Cùng Phượt – Tết Trung thu hàng năm, ở Hội An, bên cạnh những sinh hoạt truyền thống còn có múa Thiên Cẩu – Chó nhà trời, một linh vật mang tính huyền thoại, một thể loại múa linh vật lưu truyền lâu đời ở Hội An.
- Kinh nghiệm du lịch Hội An, Quảng Nam
- Chùa Hải Tạng, ngôi chùa trăm năm tuổi ngoài khơi Hội An
- Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm
- 7 đặc sản Cù Lao Chàm khiến du khách khó lòng cưỡng lại
- Địa điểm thuê xe máy ở Hội An, Quảng Nam
- Homestay ở Cù Lao Chàm, Hội An
- Những bãi biển hoang sơ nằm không xa khu đông đúc
Múa Thiên Cẩu- chó nhà trời, một linh vật mang tính huyền thoại, là loại hình múa linh vật lưu truyền ở Hội An.(Ảnh – Viết Hai) |
Ở Hội An, vào dịp Tết Trung thu, từ các vùng quê đến Khu phố cổ, không khí lễ hội diễn ra rất sôi nổi với các sinh hoạt truyền thống: lễ bái trời đất, gia tiên, tục bày mâm cỗ thưởng trăng, múa lân- sư-, rồng, rước đèn, ca hát…Đặc biệt, có múa Thiên Cẩu và có lẽ chỉ duy nhất trung thu Hội An mới có loại hình này- một thể loại múa linh vật mà nếu không được hướng dẫn, trẻ em sẽ đồng nhất giữa múa Thiên Cẩu và múa Lân.
Đội hình múa Thiên Cẩu gồm hơn 10 người (Ảnh – Viết Hai) |
Nó được tô điểm với những đặc điểm khác thường, với chiếc đầu to tạo bằng mây, tre, giấy, tô phết 5 màu (theo thuyết ngũ hành) khá rực rỡ. Một chiếc sừng nhọn, cong về phía trước trán. 2 tai lớn nhưng giống tai lợn. Mắt to, luôn trợn trừng đầy vẻ đe dọa. Giữa mặt là chiếc mũi to lớn, ba ngấn, sống mũi nổi cao rất kỳ lạ. Miệng Thiên Cẩu mở to, hàm dưới có râu dài, có thể khép vào mở ra theo điệu múa. Mình Thiên Cẩu được tạo bởi một dải vải dài và phải là màu đỏ, có buộc một túm lá cây tạo dáng đuôi.
Ảnh – Viết Hai |
Khi múa, đầu Thiên Cẩu do một người điều khiển, mình và đuôi do 1, 2 hoặc 3 người cầm tạo thành một con vật khác thường. Đuôi uốn lượn, vặn mình theo điệu múa, tạo thành sự phối hợp nhịp nhàng giữa đầu, mình và đuôi (tựa như trò chơi rồng rắn của trẻ em).
Ảnh – Viết Hai |
Cùng múa với Thiên Cẩu là Ông Địa, mặt béo phị, miệng cười hớn hở, bụng to, tay cầm quạt, luôn đùa giỡn cùng Thiên Cẩu và người xem nhằm tăng phần sinh động, hấp dẫn,
Múa Thiên Cẩu cũng thể hiện những nét sinh hoạt cơ bản của linh vật này như: Chào hỏi, vui đùa, ăn lá cây, nhảy múa thể hiện sự dũng mãnh (Ảnh – Viết Hai) |
Thiên Cẩu ngủ (nhắm mắt), thức giấc, leo cây, phóng lửa… (Ảnh – Viết Hai) |
Ảnh – Viết Hai |
Hình ảnh “Ông Thiên Cẩu” khi hiền lành, thân thiện, lúc oai nghi, dũng mãnh trong tiếng trống rộn ràng nhưng dứt khoát, nhanh nhưng vừa phải (hơi khác trống múa Lân) luôn thu hút đông đảo trẻ em lúc nào cũng háo hức chờ đợi, đón xem. Thế nên, mỗi khi có múa Thiên Cẩu đông đảo trẻ em tụ tập reo hò cổ vũ và dĩ nhiên, cuốn hút cả các bậc cha mẹ vừa đưa con đến xem vừa tự mình thưởng lãm và nhớ về một thời ấu thơ mà chính mình cũng là những thành viên hòa cùng các đội Thiên Cẩu Phố Hội thuở nào.
Theo Người Lao Động/ Viết Hai