địa điểm nổi tiếng. Thành phố Đà Nẵng cũng vận hành 2 tuyến xe buýt phục vụ du lịch xuất phát từ sân bay và đi tới một số địa điểm nổi tiếng trong thành phố, mạng lưới xe buýt kế cận đi Hội An hay Huế cũng có. Vậy nên về cơ bản, nếu đi 1 mình, muốn tiết kiệm chi phí, không muốn tự lái xe thì phương án di chuyển bằng xe buýt tương đối phù hợp với bạn.
Xích lô
Tại một số địa điểm du lịch hoặc khách sạn nổi tiếng, thường có sẵn một số xích lô để phục vụ những du khách thích ngắm thành phố chậm rãi. Trên những vòng xe xích lô dạo phố, du khách có dịp đi ngang những điểm đến nổi tiếng của thành phố như Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, đường Bạch Đằng, chợ Hàn, đường Trần Phú, cầu Sông Hàn, đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa… Thời gian thích hợp để dạo phố là buổi sáng và lúc trời chiều đã trở nên mát mẻ hơn.
Lưu trú ở Đà Nẵng
Là một Thành phố du lịch nên Đà Nẵng được đầu tư rất nhiều về hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở cũng như lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hiện thành phố có gần 500 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 15000 phòng (trong đó 20% được xếp hạng từ 3 sao trở lên). Với sự phát triển và gia tăng nhiều thương hiệu uy tín về cơ sở lữ hành và lưu trú, Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đến địa phương du lịch của du khách ngày một tăng.
Resort
Với một dải bờ biển dài, Đà Nẵng có tương đối nhiều resort cao cấp nằm ngay sát biển. Tuy vậy, ở Đà Nẵng các khu resort này được quy hoạch xa hơn so với khu bãi biển trung tâm, không chiếm mất không gian công cộng của du khách nhưng vẫn đảm bảo không gian riêng tư cho khách hàng nghỉ tại đây.
Một số resort đẹp ở Đà Nẵng
InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort
Địa chỉ: Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 393 8888
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng
Địa chỉ: 23 Trường Sa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 3966 888
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Hyatt Regency Danang Resort and Spa
Địa chỉ: 5 Trường Sa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 398 1234
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Meliá Danang
Địa chỉ: 19 Trường Sa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 3929 888
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Premier Village Đà Nẵng Resort
Địa chỉ: 99 Võ Nguyên Giáp, Bắc Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 391 9999
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Khách sạn/Nhà nghỉ
Khách du lịch đến Đà Nẵng thường có 2 lựa chọn về vị trí khách sạn, ở các khu gần biển hoặc ở bên trong phía trung tâm. Ở gần biển thì sẽ thuận lợi cho các bạn ra tắm biển, ở gần trung tâm sẽ thuận lợi khi đi ăn uống chơi bời. Tùy vào sở thích mà các bạn lựa chọn cho phù hợp.
Một số khách sạn tốt ở Đà Nẵng
Monarque Hotel
Địa chỉ: 238 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 358 8888
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Sala Danang Beach Hotel
Địa chỉ: 36-38 Đường Lâm Hoành, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 3658 555
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Salmalia Boutique Hotel & Spa
Địa chỉ: 52 Đường Lâm Hoành, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 391 91 91
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Chicland Hotel
Địa chỉ: Số 210 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 223 2222
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Rosamia Da Nang Hotel
Địa chỉ: 282 Võ Nguyên Giáp, Việt Nam, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 3954 999
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Homestay
Như bao địa điểm du lịch khác, homestay ở Đà Nẵng thường là những khách sạn/nhà nghỉ mini với quy mô phòng nhỏ, được thiết kế đẹp và giá cả phải chăng để thu hút du khách là các nhóm bạn trẻ. Ở tại những homestay kiểu này, ngoài tiết kiệm chi phí các bạn còn có thể giao lưu với nhiều nhóm bạn cùng sở thích, nhận được sự hỗ trợ từ chủ nhà (thường là các bạn trẻ người địa phương) trong công cuộc khai phá các góc chơi bời và ăn uống của thành phố này.
Một số homestay tốt ở Đà Nẵng
Hana Homestay Danang
Địa chỉ: 84 Thạch Lam, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
093 500 58 91
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Minh House
Địa chỉ: 30/1/3 Hà Bổng, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
096 885 50 96
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Homestay Sea Kite
Địa chỉ: Lô 21 đường An Thượng 32, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại:
0236 3958 785
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Homestay Halley
Địa chỉ: 37 Đào Cam Mộc, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại:
091 586 52 52
Xem giá phòng ưu đãi từ:
HaLo Homestay Da Nang
Địa chỉ: 30/1/8 Hà Bổng, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại:
096 735 79 47
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Xem thêm bài viết: Danh sách Homestay ở Đà Nẵng (Cập nhật 10/2024)
Căn hộ riêng
Hiện ở một vài thành phố lớn, (trong đó có Đà Nẵng) nơi có nhiều các khu chung cư được xây dựng, bắt đầu xuất hiện các hình thức cho thuê các căn hộ với đầy đủ vật dụng và tiện nghi như ở nhà. Những căn hộ kiểu này rất phù hợp với gia đình hoặc nhóm bạn thân bởi các bạn sẽ có không gian sinh hoạt chung thoải mái, có thể tự nấu nướng, giặt giũ, nói chung là tương đối giống ở nhà. Hạn chế là những khu căn hộ kiểu này thường sẽ nằm sâu trong thành phố.
Địa điểm du lịch ở Đà Nẵng
Bãi biển Mỹ Khê
Tạp chí Forbes đã bình chọn Mỹ Khê là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Nhìn từ trên cao, biển Mỹ Khê “hút hồn” du khách bởi một màu xanh trải dài tới tận chân trời. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, nơi đây khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Mỹ Khê bao gồm 3 khu bãi tắm chính :
- Ngay ngã ba đường Phạm Văn Đồng cắt tuyến đường ven biển là bãi tắm công viên trung tâm Phạm Văn Đồng. Nơi đây còn phục vụ cho nhu cầu tắm biển ban đêm của khách du lịch và người dân địa phương. Bãi tắm đêm Đà Nẵng là một trong những bãi tắm đêm đầu tiên ở Việt Nam, được quản lý an toàn tốt, có đội cứu hộ thường xuyên túc trực và có hệ thống chiếu sáng hiện đại.
- Rẽ phải khoảng 500m là Bãi tắm T20-T18, gắn liền với lịch sử hình thành của khu điều dưỡng quân đội T20-T18 và gần hơn với khu Non Nước. Bãi tắm này có bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn hơn, rất thích hợp với các môn thể thao biển cảm giác mạnh và đã từng tổ chức giải lướt ván diều quốc tế, khu vực này cũng khá nhộn nhịp hàng quán.
- Rẽ trái khoảng 300m là Bãi tắm số 1-2-3. Bãi tắm này thông liền với công viên biển Phạm Văn Đồng, và là bãi tắm chính của biển Mỹ Khê. Bãi tắm số 1-2-3, có bờ cát rộng và dài, biển thoải và ít sóng cuốn, rất hợp với các gia đình, trẻ nhỏ, người già. Đó cũng là một lý do để chọn làm bãi tắm chính của thành phố với đầy đủ các tiện nghi phục vụ tắm biển.
Bãi biển Mỹ Khê hấp dẫn với cát trắng mịn, nước biển trong xanh, cùng hàng dừa thơ mộng và là điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến du lịch Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà
Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), nằm cách trung tâm thành phố chừng 10 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chắn cho Đà Nẵng trước các thiên tai đến từ biển.
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo, bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó. Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa Linh Ứng linh thiêng và huyền bí, là điểm đến lý tưởng của du khách đến Đà Nẵng.
Xem thêm bài viết: Các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng (Cập nhật 10/2024)
Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng, Sơn Trà là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng. Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một tam giác linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy Sơn của ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh Ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Linh Ứng Tự Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.
Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt sừng sững trên khu đất rộng 20 ha của núi Sơn Trà với những hạng mục chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường, thư viện, nhà ăn, nhà cầu, vườn tượng các vị la hán và hiện còn xây dựng công trình chưa hoàn tất. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa Việt Nam.
Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67m). Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa, mang theo bao lời cầu mong về một vụ mùa sóng yên biển lặng và quốc thái dân an.
Bãi Bụt (Vịnh Bụt)
Bãi Bụt nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà với những bãi biển còn tương đối hoang sơ. Bên dưới là những rạn san hô lớn và là nơi trú ngụ của vích (họ rùa) được bảo tồn. Trên bờ là rừng nguyên sinh, còn tồn tại loài vượn mặt đỏ có tên trong sách đỏ.
Bãi Rạng
Qua chùa Linh Ứng một đoạn các bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn xuống bãi, dưới đây có nhiều các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, thuê đồ để tắm biển.
Đỉnh Bàn Cờ
Để lên tới khu vực đỉnh Bàn Cờ, bạn phải leo một đoạn cầu thang khá dốc, dựng đứng. Theo truyền thuyết, có hai vị tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại. Rồi một hôm, những tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, trong lúc lơ là nhìn tiên nữ vui đùa, một tiên ông đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông dậm mạnh bàn chân lên tảng đá, đá văng bàn cờ xuống biển, rồi bay về trời. Theo truyền thuyết đó, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ và đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó.
Hải đăng Sơn Trà
Hải đăng Sơn Trà hay còn gọi là hải đăng Tiên Sa, nằm tại đỉnh Hòn Sơn Trà với độ cao khoảng 223m so với mặt nước biển, là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ 20 do Pháp xây dựng. Hải đăng có đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng có thể định hướng và định vị trí của mình. Ngọn hải đăng cao 15,6m, rộng trung bình 2,7m, với tầm nhìn địa lý là 14 hải lý, chiều cao tâm sáng là 238,4m.
Trạm radar Sơn Trà
Trạm Rada trên bán đảo Sơn Trà (Trạm rada 29 -Trung đoàn rada 290 – Sư đoàn Phòng Không Không Quân 375) nằm ở độ cao 621m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Sơn Trà, được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương” với bán kính quan sát của hệ thống lên đến 300km. Tầm quét sóng có thể kiểm soát cả khu vực Đông Dương đến cả Hồng Kong và đảo Hải Nam. Trạm Rada này do Mỹ xây dựng vào những năm 60. Đến năm 1990, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới thêm 1 trạm ra đa quản lý không lưu đối với các máy bay dân dụng (quả cầu mới – quả cầu thứ 3). Hiện tại 2 rada là thuộc quản lý của quân chủng Phòng không Không quân và 1 rada thuộc ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Bãi Bắc
Bãi Bắc, bãi hướng về phía Đông Bắc, dân địa phương thường quen gọi bãi Bấc, bãi này có hai gành Đông và gành Tây, nơi đây từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, có rất nhiều rong biển màu xanh sẫm bám trên các tảng đá dọc theo hai gành. Dân địa phương gọi là “mứt”, một đặc sản khá ngon, ăn sống cũng được, nấu chín cùng với cá cơm mờm hay cá khoai ăn cũng khá thú vị.
Hiện khu vực này đã nằm hoàn toàn trong khu nghỉ dưỡng của khách sạn Intercontinental, người ngoài nếu không phải khách trong khu nghỉ gần như sẽ không thể vào được.
Ghềnh Bàng
Ghềnh Bàng Sơn Trà là một điểm du lịch ít được người biết đến, nhưng lại là điểm du lịch được dân du lịch bụi thích thú. Ít ai biết rằng mặt nước bãi biển hoang sơ Ghềnh Bàng lại ẩn chứa nhiều san hô và cá biển đủ màu sặc sỡ. Trên bãi đá rộng chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ các nhóm đi chơi dã ngoại với giá cả khá mềm. Ở đây có thể có những món ngon đặc trưng như nộm sứa, mực hấp, cá hấp tươi ngon… vừa từ những thuyền bè làng chài ở ghềnh Rạng mang lên như những quà tặng biển khơi dưới chân sóng Sơn Trà.
Khu du lịch Bãi Cát Vàng
Khu du lịch Bãi Cát Vàng có diện tích gần 10.000 m2, được thiên nhiên ưu ái cho bãi cát dài uốn mình bên làn nước biển trong veo, mát lạnh, bao quanh là khung cảnh núi rừng kì vĩ, xanh ngát. Bên cạnh những hoạt động quen thuộc như tắm biển, du khách còn được trang bị đầy đủ kính lặn, ống thở, áo phao để lặn ngắm những rặng san hô kì ảo hoặc được cấp cần câu để câu cá, mò bắt ốc biển, bào ngư…Nơi đây còn cung cấp những dịch vụ như cho thuê thuyền Kayak, thuyền thúng hoặc ca-nô để du khách thoả sức khám phá trên biển. Các hoạt động thể thao biển hấp dẫn như kéo thuyền chuối, đu mình trên dây hoặc được đi quăng lưới, bắt vịt với ngư dân bản địa sẽ là những ấn tượng để lại của du khách khi tới đây.
Cầu
Cầu Sông Hàn
Cầu sông Hàn được khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1998, khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.
Hằng ngày, vào khoảng 1h00, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4h00 cầu sẽ quay trở lại như cũ
Cầu Rồng
Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu Rồng. Dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Theo thiết kế, con rồng trên cầu có thể phun lửa trong hai phút và kế tiếp là 3 phút phun nước khiến cầu đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn ở Thành phố Đà Nẵng. Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21h00 các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày Lễ lớn.
Cầu Trần Thị Lý
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý, và được nâng cấp thành cầu đường bộ, cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi làm nhiệm vụ thông thương, nối liền hai bờ sông Hàn.
Cầu Trần Thị Lý được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng. Trong đó, mặt phẳng dây phía Đông được neo từ thân trụ xuống dầm cầu giữa, mặt phẳng dây phía Tây được bố trí xoắn và rẽ ra hai nhánh tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế.
Sun Wheel
Vòng quay Mặt Trời nằm trong khuôn viên công viên giải trí châu Á đang trở thành một địa điểm thu hút người dân Đà Nẵng cũng như du khách du lịch. Vòng quay có thời gian là 15 phút bao gồm 64 cabin (6 người) có thể chứa tối đa 384 khách. Từ vòng quay này, du khách có thể thu vào tầm mắt một Đà Nẵng lung linh về đêm hay huyền ảo dưới ánh hoàng hôn. Với độ cao 115m, du khách hoàn toàn có thể thưởng ngoạn toàn cảnh Đà Nẵng với góc nhìn từ trên cao.
Núi Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Nơi này nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An.
Khu du lịch Bà Nà
Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25 km về phía. Sau năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Đà Nẵng.
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Bà Nà (Cập nhật 10/2024)
Cầu Vàng
Nằm trên Khu du lịch Bà Nà, Cầu Vàng được khành thành năm 2018, là đường nối ga cáp treo Marseille tới vườn Thiên Thai và vườn hoa Le Jardin d’Amour . Ở giữa cầu có hai bàn tay lớn được tạc từ đá, đây chính là điểm nhấn ấn tượng khiến cây cầu nổi tiếng khắp thế giới.
Vườn hoa Le Jardin D’Amour
9 khu vườn tại Le Jardin D’Amour là 9 câu chuyện thú vị được đặt trong 9 phong cách kiến trúc độc đáo khác nhau, tạo ra một không gian mang đậm chất thơ và ngập tràn hương sắc.
Chùa Linh Ứng
Tọa lạc ở độ cao trên 1.400m, chùa Linh Ứng được khánh thành ngày 05/03/2004. Kiến trúc chùa chữ Tam gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lát bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông ba lá quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Chùa có một bức tượng Thích Ca Phật đài uy nghi, cao 27m màu trắng mà những ngày nắng ráo, từ thành phố Đà Nẵng có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà giống với Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và do cùng một vị sư trụ trì.
Làng Pháp
Làng Pháp tái hiện một nước Pháp cổ điển và lãng mạn với tổ hợp công trình kiến trúc độc đáo: quảng trường, nhà thờ, thị trấn, làng mạc, khách sạn,… Đến với Làng Pháp, du khách như ngược dòng thời gian, trải nghiệm không gian sống tinh tế và đậm chất thơ của một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới.
Fantasy Park
Lấy cảm hứng từ 2 cuốn tiểu thuyết “ Hành trình vào trung tâm trái đất” và “ Hai vạn dặm dưới biển” của nhà văn người Pháp Jules Verne, Fantasy Park là khu vui chơi giải trí trong nhà diện tích 21.000m2 với thiết kế 3 tầng bao gồm hơn 100 trò chơi:
- Tầng B1 “Trò chơi mạo hiểm”
- Tầng B2 “ Miền phiêu lưu kỳ thú”
- Tầng B3 “Thế giới huyền bí”.
Suối Mơ
Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên.
Thác Ba Đờ Phọt
Ba Đờ Phọt là cái tên ra đời cùng với Bà Nà do người Pháp đặt khi khảo sát cụm núi nơi đây làm khu nghỉ dưỡng. Đỉnh Ba Đờ Phọt nằm trên dải núi Chúa, với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, nơi đây quanh năm mát mẻ với hệ động thực vật phong phú.
Giếng Trời
Giếng Trời nằm sâu trong núi thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Có lẽ do địa hình khó đi nên thắng cảnh này còn ít người biết đến. Khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được những người đi rừng phát hiện và sau đó một vài nhóm bạn trẻ tìm đến để chinh phục và khám phá. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng, Giếng Trời được các nhóm chia sẻ lên mạng xã hội và lan truyền tới nhiều người hơn. Từ phòng vé cáp treo Bà Nà, các bạn cần đi thêm khoảng gần 10km nữa sẽ đến được địa điểm này.
Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này gọi là Hải Vân Quan (海雲關), xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn (Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm “Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo”, tức và làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn, 1470).
Bảo tàng
Bảo tàng Đà Nẵng
Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay tọa lạc trong khuôn viên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, được khởi công xây dựng từ năm 2005 và đưa vào hoạt động đón khách tham quan từ năm 2011. Bảo tàng là nơi trưng bày và giới thiệu về lịch sử hình thành, văn hóa dân tộc cũng như chứng tích của vùng đất này qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m². Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần. Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.
Bảo tàng văn hóa Phật Giáo
Bảo tàng nằm trong khuôn viên Chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, là nơi hiện đang lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ về Phật Giáo. Hiện nay Bảo tàng trưng bày khoảng hơn 200 hiện vật kết tinh những giá trị văn hoá độc đáo gồm: Tượng Bồ tát Quan âm tống tử, Bổ tát Quan âm cưỡi long ngư, nhiều bộ linh tượng cổ như Thích Ca, Dược Sư, Di Lặc, Phật Bồ Tát Mật Tông, Quán Âm, Chămpa, Di Đà, các chuông đồng, Bộ trượng tám thế,… Bên cạnh đó, hiện Chùa cũng đang lưu giữ nhiều hiện vật là những tượng Phật, mộc bản kinh Phật, Lư đồng thời xa xưa, đồ thờ cúng… có niên đại từ thế kỷ 7, đến cuối thế kỷ 19, 20”.
Bảo tàng Upside Down
Mô hình nhà đảo ngược có ở khá nhiều nơi, trong đó có Đà Nẵng. Tới đây các bạn sẽ có những bức ảnh thú vị, tưởng chừng như phá vỡ mọi quy luật hấp dẫn trên trái đất.
Bảo tàng tranh 3D
Art in Paradise Danang là bảo tàng tranh 3D Art, mở ra thế giới ảo giác vạn người mê, thách thức mọi tín đồ ưa khám phá, có trí tưởng tượng và óc hài hước cao. Art in Paradise Danang sở hữu hơn 130 tác phẩm tranh 3D độc đáo, sáng tạo được vẽ trực tiếp lên tường, sàn Bảo tàng bằng những bàn tay điêu luyện của gần 20 họa sĩ tài năng đến từ Hàn Quốc.
Chợ Cồn
Được xây dựng từ năm 1940, do nằm trên một cồn đất cao giữa lòng phố nên người dân ở đây quen miệng gọi thành tên Chợ Cồn. Chợ này được xem là một trong những khu chợ lớn và lâu đời nhất của Đà Nẵng. Nếu thích khám phá các món ăn vặt ngon với giá cả siêu rẻ, bạn cũng nên dành thời gian để ghé thăm Chợ Cồn nhé
Làng Vân
Làng Vân trước đây còn gọi là làng cùi – làng phong. Là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, là nơi cư trú của 1 bộ phân nhỏ người dân bị phong sống tách biệt với người dân thành phố từ những năm 80. Sau này được nhà nước hỗ trợ, đã đưa toàn bộ người dân vào trong thành phố sống hòa nhập với mọi người, vì thế Làng Vân vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ và mộc mạc của 1 làng chài ven biển. Hiện nơi đây đã được quy hoạch dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng nên trong tương lai những nét hoang sơ có thể sẽ không còn, nếu có cơ hội bạn có thể sắp xếp thời gian đến đây một lần nhé.
Để tới Làng Vân có thể đi theo đường biển (đi bằng ghe,tàu,ca nô) hoặc đi đường bộ. Bạn nên đi đường từ trên đèo Hải Vân đi xuống, tuy xa một chút nhưng an toàn hơn so với việc đi xuyên qua hầm tàu hỏa. Từ Đà Nẵng các bạn đi theo hướng đèo Hải Vân khoảng 2-3km sẽ thấy một nhà dân bên phải thì vào gửi xe rồi hỏi đường xuống làng. Trên Google Maps bạn có thể nhìn thấy Làng Vân nằm sát biển của Vịnh Nam Chơn.
Nhà thờ Con Gà
Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn gọi là Nhà thờ Con Gà) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc.
Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với những đường nét cao vút, những vòm cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây. Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này còn có tên là nhà thờ Con Gà.
Làng Nam Ô
Nằm ở ven biển phía Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, khu vực Nam Ô có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch; được bao bọc bởi núi, sông, biển, cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ. Vốn nổi tiếng với khu vực làng chài xưa của thành phố, có làng nghề truyền thống nước mắm đặc trưng và các món ăn dân dã (hải sản tươi sống, gỏi cá, bún cá, rong biển…) không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn là điểm đến thú vị đối với người dân thành phố Đà Nẵng.
Khu du lịch
Khu du lịch Hòa Phú Thành
Đây là khu du lịch tương đối hấp dẫn, ngoài các trò chơi mạo hiểm như chèo thuyền, vượt thác, du khách tới đây sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản, đặc trưng của núi rừng Hòa Phú như cơm ống, gà nướng, cá suối, ốc suối hay đi tham quan khu du lịch Làng Tống Cói – nơi mô phỏng lại cuộc sống sinh hoạt của bản làng người Cơ Tu.
Suối khoáng nóng Thần Tài
Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được thiết kế xây dựng với vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Những bồn tắm được làm hoàn toàn bằng những khối đá tự nhiên do những nghệ nhân làng đá Non Nước dày công cắt gọt, tạo thành. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có những sản phẩm tắm khoáng cùng với trà, rượu, cà phê, sữa, bùn và đặc biệt là tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN.
Suối Lương
Cách trung tâm thành phố khoảng 15km, Suối Lương là một dòng suối rất đẹp và hoang sơ được bao phủ bởi rừng. Đây là một khu du lịch sinh thái lý tưởng nằm trên tuyến du lịch giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là một không gian lý tưởng để cắm trại , chơi trò chơi dân gian và leo núi. Ngoài ra, cũng có những nhà nghỉ nhỏ ven suối, biệt thự trên đồi, quán bar, quán cà phê.
Suối Hoa
Suối Hoa nằm cạnh tỉnh lộ 604 từ Đà Nẵng đi đường Hồ Chí Minh ,cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Tây. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, với nhiều ghềnh thác nước đổ trắng xoá quanh năm bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú.
Tắm khoáng nóng Phước Nhơn
Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn thuộc địa phận thôn Phước Nhơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km. Nhiệt độ trung bình của khu khoáng nóng ở đây vào khoảng 45ºC, rất phù hợp cho các hoạt động ngâm mình thư giãn, massage hay vật lý trị liệu.
Ngầm Đôi
Khu sinh thái này có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà kỳ thú được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa với nhiều thác nước đẹp và thơ mộng như Thác Trinh Nữ, Thác Thủy Tiên, Thác Bạch Lan. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các tour leo núi mạo hiểm, khám phá rừng nguyên sinh hay chinh phục độ cao tại Ngầm Đôi.
Làng văn hóa Cơ Tu
Làng truyền thống Cơ tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú huyện Hòa Vang hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách. Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, “Toom” có nghĩa là suối còn “sara” là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch. Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống, với 1 nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh.
Làng nghề
Làng bánh tráng Túy Loan
Làng nghề bánh tráng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang nổi tiếng với nghề làm bánh tráng và mì Quảng. Theo các cụ cao niên trong làng, bánh tráng người dân làm ra được trân trọng đến mức luôn là món không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp nhà có cúng giỗ. Phong tục cứ thế truyền đời, người dân làng Túy Loan đặt cúng bánh tráng để tưởng nhớ, trân trọng một nghề truyền thống của làng.
Làng chiếu Cẩm Nê
Theo nhiều tài liệu thì nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, được truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, lúc vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam Đà Nẵng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bị cạnh tranh gay gắt, nghề chiếu Cẩm Nê hiện tại gần như mai một, chỉ còn duy nhất 1 người vẫn đang làm nghề.
Làng nghề nước mắm Nam Ô
Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ 20. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu.
Làng đá Non Nước
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ. Theo dòng thời gian, đã có không ít làng nghề truyền thống dần mai một, thế nhưng làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển.
Các khu chợ đêm
Chợ đêm Helio
Chợ đêm Helio được mệnh danh là thiên đường ẩm thực về đêm tại Đà Nẵng với hàng trăm món ăn ngon đủ tất cả các thể loại từ ăn vặt, ăn no, hải sản tự chọn, đồ nướng, bia, trà sữa, trà chanh, kem…bạn có thể tìm kiếm bất kỳ món gì mà bạn muốn ăn tại đây. Ngoài khu ẩm thực đa dạng, chợ đêm Helio còn thu hút với phân khu mua sắm đông đúc, những món đồ dễ mua, phụ kiện dễ thương, đem đến cho bạn rất nhiều sự lựa chọn theo sở thích của mình.
Chợ đêm Sơn Trà
Chợ đêm Sơn Trà nằm tại đường Lý Nam Đế giao với Mai Hắc Đế, phường An Hải Tây, Sơn Trà, Đà Nẵng nằm ngay trên trục đường thuận lợi, rất gần với cầu Rồng, cầu Tình Yêu. Thế mạnh ở đây chính là các món quà lưu niệm, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình từ đặc sản cho tới gốm, lồng đèn, quần áo, nón…để mua về làm quà.
Chợ đêm Lê Duẩn
Được mệnh danh là chợ cóc trên phố mua sắm, chợ Lê Duẩn là một chợ tự phát nằm bình dị, mộc mạc chen giữa những cửa hàng thời trang sang trọng trên phố Lê Duẩn. Tuy vậy, nó vẫn thu hút được một lượng lớn khách mua hàng, đặc biệt là giới trẻ Đà Thành mua sắm về đêm.
Các món ăn ngon ở Đà Nẵng
Sau những giờ thăm thú cảnh quan, tắm biển ở Đà Nẵng, những món ăn đậm đà của người dân nơi đây sẽ giúp bạn hài lòng trọn vẹn với chuyến du lịch của mình. Nếu bạn còn phân vân chưa biết ăn gì ở Đà Nẵng, hãy cùng chúng tôi điểm qua những món ăn thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân tới Đà Nẵng nhé.
Hải sản Đà Nẵng
Đà Nẵng nổi danh bởi nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, bên cạnh đó, các món hải sản phong phú, tươi ngon cũng là “điểm cộng” cực hút khách. Bạn có thể đi dọc đường Hoàng Sa để lựa chọn cho mình một quán nhậu bình dân để ăn hải sản, giá hải sản ở đây luôn rẻ hơn trong các nhà hàng ở trung tâm thành phố nhưng cũng vẫn rất tươi ngon .
Xem thêm bài viết: Các món hải sản ngon ở Đà Nẵng (Cập nhật 10/2024)
Chíp chíp
Đây là loại hải sản ngon, rẻ và vô cùng đặc trưng của Đà Nẵng. Chíp chíp thường được hấp hoặc luộc với cách chế biến giống như ngao. Thưởng thức những con chíp chíp nóng hổi, chấm cùng muối tiêu chanh ớt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm, thơm ngon của món này. Chip chip được bán tại bất cứ nhà hàng hay quán nhậu ven biển nào.
Cua sốt me
Nếu là một tín đồ hải sản chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được cái hương vị thơm nồng từ mùi cua biển và nước sốt me bốc lên trong một buổi chiều đầy gió. Từ từ cảm nhận hương vị của món ăn bằng cách gỡ từng miếng thịt cua săn ngọt chấm vào nước sốt me sền sệt, chua ngọt là bao nhiêu suy nghĩ sẽ “tạm ngưng ngay”, nhường chỗ cho cảm giác mê li đang chiếm lấy đầu lưỡi của bạn.
Sò
Các loại sò điệp hay sò lông đều có vị ngọt, mềm, thơm được nướng trên than hồng kèm hành mỡ vừa tới thơm lừng cùng bùi, béo của lạc sẽ khiến bạn không thể nào quên.
Ốc hút
Ốc sau khi được ngâm với nước vo gạo để rã hết đất sẽ được cắt đít rồi đem xào chung với ớt, nước cốt dừa, gừng xả để những gia vị ấy thấm đều vào từng con. Ốc hút thường được ăn kèm với đu đủ xanh và bánh tráng. Chỉ nghĩ đến cái giòn tan của bánh tráng quyệt với ốc thơ, nước ốc sền sệt thơm lừng có đủ vị mặn ngọt, cay bùi cũng đủ “bắt thèm” những người đã từng được thưởng thức món quà dân dã này của Đà Nẵng.
Tôm
Đây là loại hản sản quen thuộc thường thấy ở nhiều vùng biển, trong đó có Đà Nẵng. Tôm được tẩm ướp kỹ càng bằng các loại nguyên liệu riêng theo công thức của mỗi quán, sau đó tất cả được xiên que và nướng trên than hồng.
Bạch tuộc nướng
Bạch tuộc tươi ngon được ướp đẫm gia vị rồi đem nướng trên bếp than. Thịt bạch tuộc dai, sực sực, khi nướng quét thêm một lớp tương cay cay ở trên. Ăn kèm với xoài và rau răm chấm đẫm trong chén nước mắm cay mùi ớt.
Các loại bánh
Bánh xèo
Bánh xèo là một loại bánh có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.
Bánh bèo
Cũng giống như bánh nậm, bánh bèo được làm từ bột gạo, sau đó được tráng vào những chiếc chén nhỏ hấp chín phần bột. Khi được bày trên khay bưng lên cho khách dùng mới được rắc lên trên phần thịt tôm đã giã nhuyễn xào với hành tỏi, không thể thiếu miếng tóp mỡ giòn tan. Màu trắng của bánh có vẻ tinh khiết cùng với màu hồng tươi rực rỡ của nhụy tôm tạo cho khách ăn cảm giác vừa mắt, ngon lành. Bánh bèo ăn với nước chấm là nước mắm ngon có ớt, tỏi được pha rất khéo khiến người ăn đôi khi có thể húp nước chấm mà không sợ mặn.
Bánh bột lọc
Bánh bột lọc với nguyên liệu chính là bột lọc, làm từ củ sắn hay còn gọi là củ khoai mì. Bột sắn sau khi đã lọc đem luộc một phần vớt ra để nguội rồi nhào với phần bột còn sống, bánh phải được nhồi vừa tay, không nhão quá mà cũng không khô quá, đảm bảo khi hấp chín lên thì trong vắt, nhìn thấy rõ tôm thịt gói bên trong. Khi ăn cắn làm đôi thì bột phải mềm, nhưng dai. Lúc gói bánh lọc thì phải cẩn trọng không để bột xìa ra ngoài lá, lớp lá dù bánh nóng nguội đều phải bóc dễ dàng. Bánh lọc thường được dùng kèm nước mắm ruốc rất thơm ngon, thêm trái ớt xanh hít hà thì còn gì bằng.
Bánh nậm
Bánh nậm lại được làm từ bột gạo trắng trong, chiếc bánh được gói hình chữ nhật bằng lá chuối xanh, nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím, sau đó quết bột bánh và nhân vào lá dong hấp trong xửng khoảng 20 phút cho bánh mềm. Chiếc bánh nóng hổi lúc bóc ra chính là sự hài hòa từ mùi thơm của lá, vị béo béo từ nhân bánh, từng miếng một mềm tan trong miệng dùng kèm với nước mắm mặn hay ngọt đều ngon tuyệt.
Bánh căn
Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. Nếu bánh căn ở Nha Trang và Đà Lạt, khi đổ bánh gần như không dùng đến dầu ăn thì bánh căn Đà Nẵng lại được chiên ngập dầu. Và đây là điểm khác biệt lớn nhất để tạo nên cái riêng của món ăn này tại Đà Nẵng. Điều này giải thích cho việc tại sao bánh căn Đà Nẵng lại giòn rụm, có màu vàng ươm còn bánh căn ở Nha Trang và Đà Lạt thì đặc ruột hơn, mềm chứ không giòn và thường có màu trắng tinh của bột gạo.
Bánh cuốn thịt nướng
Bánh cuốn được làm từ bột gạo nguyên chất, khi tráng xong có màu trắng muốt với phần nhân đi kèm là một ít nấm mèo, thịt nạc vai được băm nhỏ. Bánh bày ra dĩa sẽ được cho thêm ít dăm bông, hành phi nhà làm lên trên cùng để tăng hương vị. Ăn kèm với bánh cuốn gồm có rau sống, đồ chua ngọt, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt là xiên thịt nướng.
Mì Quảng
Khi nói đến mì Quảng không nhất thiết là nói đến món ăn đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.
Cơm gà
Phải công nhận không biết cơm gà ở những nơi khác ra sao chứ cơm gà ở Đà Nẵng ngon tuyệt vời. Không quá béo, không quá chín vàng, ngọt vừa đủ, thơm vừa đủ ăn với cơm vừa dai bùi vừa thơm dẻo cái vị gà rán và cơm dẻo thì đúng là không gì sánh bằng.
Nem lụi
Nem lụi khá phổ biến ở nhiều tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ Đà Nẵng trở vào, người ta thường ăn nem lụi với bánh tráng nướng giòn. Ở mỗi địa phương, nem lụi có một hương vị khác nhau, tùy khẩu vị và cách chế biến. Nem lụi ngon hơn còn nhờ món nước lèo đặc trưng, giống như thứ nước lèo chấm bánh khoái. Khi ăn, quấn nem trong bánh tráng cùng các loại rau rồi chấm trong bát nước lèo.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Bên cạnh món mì Quảng khá ngon ở quán này thì món bánh tráng cuốn thịt heo ở đây cũng hấp dẫn không kém. Hương vị giản dị mà đặc biệt của món ăn này đã tạo nên biết bao nhiêu nỗi “nhớ thương” cho các bạn trẻ từng được nếm qua mỗi khi ghé thăm thành phố Sông Hàn.
Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Bên cạnh đó, ăn bánh tráng cuốn thịt heo mà không có rau sống thì coi như là một sự thiếu sót rất quan trọng. Dĩa rau sống bắt mắt với đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon tuyệt vời.
Bánh canh
Ở Đà Nẵng, có rất nhiều món bánh canh khác nhau: Bánh canh cá lóc, bánh canh thịt chả, bánh canh cua…Món Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục, nếu không bánh sẽ nở to, đặc queo.
Bún bò
Bên cạnh Bún bò Huế nổi tiếng thì miền Trung còn có bún bò Quảng Nam – Đà Nẵng cũng là một món ăn rất đặc sắc. Bún bò Quảng Nam – Đà Nẵng thường ăn bún sợi nhỏ, với thịt tái hoặc bắp bò, thoảng mùi sả và điểm chút hương mắm ruốc, nhưng không dậy mùi như bún bò Huế. Khi ăn cho thêm hành chua, ớt ngâm vào để kích thích khẩu vị.
Bún chả cá
Tô bún với các viên chả cá được làm theo những công thức riêng, nước lèo được chế biến từ cá biển ăn cùng với ớt tỏi, hành hương và ớt xanh ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. Món ăn được sử dụng kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Bún mắm nêm
Món ăn đậm bản sắc vùng miền này được gọi là bún mắm nêm, bún mắm Đà Nẵng hay bún mắm miền Trung để phân biệt với bún mắm đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Dẫu được biến tấu như thế nào thì “cái hồn” của món ăn dân dã này vẫn chính là nguyên liệu nước mắm nêm, chén mắm thơm ngon quyết định chất lượng tô bún. Khi ăn, người bán sẽ trải một lớp rau sống dưới đáy tô, kế đến là một lớp bún, thịt hoặc nem, chả ăn kèm, mít non luộc chín, hành phi vàng giòn, đậu phộng rang, đu đủ bào sợi mỏng và chan mắm nêm đã pha lên trên.
Gỏi cá Nam Ô
Là món ăn Đà Nẵng nổi tiếng bao đời, gỏi cá Nam Ô là đặc sản của vùng đất giàu nét văn hóa ẩm thực này. Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm…Ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc. Cá trích sống gần bờ được các ngư dân đánh bắt quanh năm nên còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và “thính”.
Bò né
Đây là món ăn nóng kèm bánh mỳ, 2-3 miếng thịt bò to bằng 3 ngón tay, một cục thịt bò băm trộn gia vị (cục xíu mại) cuốn mỡ chài, một quả trứng ốp la nguyên lòng đỏ và trên hết là mấy cọng hành lá có chân, cành ngò rí, vài lát hành tây xắt tất cả được làm chín trong chiếc chảo gang vô cùng giữ nhiệt.
Các loại chè
Chè xoa xoa
Chè xoa xoa hạt lựu là món giải khát mùa hè được người dân Đà Nẵng rất yêu thích. Trước kia vì không có nhiều hàng quán bên ngoài bán món chè này, nên thường khi muốn ăn, người ta phải tìm vào chợ Cồn. Đến bây giờ, các quán tương tự đã mọc lên khá nhiều.
Chè Thái
Ly Chè Thái có màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh mát, hương thơm dễ chịu với nhiều nguyên liệu như: mít, thạch, sầu riêng, nhãn,… làm nên vị ngọt, béo, thơm mùi sầu riêng đặc trưng của nước chè. Quán chè Liên nổi tiếng nhất với món này.
Chè thập cẩm
Món chè này được tổng hợp từ nhiều loại chè khác nhau, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi. Các bạn có thể thử món này ở chè Xuân Trang.
Chè chuối nướng
Chè chuối nướng rất thích hợp cho những ngày se lạnh, ngồi cùng bạn bè thưởng thức dĩa chè chuối nướng nóng nóng, thơm thơm của chuối quyện với nước dừa cùng vị bùi của đậu phộng khiến món chè luôn được thực khách yêu thích mỗi khi đến Đà Nẵng.
Đặc sản Đà Nẵng làm quà
Nước mắm Nam Ô
Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào tháng ba âm lịch (vì có độ đạm rất cao), lựa con vừa phải, và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối.
Hải sản khô
Với nguồn hải sản tươi sống dồi dào, Đà Nẵng cũng là thiên đường của những món hải sản khô nổi tiếng. Du khách đến với Đà Nẵng sẽ tìm thấy các loại hải sản khô tại các khu chợ ẩm thực, các siêu thị đặc sản và các khu bán hải sản khô trong các chợ nổi tiếng như chợ Cồn, chợ Hàn…
Chả bò
Theo nhiều ý kiến, món chả bò của Đà Nẵng nhiều khả năng xuất hiện từ thời Pháp. Bởi người Pháp có thói quen uống sữa, ăn xúc xích, ăn bò bít-tết… Họ buộc phải tìm ra giải pháp để nuôi bò đáp ứng nhu cầu và nhanh chóng nhận ra một số vùng tương đối ấm áp và nắng nhiều ở miền Trung nuôi bò cho chất lượng thịt ngon, chả bò có nguồn nguyên liệu dồi dào từ đó.
Để chả bò ngon, phả ichọn thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn, được ướp với hành, tỏi, tiêu, nước mắm nguyên chất, chất lượng và không được trộn bất kỳ loại thịt, cũng như phụ gia khác. Khi đó, chả bò mới có mùi thơm đặc trưng của thịt bò tươi, của tiêu, hành, tỏi, có vị ngọt dịu, giòn dai, không béo ngậy. “Đặc biệt, để có những đòn chả ngon, từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.
Mực một nắng
Mực một nắng là món đặc sản làm quà mà hầu hết các vùng biển trên cả nước trong đó có Đà Nẵng đều có. Mực được đem đi rửa sạch để giảm bớt nước biển trong con mực, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi một nắng, không phơi nhiều lần.
Bánh khô mè
Bánh khô mè người dân địa phương hay gọi bằng “bánh khô khổ” hay “bánh 7 lửa”. Bánh phải trải qua lửa 7 công đoạn để tạo nên một mẻ bánh thành phẩm: hấp bánh, rang mè, thắn đường, nướng bánh 4 lần cho đến khô hẳn. Cái tên của bánh cũng đủ khắc họa sự vất vả của những người thợ thủ công ở đây. Mỗi chiếc bánh đó là thành quả của sự sáng tạo, của nét đẹp lao động.
Lịch trình đi du lịch Đà Nẵng
Sài Gòn – Đà Nẵng – Hội An
Lịch trình dành cho các bạn muốn kết hợp khám phá Đà Nẵng, Hội An rồi đến với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Ngày 1: Sài Gòn – Đà Nẵng
Sáng bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, nhận phòng nghỉ ngơi, loanh quanh ra khu bãi biển Mỹ Khê tắm biển, chơi bời.
Chiều thuê xe máy (hoặc thuê taxi với những bạn nào không đi được xe) lên bán đảo Sơn Trà, vào chùa Linh Ứng, lên đỉnh Bàn Cờ ngắm toàn cảnh Đà Nẵng.
Tối về đi chơi mấy khu chợ đêm, chỗ này phù hợp cho giới trẻ thích sôi động. Gia đình nào không muốn có thể chuyển qua ra biển ngồi chơi.
Ngày 2: Khám phá Bà Nà
Bà Nà nói chung đi mất khoảng 1 ngày, các bạn có thể tự thuê xe đi hoặc đặt các tour có sẵn cho tiện. Vé cáp treo vào những dịp đông thì nên đặt trước, ra đến nơi đỡ phải xếp hàng.
Tối về đi ăn hải sản Đà Nẵng, ra cầu sông Hàn ngồi chơi xem cầu quay.
Ngày 3: Đà Nẵng – Hội An – Cù Lao Chàm
Di chuyển Đà Nẵng – Hội An sau đó đi tiếp ra cảng Cửa Đại để lên tàu đi Cù Lao Chàm. Nếu không muốn mất công các bạn có thể đặt sẵn 1 tour, thường tour đưa khách đi Cù Lao Chàm sẽ quay trở lại cảng vào lúc 14h chiều.
Buổi chiều các bạn ở lại chơi trong khu phố cổ Hội An, tối thưởng thức ẩm thực Hội An rồi sau đó bắt taxi về lại Đà Nẵng.
Nếu thích ngày này các bạn cũng có thể ngủ ở Hội An, hôm sau từ Hội An ra thẳng sân bay Đà Nẵng cũng vậy.
Ngày 4: Đà Nẵng – Sài Gòn
Ngày này các bạn thong thả buổi sáng đi loanh quanh, mua một số thứ về làm quà rồi trả phòng lên máy bay về lại Hà Nội.
Hà Nội – Huế – Đà Nẵng
Lịch trình này đi vào bằng tàu hỏa và lúc ra sẽ đi bằng máy bay, rất phù hợp với những bạn thích du lịch bằng tàu hỏa hay những gia đình có trẻ con muốn cho các bé trải nghiệm.
Ngày 0: Hà Nội – Huế
Khởi hành từ Hà Nội đi Huế bằng tàu, tùy thời gian rảnh các bạn sắp xếp đi sao cho phù hợp. Thường các chuyến tàu chạy buổi tối, khoảng từ 19-22h.
Ngủ đêm đầu tiên trên tàu, có thể hơi khó ngủ chút nhưng nếu đi vài gia đình sẽ khá vui.
Ngày 1: Khám phá Huế
Khoảng 10-11h các bạn tới ga Huế, đi taxi về khách sạn nhận phòng cất đồ rồi bắt đầu khám phá Huế. Nếu chưa kịp ăn sáng thì các bạn lượn lờ kiếm tô bún bò thưởng thức nhé.
Từ khách sạn, thuê xích lô đi qua cầu Trường Tiền để sang khu hoàng thành Huế.
Mua vé khám phá đại nội, do khu vực này khá rộng nên có thể mất vài tiếng hoặc nguyên một buổi sáng để có thể khám phá hết hoàng thành. Sau khi kết thúc, ra ngoài tìm một số quán nổi tiếng thưởng thức các món ăn ngon tại Huế. Gần hoàng thành có quán Lạc Thiện khá nổi tiếng với món bánh khoái Thượng Tứ.
Đầu giờ chiều từ trung tâm Tp Huế thuê xe máy để đi chùa Thiên Mụ, đoạn đường chạy dọc sông Hương vô cùng mát mẻ và đẹp. Dành khoảng 1 tiếng để tham quan và chụp ảnh ở chùa, từ đây chạy thêm khoảng gần chục km nữa sẽ đến Huyền Không Sơn Thượng, ngôi chùa nằm trên núi với cảnh quan rất đẹp. Từ Huyền Không Sơn Thượng quay lại Huế có đi qua một số nhà vườn, nếu quan tâm các bạn có thể ghé thăm.
Tối quay lại trung tâm Tp Huế, thưởng thức các loại bánh đặc trưng của Huế, nếu đi vào dịp cuối tuần có thể dạo chơi quanh chợ đêm, uống beer, nghe nhạc
Ngày 2: Phá Tam Giang – Nhà thờ Phủ Cam – Cầu Ngói Thanh Toàn
Sáng dậy ăn sáng, uống cafe rồi khởi hành đi Phá Tam Giang. Nơi này cách trung tâm Tp Huế khoảng hơn 30km, buổi trưa ở lại ăn uống tại các nhà hàng trên phá, nghỉ ngơi rồi chiều quay lại Huế.
Chiều quay lại trung tâm Tp Huế, đi thăm nhà thờ Phủ Cam rồi tiếp đến cầu ngói Thanh Toàn, đây là 2 địa điểm khá đẹp ở Huế, không quá xa nên hoàn toàn có thể đi được trong một buổi chiều.
Tối vẫn ngủ Huế
Ngày 3: Huế – Đà Nẵng
Sáng dậy trả phòng khách sạn, lên tàu khởi hành đi Đà Nẵng, các bạn nhớ mua vé online trước nhé. Thời gian đi khoảng 3 tiếng, qua đèo Hải Vân đoạn này vô cùng đẹp.
Khoảng đầu giờ chiều sang tới Đà Nẵng, về khách sạn nhận phòng.
Chiều loanh quanh thuê xe đi chơi bán đảo Sơn Trà, chiều mát về bãi biển Mỹ Khê tắm. Tối lượn lờ thưởng thức hải sản hoặc mấy món nổi tiếng của Đà Nẵng.
Tối đi uống cafe, đêm muộn có thể ra hóng cầu sông Hàn quay
Ngày 4: Khám phá Bà Nà
Khoảng 7h30 sáng các bạn xuất phát từ trung tâm Đà Nẵng, tới Bà Nà khoảng 8h00-8h15, sau đó chuẩn bị đồ đạc, di chuyển tới ga Hội An đi chuyến lúc 8h30.
Lên tới ga đầu tiên, xuống tham quan Cầu Vàng, đi bộ dọc cầu để sang đi tàu hỏa leo núi sang phía bên kia tham quan chùa Linh Ứng, hầm rượu, khu vườn hoa. Loanh quanh những địa điểm này chắc cũng phải khoảng 11h00.
Tiếp theo đi tới ga Debay để lên đỉnh núi, vào khu Fantasy Park để chơi các trò chơi trong nhà.
Khoảng 12h30 thì ghé vào các khu vực nhà hàng để ăn trưa và nghỉ ngơi.
Chiều 14h00 tiếp tục khám phá khu làng Pháp, các địa điểm du lịch tâm linh trên đỉnh núi.
15h00 tới ga thác Tóc Tiên xuống lại chân núi, lên ô tô về trung tâm thành phố.
Về khách sạn trả phòng, rồi bắt xe di chuyển đi Hội An. Nhận phòng khách sạn ở Hội An xong thì mượn xe đạp của khách sạn đạp quanh phố cổ.
Nếu muốn thưởng thức mấy món ăn ngon ở Hội An thì phải vòng ra ngoài, trong khu phố đi bộ không có mấy đâu.
Tối đặt khách sạn, ngủ tại Hội An
Ngày 5: Hội An – Cù Lao Chàm
Các bạn có thể tự túc ra cảng Cửa Đại mua vé tàu/ca nô đi Cù Lao Chàm. Nếu chỉ muốn khám phá nhanh Cù Lao Chàm thì mua một tour cho gọn. Khoảng 2h chiều tour đưa các bạn trở lại khách sạn.
Thuê cái xe máy, chạy tới khu rừng dừa Bảy Mẫu lúc chiều muộn, lúc này đi tham quan rừng dừa cho mát, thời gian đi quanh khoảng 1 tiếng thôi.
Tối quay lại phố cổ nghỉ ngơi
Ngày 6: Hội An – Hà Nội
Sáng dậy nghỉ ngơi ăn uống, trả phòng khách sạn rồi từ Hội An ra thẳng sân bay Đà Nẵng về Hà Nội, kết thúc hành trình.
Tìm trên Google:
- kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng 2024
- du lịch Đà Nẵng tháng 10
- tháng 10 Đà Nẵng có gì đẹp
- review Đà Nẵng
- hướng dẫn đi Đà Nẵng tự túc
- ăn gì ở Đà Nẵng
- phượt Đà Nẵng bằng xe máy
- Đà Nẵng ở đâu
- đường đi tới Đà Nẵng
- chơi gì ở Đà Nẵng
- đi Đà Nẵng mùa nào đẹp
- địa điểm chụp ảnh đẹp Đà Nẵng
- homestay giá rẻ Đà Nẵng