Cùng Phượt – Văn bia Quế Lâm Ngự Chế là minh chứng thời kỳ lịch sử của vị vua hùng tài, đại lược Lê Thái Tông cùng quân sỹ đi chinh phạt quân phiến loạn ở vùng biên cương phía Tây.
Di tích còn được nhân dân gọi là “Thẳm Báo Ké” (Hang trai già). Hang có tên gọi như vậy do một câu chuyện truyền thuyết lưu truyền tại đây.
Vua Lê Thái Tông, tên húy là Nguyên Long, là con thứ của Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Lê Thái Tông lên ngôi lúc mới 11 tuổi, nhưng là vị vua thông minh lại được sự giúp đỡ của các đại thần nên triều đại của ông đánh dấu một thời kì thịnh trị trong lịch sử Việt Nam.
Từ khi lên ngôi, Vua Lê Thái Tông rất chú ý tới Miền Tây Bắc, miền đất phên dậu của Tổ quốc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch.
Lần thứ nhất vào 1440, Vua Lê Thái Tông thân chinh cùng quân sĩ lên trần miền Tây đánh thổ quân phản nghịch là Thượng Nghiễm ở châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Trên đường về, vua cùng quân sĩ nghỉ chân tại Đông La (Thẩm Báo Ké) – một hang đá tự nhiên ở Châu Mường La. Vua Lê Thái Tông đã để lại nơi đây bút tích là một bài thơ chữ Hán Quế Lâm ngự chế. Bài thơ được khắc lên vách đá với nội dung khẳng định sự thống nhất của đất nước và mong muốn thiên hạ thái bình.
Bài thơ có 14 dòng gồm 140 chữ Hán có nội dung dịch nghĩa như sau:
Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm
Thổ tù sao lại dám quên thân
Thế gian đã có anh hùng chúa
Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần
Đường sá khó khăn đừng cậy hiểm
Hang cùng đã ấm áp hơi xuân
Yên được dân lành nhơ nhớp hết
Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”.
(Năm đầu niên hiệu Đại Bảo
Canh Thân 1440, ngày lành giữa tháng 3)
Để ghi nhớ công đức của Vua Lê Thái Tông và đáp ứng tín ngưỡng lành mạnh, năm 2001 Sơn La đã xây dựng đền thờ Vua Lê Thái Tông và quân sĩ với tên gọi là Quế Lâm linh từ. Cùng với Nhà tù Sơn La, đây là một trong hai điểm du lịch về văn hóa lịch sử mà các bạn không nên bỏ lỡ khi đến với mảnh đất Sơn La.