Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định

Hệ thống các tháp Chăm ở Bình Định không nên bỏ qua

✉︎ CPI - ⏱︎ Cập nhật lần cuối: 1 tháng 11 năm 2024

Cùng Phượt – Các di tích Tháp Chăm hiện còn trên mảnh đất Bình Định là những di sản văn hóa độc đáo không chỉ lôi cuốn các nhà nghiên cứu mà còn hấp dẫn mọi du khách có dịp ghé thăm Bình Định. Đến nơi đây để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nghệ thuật đã được các nghệ nhân tài hoa dựng nên từ nhiều thế kỷ trước, khách tham quan như được đắm chìm trong thế giới kỳ bí để hồi tưởng lại một thời văn minh trong thế giới Đại Châu. Những tháp Chăm ở Bình Định mang nhiều yếu tố đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa. Nếu như ở các địa phương khác, dấu ấn Chămpa chỉ còn là phế tích thì việc rất nhiều tháp Chăm ở Bình Định vẫn còn gần như nguyên vẹn…

Tháp Bánh Ít những năm 1960 (Ảnh – Nguyễn Quang Thịnh)

©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả daingu92, Amethyst Canary, laimythanh, Nguyễn Quang Thịnh, khoibinh và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Tháp Cánh Tiên

Tháp Cánh Tiên (Ảnh – daingu92)

Tháp cánh tiên tọa lạc trên đỉnh gò không cao lắm ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vuong quốc Chămpa thuộc thôn Nam An, huyện An Nhơn. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Sau này không rõ vì sao, trong các công trình nghiên cứu của họ, người pháp gọi là Tour de Cuvre (Tháp Đồng). Tháp là loại hình kiến trúc phổ biến của văn hóa Chawmpa. Trong tiếng chăm có một từ chỉ chung cho loại hình kiến trúc này là Kalan (đền thờ). Chức năng chủ yếu của Kalan, như ý nghĩa của từ, là phục vụ đời sống tâm linh và các lễ nghi tôn giáo. Tuy nhiên,kiến trúc tháp mang đậm tính nghệ thuật, là những tác phẩm mà các nghệ nhân thể hiện tài năng và trí sáng tạo của mình nên ít chịu sự gò ép của những lễ nghi tôn giáo. Trong số ấy, Cánh Tiên là một ngôi tháp đẹp, được tạo dáng độc đáo, thanh thoát với bố cục hết sức hợp lý.

Ảnh – Amethyst Canary

Đế tháp xây cao, bề thế trên một bình diện gần vuông, mỗi bề dài khoảng gần 10m với các đường giật cấp so le. Toàn tháp cao khoảng 20m, bốn mặt quanh thân tháp đều trang trí các trụ cột ốp tường, nhô ra theo tỷ lệ hài hòa với tổng thể kiến trúc. Các gốc thân tháp được bó bằng các khối đá có kích thước lớn nên khá vững chắc. Về hình thức, tháp có bốn cửa vòm nhọn vút lên mở ra bốn hướng, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là ăn thông với lòng tháp, còn lại là ba cửa giả. Bộ diềm hơi nhô ra tạo thành bộ đỡ cho các gốc tháp bên trên. Các hình chạm khắc trang trí chủ yếu tập trung trên bộ mái. Với bốn tầng hiện còn, tầng nò cũn có bốn tháp gốc trang trí, mỗi góc laih có một tầng nhỏ, tạo dáng lá nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như những cánh chim đang bay. Có lẽ do chính dáng vẽ này mà người đời thả trí tưởng tượng, gắng với hình tượng thần tiên mà đặt cho tháp là Cánh Tiên. Những tảng đá chạm khắc hình đuôi phụng gắn trên các tầng tháp giả và hình Makara, một thần quỷ quái trong thần thoại Ấn Độ với nanh nhọn, vòi dài, trang trí ở các góc đầu tường đã tạo cho tháp Cánh Tiên một vẻ đẹp sang trọng, huyền bí. Cảm tác trước cảnh tháp, một thi sĩ khi đến viếng thăm đã để lại một bài thơ:

Rồng thiêng tiên cưỡi đi đâu
Cánh Tiên để đó dãi dầu nắng mưa
Cùng non tháp giữ tình xưa
Trải bao lâu bể vẫn chưa nao lòng
Đồ bàn còn núi còn sông
Còn tiên kết cánh còn rồng tuôn mây

Khác với nhiều tháp Chàm, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kỳ đến độ hoàn mỹ. Từ hệ thống vòm cửa với những dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển chuyển đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo thành những hoa văn nối kết đều toát lên vẻ đẹp vừa thanh thoát, trang nhã, vừa uy nghi bề thế. Cũng có thể do vẻ đẹp duyên dáng mà tháp còn có tên dân gian là tháp Con Gái.

Theo đoán định của các nhà chuyên môn, trong toàn bộ loại hình các kiến trúc tháp Chàm còn lại, Bình Định được cho là một trong bảy phong cách một giai đoạn phát triển. Cánh tiên được coi là một trong những ngôi tháp tiêu biểu cho phong cách này. Theo đó, tháp Cánh Tiên có thể đã xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XII.

Tháp Phú Lốc

Tháp Phú Lốc (Ảnh – daingu92)

Tháp được xây dựng trên một quả đồi cao chừng 80m so với mực nước biển, cách thành khoảng 2 km. Đi dọc trên đường Quốc lộ số 1, ngang qua địa phận thôn Châu Thành xã Nhơn Thành có thể nhìn thây rõ. Từ trước tới nay nhân dân vẫn thường gọi tháp là Thốc Lốc, Phốc Lốc, phú Lốc, Phú Lộc mà không hiểu nghĩa của những tên tháp này. Trong các thư tịch cổ, tên tháp còn được chép là Phước Lộc. Người Pháp, trong các công trình nghiên cứu của họ gọi là Tour d’Or (Tháp Vàng). Phân tích phong cách kiến trúc, các nhà chuyên môn đoán định rằng tháp có niên đại tương đương với tháp Cánh Tiên, có nghĩa là cũng được xây dựng vào đầu thế kỷ XII. Quy mô tháp không lớn. Bình đồ tháp hình vuông mỗi chiều đo được 9,7m. Toàn tháp cao khoảng 15m, nhưng vì được xây dựng trên đồi cao nên trông có vẻ ngạo nghễ.

So với tháp Cánh Tiên, trang trí trên tháp Phú Lốc có phần đơn giản hơn. Các cột đá ốp xung quanh thân tháp thẳng trơn. Giống như mọi tháp Champa, Phú Lốc cũng có ba cửa giả và một cửa chính hướng về phía Đông. Vòm cửa hình lưỡi mác vút lên cao tới 6m. phần trang trí chủ yếu được thể hiện trên các cửa giả. Bao quanh phầm trên mỗi vòm của là các phù điêu trang trí. Cửa giả có tới ba tầng, nhỏ dần về phía trên, tạo thành một hình khối giống như 3 lưỡi mác nhọn xếp nối nhau vút lên sát diềm mái.

Mái tháp có ba tầng, ngăn cách với phần thân bởi một diềm đá để trơn không trang trí. Tầng mái không còn được nguyên vẹn, dduocj tạo dáng thu nhỏ dần trên phía trên với các tường được chạm khắc. Hình dáng lớp mái nhà là hình ảnh thu nhỏ của tháp chính nhưng các hàng cột ốp dọc có hoa văn xoắn kết dài. Các cửa trên mái tháp trông giống như những khám thờ, bao quanh phia trên vòm cửa nhọn được trang trí hoa văn lá lật xoắn đối xứng.

Tháp đứng trên đồi cao trông có vẻ trơ trọi, đìu hiu, nhưng lên tới chân tháp, phóng tầm mắt ra bốn hướng thì thấy cảnh trí xung quanh thật kỳ vĩ. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.

Cũng trên địa phận của xã Nhơn Thành, cách tháp Phú Lốc không xa, trên một quả đồi phía bắc thôn Châu Thành hiện còn phế tích một tòa tháp khác. Dấu tích còn lại là nền móng của ba khối tháp đã bị sập đổ. Gạch, đá đổ xuống chất thành gò. Trong đóng phế tích hoang tàn còn tìm thấy những mảnh đá chạm khắc, trang trí các điểm góc và đặc biệt là một phù điêu bằng đá tạo dáng khá đẹp, có lẻ là chỏm nóc.

Khi nói về tháp Phú Lốc, sách đại Nam nhất thống chí có chép: “Phú Lốc có tháp cổ ở hai thôn Châu Thành và Phú Thành, huyện Phù Cát”. Trong nước non Bình Định, tác giả Quách Tấn lại mô tả tháp Phốc Lốc có hai nửa thuộc Nhơn Thành (An Nhơn). Theo những mô tả đó, tháp ở Nhơn Thành chính là tháp Thốc Lốc hiện nay, còn tháp Nhơn Thành là phế tích quần thể kiến trúc tháp ở thôn Châu Thành. vào những năm 60, khi viết nước non Bình Định, dường như Quách Tấn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngạo nghễ nhưng đượm buồn của tòa tháp này lúc còn nguyên vẹn. Ông viết: “Từ tháp Phốc Lốc đi vào một chặn nữa, lại thấy một chẳng nữa, lại thấy một ngọn tháp thứ hai, cũng cao ngất trời xanh, và cũng nhuộm màu bể dâu như Phốc Lốc. Đứng xa nhìn hai ngọn tháp thật giống hai chiếc sừng tê giác phủ khăn đà. Có người lại bảo giống đôi đũa gắp mây trời qua lại”

Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm (Ảnh – laimythanh)

Tháp nằm trên địa phận xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Trong một số thư tịch cổ pháp có tên Thanh Trúc, nhưng trong các công trình nghiên cứu sau này và trong dân gian đều gọi là tháp Bình Lâm. Trên một gò đất cao, tháp có Bình đồ vuông, mỗi cạnh chừng 10m. Thủa nguyên sơ, toàn tháp cao khoảng 20m, chia thành 3 tầng rõ rệt. Để tháp xây bề thế, vững chải tạo bởi một hệ gạch đồ sộ, hơi thắt ở lưng chừng. Xung quanh có các gờ so le nhô ra là thành những khung trang trí chữ nhật cân đối. Làm nền cho thân tháp vươn lên là đường gạch với những chỗ uống tròn giống như những cánh hoa mềm mại phủ xuống. Thân tháp khối vuông hình trụ. Dọc thân tháp là những cột hẹp nhô ra và những ô chữ nhật lõm vào thân tường, trang trí hoa văn cánh sen uốn ngửa liên kết với nhau. Cửa chính mở về phía Đông, rộng khoảng 1,8m. Các cửa giả ở mặt tường phía Bắc, Nam và Tây đứng nhô ra khỏi mặt tường phía Bắc, Nam và Tây đứng nhô ra khỏi mặt tường có chỗ đến 1,5m. Các cửa đều tạo vòm nhọn vút lên khiến cho tháp có dáng vẻ thanh thoát, bay bổng.

Mái tháp có 4 tầng, nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng là hình ảnh thu nhỏ của thân tháp nhưng được trang trí bởi các hoa văn khắc tạc tinh tế. Đặc biệt đường diềm ngăn cách thân và mái được trang trí khá lộng lẫy bằng hoa văn cánh sen cách điệu, uốn lượn liên hoàn. ở mặt tường mỗi tầng mái đều có phù điêu trang trí và bốn góc được gắng những ngọn tháp nhỏ. Mặt tường mái phía Tây hiện còn thấy rất rõ một bức phù điêu chim thần Garuda.

Dãi dầu qua năm tháng, tháp bình Lâm đã bi hư hại nhiều, nhất là tầng mái. Do sập lở, tháp hiện chỉ còn cao khoảng 15m. Xung quanh cây cối mọc um tùm. Vòm của chính phía Đông và cửa giả phía Bắc đã bị sập. Tuy nhiên vẫn có thể dể dàng nhận thấy tháp Bình Lâm là một kiến trúc hài hòa với những đường nét trang trí chỉnh trang vừa thanh tú vừa khỏe khoắn. Theo ý kiến các chuyên gia, đây là ngôi tháp có giá trị về nhiều mặt và có thể được coi là tháp đẹp nhất và cổ nhất ở Bình Định. Theo nhà học giả Pháp H. Parmentier thì thế kỷ X có thể dùng làm móc thời gian phân chia văn hóa Champa thành hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn trước có hai trào lưu nghệ thuật: Nguyên khai và Lập thể. Sau thế kỷ X là giai đoạn có hai trào lưu nghệ thuật: Cổ điển và Dẫn Xuất. Tháp Bình Lâm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Cổ điển, là sự phục hưng của nghệ thuật Nguyên khai. Theo đó, tháp Bình Lâm có niên đại tương đối sớm, vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI.

Tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít nhìn từ cầu Bà Di (Ảnh – cungphuot.info)

Tháp được xây dựng trên một quả đồi thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Quả đồi không lớn, cao chừng hơn 100m nhưng nằm gần đường Quốc lộ số 1 nên du khách có vẽ chiêm ngưỡng vẻ uy nghi mà duyên dáng của khu tháp ngay trên đường đi. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về khu tháp này trong mục Thổ Sơn cổ tháp (tháp núi đất). Sách cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi đất xưa có quán bán bánh của một người đàn bà tên gọi Thị Thiện nên có tên ấy. Không rõ tên Thị Thiện thông dụng đến mức nào, nhưng dân địa phương từ lâu đã quen gọi tên tháp này là tháp Bánh Ít. Quả thực, bốn ngọn tháp đứng gần nhau, một lớn ở trên cao và ba nhỏ ở dưới thấp, trông xa dễ làm người ta liên tưởng đến một mâm bánh ít đã bóc lá. Đối với người Pháp, chẳng hiểu vì lý do gì, khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, họ lại đặt là Tour d’Argent (Thác Bạc). Trong một số tài liệu, tháp còn được gọi là tên thôn: tháp Đại Lộc.

Với bốn ngọn tháp, Bánh Ít là quần thể nhiều tháp nhất hiện còn trên đất Bình Định. Nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng công trình kiến trúc ở đây còn nhiều hơn thế.

Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những đống gạch vỡ ngỗn ngang và dấu vết của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Đây chính là cổng chính dẫn vào quần thể di tích. Tháp cổng không lớn, cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m. Tháp mở hai cửa thông nhau đi hướng Đông – Tây, cùng nằm trên một trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh đồi. Vòm cửa giống như hình mũi lao có nhiều lớp liên tiếp vút lên trên. Hai mặt còn lại của tháp là hai cửa giả, không thông với lòng tháp nhưng vòm được tạo dáng giống như cửa thật. Mặc dù đã bị hư hại nhiều, tháp cổng còn khá vững chãi. Quanh thân tháp có các trụ đá ốp để trơn không trang trí. Diềm mái tháp hơi nhô ra nâng toàn bộ ba tầng mái trang trí đơn giản nhưng khỏe khoắn.

Tháp chính (Ảnh – daingu92)

Qua tháp cổng là nền sân thứ nhất. Tại đây còn thấy khá rõ dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm. Lên tiếp nền sân thứ hai, ta lại gặp những đóng phế tích của một công trình kiến trúc nào đó đã bị sập đổ.

Tháp chính nằm trên đỉnh đồi. Tháp cao trên tới 20m, xây trên bình đồ vuông, mỗi chiều đo được 11m. Trên mọi bộ phận, tháp được trang trí khá đẹp. Phần chuyển tiếp giữa đế và thân là các hàng gạch nhô ra được gọt đẽo công phu, tạo thành những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng như cánh hoa xoải xuôi. Than tháp có 5 cột dọc rãnh kép vừa làm cho tường vững vàng vừa tạo dáng thanh thoát. trang trí thân tháp tập trung chủ yếu ở phần cửa. Cửa chính về phía Đông, nhô ra khỏi mặt tường khoảng 2m. Vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao hai lớp thu nhỏ về phía trên với các hoa văn hĩnh xoắn nối kết nhau. Chính giữa vòm cửa có phù điêu mặt kala. Cửa chính còn được trang trí diềm phù điêu khắc tạc hình Ganesa (người đầu voi, thần hạnh phúc và may mắn, con trai của thần Siva và thần nữ Parvanti), hình hamuman (khỉ thần, theo truyền thuyết là con tri thần Gió Vayu, đã giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu được công chúa Sita). Những tượng này đều được thể hiện trong tư thế đang nhảy múa rất sống động. Các cửa giả ở ba mặt còn lại đều mô phẩm cấu trúc và trang trí của cửa chính nhưng phần đắp nhô ra chỉ bằng 1 nửa cửa chính. Các phù điêu trang trí trên các cuẳ giả chỉ có hình Ganesa mà mà không thấy hình bóng của Hanuman như ở cửa chính.

Bộ diềm mái ngăn cách với thân đuợc ốp bằng khối đá sa thạch khắc tạc hoa văn xoắn kết thành dải vây xung quanh. Bộ mái có ba tầng, mô phỏng thân tháp như nhỏ dần về phía trên. Ở các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có các bức trang trí. Tầng thứ nhất mái tháp phía Nam tác hình sư tử, Phía Tây và phía Đông trang trí bò Nadin (Bò thần, vật cuỡi của thần Siva), phía Bắc thể hiện matự Kala nhìn thẳng.

Cách tháp chính không xa về phía Nam có một kiến trúc bằng gạch khá độc đáo. Kiến trúc đuợc xây dựng trên một bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, bề rộng 5m. Cửa chính mở về phía Đông dẫn sau vào lòng tháp, thông với hai cửa trổ về phía Bắc và phía Nam ở phần cuối. Mới nhìn trông giống một ngôi nhà hơn là một ngọn tháp. Khác biệt với ngọn tháp còn lại ở Bình Định, mái tháp đuợc tạo dáng cong lõm phần giữa, vút lên ở hai đầu, gần giống như ngôi tháp phụ trong quần thể tháp Pô Klông Garai ở Phan Rang. Nó phảng phất mái hình mái nhà trang trí trên các trống đồng Đông Sơn và ngôi nhà rộng hiện nay ở Tây Nguyên. Loại mái cong hình thuyền này là một đặc trưng rất nổi bật trong kiến trúc của các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt là các vùng ven biển hải đảo. Tháp không cao, chỉ chừng 10m nhưng đuợc tạo dáng hài hoà, hợp lý. Đế tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chải cho thân tháp. Viền xung quanh đế là dải trang trí hình người đứng choãi chân, hai tay giơ cao như cùng chung sức nâng bổng tháp lên. Trang trí thân tháp được thể hiện chủ yếu trên hai bức tuờng lớn ở mặt Bắc và Nam . Mỗi mặt đều có sáu trụ ốp nhô ra tạo thành những cột dọc song song. Giữa những cột dọc đó là những ô hình chữ nhật được trang trí bằng những hình chạm khắc hoa văn ô trám kết dải tạo thành băng trang trí trên đó điểm xuyến hoa văn xoắn uốn lượn mềm mại.

Xuôi về phía Đông Nam tháp chính có một tháp nhỏ, tương như như tháp cổng phía Đông, nhưng bốn mặt đều trổ cửa. Tháp có bộ mái khá đặc biệt khác hẳn với những tháp chàm thường gặp. Các tầng mái nhỏ dần vè phía trên. Mỗi tầng đều có một hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình hai đầu, trông xa giống như những quả bầu nậm.

Hoa văn trên tháp Bánh Ít (Ảnh – cungphuot.info)

Theo ý kiến các nhà chuyên môn, cùng với tháp Cánh Tiên, Thốc Lốc, quần thể tháp Bánh Ít có thể được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời trị vì của hai vị vương quốc Harivarman IV và V. Nhà Champa học người Pháp G.Maspero cho rằng đây là thời kỳ champa xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn với nhiều kiến trúc mới mẻ. Sự xuất hiện những yếu tố mới như cột ốp có rãnh dọc, bo diềm mái bằng đá sa thạch, vòm cửa cao vút nhọn… trên tháp là những đặc trưng để có thể coi đây là ngôi tháp tiêu biểu cho phong cách Bình Định. Về phương tiện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích Tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, Bánh Ít là quần thể bánh Ít độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.

Tháp Thủ Thiện

Tháp Thủ Thiệm (Ảnh – Nguyễn Quang Thịnh)

Khác hẳn với các tháp Champa khác thường đứng trên đồi hoặc gò cao, tháp Thủ Thiện lại được xây cất trên một vùng đất tương đối thấp, trên bờ nam sông Kôn, cách bờ sông chưa đầy 1km, thuộc địa phận thôn Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, xung quanh là ruộng nương, làng mạc. Vào thế kỷ XIX, thôn thủ thiện gọi là Thủ Hương nên trong sách Đại Nam Nhất thống chí, tháp này được gọi là Thủ Hương cổ tháp. Các tài liệu của người Pháp, họ gọi là Tour de Bronze (Tháp Thau).

Tháp được xây dựng trên một bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 8,5m. Đế tháp cao, hơi thóp ở phần giữa, tạo dáng choãi rộng ở phía nền, phình ra trên mặt, nâng toàn bộ thân tháp. Thân tháp là khối trụ vuông, cửa chính mở về phía Đông. Vòm cửa đã bị sập nhưng có thể hình dung được nhờ cấu trúc ba cửa giả vẫn còn tương đối nguyên vẹn với chòm nhọn hình mũi lao xếp thành nhiều lớp. Phần trên mỗi cửa được tạo dáng thành các ô giống như khám thờ. Chắc hẳn khi xưa mỗi khám thờ này đều có gắn một bức phù điêu hay tượng thần nhưng đến nay không còn nữa.

Ngăn cách giữa thân và mái bộ diềm nhô rộng ra bốn phía. Trước đây trên đỉnh tháp có một cây đa không biết mọc từ bao giờ nhưng có vẻ cổ kính, làm tăng thêm vẻ kỳ bí của ngôi tháp. Một cơn bão đã làm đổ cây đa và sạt lỡ một phần mái tháp. Tuy bị hư hại, dấu vết còn lại vẫn còn khá rõ để nhận ra ba tầng nóc. Các tầng có kiến trúc đồng dạng với nhau, nhỏ dần về phía trên. Ở mỗi tầng, bốn gốc lại được trang trí bằng các tháp nhỏ nhiều tầng.

Bên trong lòng tháp có rất nhiều vết gắng phù điêu, nơi đặt tượng thờ. Đó là điểm khác biệt của tháp Thủ Thiện với còn lại các tháp ở Bình Định.

Tháp có quy mô nhỏ nhưng lại là công trình có kiến trúc có kiểu dáng và mang đầy đủ nhất những yếu tố đặc trưng cho phong cách Bình Định. Đó là các vòm cửa hình mũi lao cao vút lên, các cột ốp để trơn không trang trí, các tháp gốc xếp tầng sít nhau. Nếu ở các tháp khác, sử cầu kỳ, tinh tế làm nên vẻ đẹp ở tháp Thủ Thiện, sự giản lược trang trí lại tạo ra vẻ đẹp trang nhã, thanh thoát. Có lẽ ngọn tháp này cũng được xây dựng gần như thời với các tháp cánh Tiên, Thốc Lốc, Bánh Ít, nghĩa là trong khoảng từ nửa cuối thế kỷ XI sang đến nửa đầu thế kỷ XII.

Khu tháp Dương Long

Tháp Dương Long (Ảnh – Amethyst Canary)

Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, dóng thẳng hàng theo trục Bắc – Nam. Các cửa chính đều quay về hướng Đông. Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn cách huyện lỵ chừng 12km về hướng Đông. Tháp có nhiều tên gọi. Ngoài tên tháp phổ biến là Dương Long, đôi khi tháp còn được gọi theo địa danh: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường. Người Pháp gọi di tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba tòa cổ tháp này được xây cất trên một gò cao có tên là Dương Long, nằm ở phía Nam núi Trà Sơn.

Tháp Bắc hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc. Khác với tháp còn lại ở Bình Định, nền móng của tháp có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m, nhưng được tạo bởi nhiều đường gấp khúc nên giống như một hình đa giác. Tháp cao tới 30m, chia làm ba phần rõ rệt. Đế tháp cao vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặt tường trang trí các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng căn cứ vào dấu vết còn lại và những tư liệu gián tiếp có thể thấy vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao tù vút lên phía trên với nhiều lớp liên tiếp chồng xếp lên nhau. Hai trụ cửa làm bằng đá trên đầu được trang trí tượng chim thần Garuda chân quắp hai đầu rắn. Các cửa giả mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ hơn và mức độ nhô ra khỏi thân tháp cũng ít hơn. Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lá nhĩ, vòng ngoài là thân rắn uống quanh, bên trong là mặt kala dữ tợn, miệng khạc ra rắn bảy đầu uống lượn rất sinh động. Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạm khắc tinh vi thể hiện hình voi và sư tử mỗi con một tư thế như vừa chạy vừa đùa giỡn kết thành giải chạy vòng quanh. Đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển nhịp nhàng trong rất sống động. Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính của mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên khối.

So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước gần như tương đương với tháp Bắc. Hai tháp tạo thành khế đối xứng xuyên qua tháp chính. Về cấu trúc, tháp Nam cũng không khác mấy so với tháp Bắc. Duy có mô típ trang trí thì hầu như ít lặp lại những chủ thể đã thể hiện ở tháp Bắc. đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái. Trên giải giữa, hoa văn trang trí là những viềm bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn sát cạnh nhau chạy vòng quanh tháp. Dải phía trên là phù điêu các đạo sỹ ngồi thiền trong khu lá đề và dải dưới cùng là hình người, sư tử và những con vật kỳ dị dạng đang xen những ô trám kết giải, giữa có bông hoa nở cánh xòe đối xứng. Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũng được trang trí. Mỗi tầng thể hiện một cảnh khác nhau. Có thể thấy ở đây hình voi, sư tử, bò thần Nadin, mặt kala, rắn thần Naga.. Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đã dạt tới trình độ điêu luyện. Các đề tài thể hiện vừa hoành tráng, lộng lẫy vừa tinh tế mềm mại. Những con vật và hoa tiết trang trí vừa sộng động chân thực vừa huyền ảo, kỳ bí.

Lớn hơn cả và giữ vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc lá tháp Giữa. Về cấu trúc, tháp không khác hai tháp nhỏ nhưng cao vượt hẳn lên. Theo số liệu của học giả người Pháp H.Parmentier thì cao tới 39m, nhưng hiện trạng đo được 36m. Là tháp chính và có kích thước lớn nhưng tháp giữa trang trí không cầu kỳ như hai tháp nhỏ.

Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp dương Long tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của tháp Champa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm ảnh hưởng của nghệ thuật kh’mer. Trong lịch sử Champa, giai đoạn đầu thế kỷ XIII đất nước liên tục phải chiến đấu chống lại những cuộc tiến công của Tchenla (Chân Lạp). Vùng đất Vijaya đã từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Kh’mer trong thời gian tương đối dài. Có khả năng tháp được xây dựng vào thời kỳ Champa bị người Kh’mer đô hộ, nghĩa là trong khoảng thế kỷ XII-XIII. Nhìn trong bố cục tổng thể cũng như xem xét chi tiết từng tháp, cụm tháp Dương Long là một quần thể kiến trúc bề thế và có thể nói là đẹp nhất trong số các tháp Champa còn lại ở miền Trung. Vẻ đẹp của di tích càng được tôn lên nhờ cảnh quan xung quanh.

Cách đây gần một thế kỷ, trong tác phẩm Monuments Kiams de Bình Định (Các di tích Chàm của tỉnh Bình Định), học giả người Pháp Ch.Lemire đã có một đoạn mô tả về tháp Dương Long khá chi tiết, theo đó, ba tòa tháp được xây cất trên một quả đồi với một cách rừng xoài và mít tuyệt đẹp. Cảnh trí giờ đây đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đạp lộng lẫy của tháp Dương Long vẫn còn đó. Dương Long là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớn trước đây của người Chăm. Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké.

Tháp Đôi

Tháp Đôi (Ảnh – khoibinh)

Trong số các tháp Champa còn lại trên đất Bình Định, có một quần thể di tích khá đọc đáo nằm ngay trên địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đó là tháp Hưng Thạnh. Đại nam nhất thống chí chép Hưng Thạnh cổ Tháp ở thôn Hưng Thạnh huyện tuy phước có hai Tháp tục gọi là Tháp Đôi. Trong các tác phẩm nghiên cứu, người Pháp gọi đây là Tour Kh’mer vì nhìn gốc độ kiến trúc và nghệ thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít ảnh hưởng của nghệ thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít ảnh hưởng của nghệ thuật Kh’mer. Xét về phong cách, tháp Đôi có nhiều nét tương đồng với khu tháp Dương Long, đều là những công trình kiến trúc được xây dựng vào khoảng những thập niên đầu thế kỷ XIII, khi Champa bị người Kh’mer đô hộ. Di tích hiện còn là hai ngọn tháp không cao lắm nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam. Tháp Bắc cao chừng 16m, tháp Nam thấp và nhỏ hơn một chút. Có lẽ chính vì vậy nên trong dân gian đã gọi bằng một cái tên giản dị: Tháp Đôi. Phía Bắc khu Tháp có một triền núi chạy xuống, phía sông có một nhánh sông chảy ngang. Trên sông có hai cây cầu bắc song song, một dành cho tàu hỏa, một cho xe hơi nên cũng gọi là cầu Đôi. Giữa cảnh sơn thủy hữu tình hai tháp đứng sóng đôi trông thật duyên dáng và thơ mộng. Những lứa đôi trai gái thường mượn cảnh trí nơi đây để bày tỏ tâm tình. Cho đến nay nhân dân địa phương vẫn còn truyền tụng một bài hát lời lẽ thật thiết tha:

Tháp kia còn đứng đủ đôi
Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường,
Tháp ngạo nắng sương
Cầu nương sắt đá.
Dù người thiên hạ,
Tiếng ngả lời nghiêng,
Cao thâm đã chứng lời nguyền,
Còn cầu, còn tháp còn duyên đôi lứa mình.
Non sông gánh nặng chung tình

Tên tháp Đôi và những câu hát trữ tình chắc hẳn đã xuất hiện sau các ngọn tháp rất nhiều vì theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học, quần thể kiến trúc này lúc đầu không chỉ là hai mà tới ba tòa tháp. Chắc hẳn khi thiết kế, những người xây dựng đã có những ý tưởng giống như xây tháp Dương Long.

Tháp Bắc xây trên bình đồ hình vuông được tạo dáng khá cân đối. Phần ngăn cách giữa đế với thân, thân với mái đều được xử lý tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại làm cho bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ. Thân tháp hình trụ vuông, mỗi mặt tường đều có trụ ốp trơn. Giống như tất cả các tháp Champa, cửa chính của tháp hướng về phía Đông. Cửa nhô ra phía trước bởi bốn lớp trụ, thu nhỏ vào ở phia lối vào. Tương ứng với bốn lớp trụ là bốn lớp vòm mái hình mũi lao nhọn, hai bên trang trí hoa văn đối xứng. Ba mặt tường còn lại là ba cửa giả, lặp lại các mô típ trang trí như cửa chính nhưng có kích cỡ hơi nhỏ hơn.

Mái tháp có cấu tạo nhiều tầng, nhỏ dần phía trên. Bốn góc diềm đều được gắn tượng chim thần Garuda xòe cánh bay lên tạo cảm giác bớt nặng nề cho toàn bộ bảy tầng mái. Vòng quanh diềm mái là 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế với những tư thế khác nhau trong rất sống động. Chính giữa phần thu nhỏ ngăn cách mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền, hai bên có voi chầu đối xứng.

Tháp Nam có cấu trúc tương tự như tháp Bắc, nhưng ở phần diềm mái, thay vì các hình vũ nữ, hình khác trang trí lại thể hiện một đàn hươu 13 con với nhũng dáng vẻ rất khác nhau trông rất tinh nghịch và sống động.

Tháp còn tên gọi khách là Hưng Thạnh (Ảnh – khoibinh)

Là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo, gần đây tháp Đôi đã được trùng tu, tôn tạo. Trong quá trình sử lý gia cố lại móng tháp, người ta đã tìm thấy nhiều bức phù điêu vốn dùng để trang trí tháp, trong đó đáng kể là bức phù điêu khắc hình Makara. Hai quái vật thể hiện giống như hai con rồng thân tròn, dài mảnh, chân ngắn, không có vảy và chân nối đuôi nhau, đầu tròn, mắt dẹt, mũi to, mào lớn. Phía trên là những tia bờm ngắn dựng lên. Dưới cầm có râu và cuốn về phía sau. Miệng quái vật há rộng, nhe hai hàm răng nhọn lởm chởm. Toàn bộ phù điêu được thực hiện trên một phiến đá dài 1,24 m, rộng 0,5m và dày 0,4m. Nhìn hình dáng Makara, có người liên tưởng những con rồng được khắc tạc trên các công trình kiến trúc ở Đại Việt thế kỷ XII – XIII.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 4 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào