Chạy trốn đến Sì Thâu Chải

Chạy trốn đến Sì Thâu Chải

Cùng Phượt – Sì Thâu Chải là nơi sinh sống của gần 60 hộ dân người Dao, với vẻ nguyên sơ cùng nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào, nơi đây xứng đáng là điểm đến bình yên cho những ai muốn chạy trốn khỏi sự ồn ào của phố thị.

Ảnh – Lyric Kara Moon

Bản Sì Thâu Chải nằm ở độ cao trên 1400m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Hồ Thầu, Tam Đường và nằm dưới chân đỉnh núi Pu Ta Leng. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành mát mẻ cùng với những phong tục tập quán độc đáo của người dân nơi đây, nên Sì Thâu Chải rất thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.

Ảnh – 임똥개

Từ năm 2015, huyện Tam Đường đã quan tâm đầu tư, mở rộng, nâng cấp con đường mòn cũ lên bản Sì Thâu Chải tạo điều kiện đi lại trở nên thuận lợi hơn.

Ảnh – Tầm Mạc Văn

Chiếc cổng chào của bản được người dân trước kia được xây dựng khá đơn giản bằng những vật liệu tự nhiên như gỗ, tre nhưng sau này đã được xây dựng lại cho kiên cố hơn.

Ảnh – Tô Ngọc Anh

Ấn tượng với du khách lần đầu đến đây là không gian yên tĩnh, cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch đẹp với hoa hồng, hoa địa lan, nhiều loại cây ăn quả đào, mận, lê trồng hai bên đường đi, trồng trong vườn, trên sườn núi.

Ảnh – Hoa Le

Những ngôi gỗ đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao được thiết kế họa tiết rất ấn tượng với du khách. Nổi bật là những chiếc cổng nhà được thiết kế theo nhiều các kiểu dáng khác nhau để làm điểm nhấn, check-in cho du khách.

Ảnh – weddings NU

Cùng với đó, do có địa hình thích hợp để phát triển môn thể thao mạo hiểm dù lượn. Sì Thâu Chải đang đón hàng ngàn lượt du khách tới bay dù lượn kết hợp du lịch cộng đồng, tạo công văn việc làm ổn định cho người dân trong bản.

Ảnh – Ha Nguyen

Một ngôi nhà truyền thống lưu giữ tất cả những dụng cụ, đồ dùng, trang phục và văn hoá người Dao từ xưa cũng được xây dựng tại bản. Đây vừa là điểm để du khách tới thăm quan, giới thiệu quảng bá nét văn hoá của người Dao với du khách, cũng vừa là cách để cộng đồng đồng bảo giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp của dân tộc mình.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 42 bình chọn và điểm trung bình là 4.6

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lai Châu

LAI CHÂU

Vị trí Lai Châu trên bản đồ Việt Nam

cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc. Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía tây và phía nam giáp với tỉnh Điện Biên. Tỉnh có 273 km đường biên giới với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc.

Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất rõ những nét văn hoá đặc trư­ng đó. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên Sìn Hồ, hồ Thầu, Dào San…

Bạn có biết: Trước khi tách tỉnh đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam và đứng thứ hai Việt Nam (sau Đăk Lăk cũ)

  • Diện tích: 9.068,8 km²
  • Dân số : 482.500 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 7 huyện
  • Mã điện thoại: 213
  • Biển số xe: 25