Điểm đến linh thiêng nơi địa đầu Tổ Quốc

Điểm đến linh thiêng nơi địa đầu Tổ Quốc

Cùng Phượt – Cột cờ Lũng Cú không chỉ là biểu tượng thiêng liêng, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta, mà còn gắn liền với tên gọi, mảnh đất và con người Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 1

Ảnh – Quân Nguyễn Minh

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú (hay còn gọi là núi Rồng), thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, Hà Giang là nơi địa đầu cực Bắc của Tổ Quốc.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 2

Cột cờ nằm ở xã Lũng Cú, cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km (Ảnh – Mahnkweh)

Cột cờ nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, cách thị trấn Đồng Văn khoảng hơn 20 km, các điểm cực Bắc khoảng 3,3 km đường chim bay.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 3

Ảnh – Ngọ Lê

Phần thân cột được thiết kế theo hình bát giác, gắn 8 hình trống đồng và 8 bức phù điêu bằng đá xanh minh hoạ các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước cũng như con người và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 4

Ảnh – Hoang Do

Để lên được đỉnh cột cờ, du khách phải đi qua 839 bậc thang. Trong đó, chặng đầu gồm 425 bậc đá, từ chân núi đến nhà chờ; chặng thứ 2 gồm 279 bậc đá, từ vị trí nhà chờ lên đến chân cột cờ, chặng thứ ba là 135 bậc bằng thép nằm trong lòng cột cờ. Trên đỉnh là cột bằng inox cao khoảng 8m, treo cờ tổ quốc có chiều dài 9m, chiều rộng 6m. Phía dưới chân cột cờ là nhà lưu niệm, trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 5

Hóa thạch bọ ba thùy trên đường lên cột cờ (Ảnh – Nguyễn Ngọc Huy)

Ngoài ra, trên đường lên đỉnh Cột cờ, ở chặng bậc thang thứ hai, các nhà sử học còn phát hiện ra một loại bọ ba thùy hóa thạch trong đá vôi, có niên đại khoảng 500 triệu năm. Nếu để ý, các bạn dễ dàng quan sát các hóa thạch này bằng mắt thường.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 6

Ảnh – Nguyên Trần Xuân Khôi

Theo truyền thuyết để lại rằng: Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trong đó đông nhất là đồng bào Mông và Lô Lô. Xưa kia, núi Rồng là nơi Rồng tiên thường hay đậu xuống mỗi khi xuống trần gian du ngoạn, vì yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời nơi đây, mà Rộng tiên thường đậu xuống ngọn núi trước làng. Nhưng Rồng tiên cũng nhận thấy cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng cực khổ, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nên trước khi về trời, Rồng tiên đã động lòng thương đã để hai con mắt của rồng tại nơi này.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 7

Hồ nước bên làng Thèn Pả (Ảnh – Lee Tran)

Hai mắt Rồng đã hóa thành hai hồ nước ngọt ở hai bên chân núi. Một hồ nước của làng Thèn Pả (thuộc làng dân tộc Mông) và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô. Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt đi phần vất vả. Điều kỳ diệu là dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ này không bao giờ cạn.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 8

Cột cờ Hà Giang thời đầu (Ảnh – cungphuot.info)

Cột cờ cũ trước kia được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2001 và hoàn thành vào 21 tháng 12 năm 2001. Năm 2002, con đường lên cột cờ được nâng cấp, trải nhựa và xây dựng toàn bộ các bậc đá. Đến 2010 dự án trùng tu, nâng cấp cột cờ Quốc gia Lũng Cú ngay tại vị trí cũ được khởi công và hoàn thành vào tháng 9 cùng năm.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang - Ảnh 9

Ảnh – Marc B

Có thể nói, biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay phấp phới trên đỉnh Lũng Cú không chỉ là biểu tượng khẳng định chủ quyền của dân tộc và đất nước Việt Nam mà còn là biểu tượng tinh thần bất khuất, ý chí tự lực, tự cường phấn đấy vươn lên của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 34 bình chọn và điểm trung bình là 4.6

Chưa có đánh giá nào