Đến cao nguyên đá khám phá phố cổ Đồng Văn

Đến cao nguyên đá khám phá phố cổ Đồng Văn

Cùng Phượt – Nằm trong vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, phố cổ Đồng Văn là điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng đều đặt chân đến khi khám phá Hà Giang.

Ảnh – cungphuot.info

Năm 1887, Thực dân Pháp chiếm đóng Hà Giang, với vị thế trọng yếu, Đồng Văn đã được chọn xây dựng lỵ sở, đồn bốt phục vụ cho việc cai quản vùng đất này.

Ảnh – cungphuot.info

Tên gọi Đồng Văn được phiên âm từ tiếng quan hỏa “Tổng Puôn” có nghĩa là cánh đồng buôn bán, trong lịch sử đây là trung tâm giao thương của cả huyện Đồng Văn rộng lớn, là đầu mối chính trung chuyển thuốc phiện sang Trung Quốc.

Ảnh – cungphuot.info

Trước đây khu Phố cổ chỉ là một vùng thung lũng hoang sơ, dân cư thưa thớt. Đến khi người Pháp chiếm đóng Hà Giang, với ý định đưa khu vực này trở thành trung tâm giao thương sầm uất nên khu Phố cổ đã được xây dựng và hình thành, Người đầu tiên hoạch định và kiến thiết là ông Lương Trung Tú – lý trưởng thị trấn Đồng Văn lúc bấy giờ, sau đó nhiều ngôi nhà cổ lần lượt được xây dựng thành hai dãy nhà bao quanh chợ và kéo dài vào tận chân núi.

Ảnh – cungphuot.info

Qua khảo sát cùng các tài liệu thu thập được thì hiện tại Phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm, đó là nhà bà Hoàng Thị Tân và gia đình ông Lương Huy Ngán thuộc thôn Quyết Tiến (nay là tổ 3 thị trấn Đồng Văn).

Ảnh – cungphuot.info

Hầu hết các ngôi nhà cổ ở Phố Đồng Văn do những người thợ Trung Quốc và thợ địa phương thiết kế xây dựng nên có những sắc thái rất chung, như: phần móng nhà và hàng hiên được xây dựng bằng đá xanh, tường thì được trình bằng đất sét trộn vôi, mật mía và giấy bản hoặc gạch nung hay gạch mộc do đó có độ bền vững chắc.

Ảnh – cungphuot.info

Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế dưới dạng cửa vòm hoặc cửa vuông có ốp đá hay gạch nung ở khung cửa. Cột nhà được xây dựng bằng gạch nung hoặc gỗ nghiến, gỗ thông chắc chắn, hiện nay một số nhà trong khu phố còn giữ lại được những chân cột bằng đá có chạm trổ cầu kỳ với nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu là hình trụ 4 cạnh hoặc hình tròn với dáng vẻ của quả hoa anh túc.

Ảnh – cungphuot.info

Nhà cổ ở Phố cổ Đồng Văn được xây dựng trang trí, sắp đặt giống nhau gian giữa là gian quan trọng dùng để đặt bàn thờ, thẳng cửa ra vào đồng thời cũng là nơi tiếp khách, sau bàn thờ của gian giữa và hai gian bên cạnh là phòng ngủ, buồng giữa sau bàn thờ là phòng của những người lớn tuổi trong gia đình, hai bên cạnh là buồng của con cháu, nếu nhà rộng thì có thể làm bếp riêng hoặc cầu thang lên gác hai tùy theo cách bố trí của từng gia đình.

Hiện chỉ còn 1 số ngôi nhà giữ được những nét kiến trúc cổ kính xưa (Ảnh – cungphuot.info)

Hiện nay còn khoảng 40 ngôi nhà giữ được kiến trúc cổ, tuy nhiên chỉ còn khoảng 18 trong số đó là còn được nguyên vẹn, còn lại hầu hết đã bị hư hỏng 1 phần hoặc nhiều phần. Nguyên nhân do hầu hết các ngôi nhà cổ ở Đồng Văn đã trải qua nhiều thời đại, nhiều thế hệ quản lý sử dụng, do quá trình lịch sử với nhiều biến cố, thiên tai, quá trình lão hoá của các nguyên vật liệu, sự huỷ hoại của môi trường khí hậu khắc nghiệt nơi cao nguyên đá , nên hiện nay nhiều ngôi nhà đã bị hư hại, vẻ bề thế xưa kia của khu nhà ít nhiều bị giảm làm mất đi một phần sự thâm trầm vốn có của khu phố.

Ảnh – cungphuot.info

Với những nét cổ kính rêu phong tồn tại theo dòng chảy của thời gian, Phố cổ Đồng Văn đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2010.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 12 bình chọn và điểm trung bình là 4.7

Chưa có đánh giá nào