Về Thạch Thất khám phá chùa Tây Phương

Về Thạch Thất khám phá chùa Tây Phương

Cùng Phượt – Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km.

Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lâu (Ảnh – cungphuot.info)

Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu huyền bí và tĩnh lặng nơi hội tụ tinh hoa sinh khí của đất trời. Tên chữ của chùa là Sùng Phúc Tự (崇福寺). Tự tức là chùa, Sùng Phúc là nơi Đức Phật luôn cầu điều thiện.

Phía dưới chân chùa Tây Phương, cây đa trăm tuổi tỏa tán rộng, phủ bóng râm mát. (Ảnh – cungphuot.info)

Cổng chính chùa, nơi du khách bắt đầu hành trình (Ảnh – cungphuot.info)

Con đường dẫn lên núi tương đối nhỏ và khá dốc (Ảnh – cungphuot.info)

Từ chân núi, qua 239 bậc đá ong là đến đến đỉnh núi và cổng chùa. Người xưa lựa chọn đá ong có chiều dài 1m, chiều rộng 50 cm làm lối lên chùa và phần chân đế của 3 ngôi tam bảo bởi tính ưu việt của loại đá này bền chắc và là nguyên liệu sẵn có của xứ Đoài.

Ngoài một số hàng quán, 2 bên đường lên chùa là rất nhiều nhà dân (Ảnh – cungphuot.info)

Trên con đường lên chùa, các bạn có thể gặp rất nhiều những ngôi nhà của người dân nằm san sát hai bên đường. Ngoài con đường leo bộ, phía sau chùa còn 1 con đường nhỏ có thể chạy xe máy lên sát tận nơi.

Cổng chùa chính (Ảnh – cungphuot.info)

Tiền đường chùa chính (Ảnh – cungphuot.info)

Chùa Chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu kiến trúc chữ công, bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện.

Kiến trúc mái của chùa (Ảnh – cungphuot.info)

Cả ba đều có kết cấu kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái. Cả hai tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố.

Chùa chính nhìn từ sân nhà khách (Ảnh – cungphuot.info)

Tiền đường và Thượng điện 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc, còn Trung đường được thu ngắn chiều ngang, chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt hẳn lên.

Nhà tổ (Ảnh – cungphuot.info)

Nhà Tổ – Nhà Mẫu làm theo kiểu 3 gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ “Nhị”. Phía bên ngoài thờ Tổ, phía bên trong thờ Mẫu. Các vì chính của Nhà Tổ được liên kết theo kiểu “vì kèo giá chiêng”. Ba gian giữa của Nhà Tổ được bưng cửa bức bàn, hai gian chái ở đầu hồi bưng bằng cửa ván đố. Trên bộ vì nóc và cốn, lại không theo kết cấu “vì kéo giá chiêng” mà thay bằng kết cấu “chồng rường”. Các con rường được cách điệu thành hoa, lá, đao mác. Tại bốn chiếc cốn ở đây, nghệ nhân chạm hình cây mai, tùng, cúc, trúc, được quyện trong đề tài mai điểu, trúc tước, cúc điệp, tùng lộc, có phong cách tương đồng với nghệ thuật Chùa Chính.

Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.

Bát bộ kim cương, bộ tượng được tạc từ thời Tây Sơn (Ảnh – cungphuot.info)

Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu.

Ảnh – cungphuot.info

Ảnh – cungphuot.info

Ảnh – cungphuot.info

Tuy vậy, nổi tiếng nhất phải kể đến bộ tượng nổi tiếng Thập Bát La Hán được tạc cách đây gần 300 năm, bộ tượng là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tạo hình giàu cảm xúc. Thần thái của 18 vị La hán được lột tả qua ánh mắt, nét mặt, lông mày.

Hướng dẫn đi tới chùa Tây Phương

Con đường nhỏ chạy ngang qua mặt chùa, đây cũng là nơi để các bạn gửi xe và mua vé thắng cảnh (Ảnh – cungphuot.info)

Từ Hà Nội, nếu đi bằng ô tô các bạn đi theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long, nếu đi bằng xe máy các bạn đi theo tuyến đường gom ngay bên cạnh. Tới nút giao  Thạch Thất các bạn rẽ phải theo tuyến đường DT419 chừng 5km sẽ thấy biển rẽ vào chùa Tây Phương.

Nếu đi bằng xe buýt, các bạn có thể đi tuyến buýt số 89 với lộ trình Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Sơn Tây, tới điểm xuống Ngã Tư Cầu Liêu (đường vào chùa Tây Phương) thì xuống, từ điểm này các bạn có thể bắt xe ôm chừng hơn 1km nữa là vào tới nơi.

Chùa Tây Phương nằm tương đối gần Chùa Thầy (nơi này cách chùa Thầy chừng 10 km) nên các bạn có thể kết hợp đi cả 2 nơi trong ngày nếu sử dụng phương tiện cá nhân.

Tìm trên Google:

  • kinh nghiệm du lịch Chùa Tây Phương 2024
  • du lịch Chùa Tây Phương tháng 4
  • tháng 4 Chùa Tây Phương có gì đẹp
  • review Chùa Tây Phương
  • hướng dẫn đi Chùa Tây Phương tự túc
  • ăn gì ở Chùa Tây Phương
  • phượt Chùa Tây Phương bằng xe máy
  • Chùa Tây Phương ở đâu
  • đường đi tới Chùa Tây Phương
  • chơi gì ở Chùa Tây Phương
  • đi Chùa Tây Phương mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Chùa Tây Phương
  • homestay giá rẻ Chùa Tây Phương

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 86 bình chọn và điểm trung bình là 4.9

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Nội

HÀ NỘI

Vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam

là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, đây là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, thủ đô còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống,… Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách.

Bạn có biết: Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831)

  • Diện tích: 3.358,9 km²
  • Dân số: 8.053.663 người
  • Phân chia hành chính: 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện
  • Vùng: Đồng bằng sông Hồng
  • Mã điện thoại: 24
  • Biển số xe: 29,30,31,32,33,40