Địa đạo Vịnh Mốc, ngôi làng 3 tầng nằm sâu trong lòng đất

Địa đạo Vịnh Mốc, ngôi làng 3 tầng nằm sâu trong lòng đất

Cùng Phượt – Địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị) nằm trong hệ thống cái điểm du lịch khu phi quân sự trước đây trong chiến tranh Việt Nam, đã được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam. 17 đứa trẻ đã được sinh ra ngay chính ở đây trong suốt 2000 ngày đêm tồn tại của địa đạo này .

Địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng ngay trong những ngôi làng của vùng đất Vĩnh Linh (Ảnh – cungphuot.info)

Địa đạo Vịnh Mốc tọa lạc trên quả đồi đất đỏ bazan, ở độ cao hơn 28 m so với mực nước biển. Hệ thống làng hầm trong lòng đất hình thành và phát triển kéo dài khắp 70 làng của 15 xã, thị trấn và Vịnh Mốc là tiêu biểu nhất.

Tổng chiều dài của Vịnh Mốc lên tới gần 2km (Ảnh – cungphuot.info)

Cấu trúc của địa đạo Vịnh Mốc dài 1.701 m, kết nối thông của 3 địa đạo khác là: Địa đạo của quân dân thôn Vịnh Mốc; địa đạo của quân dân thôn Sơn Hạ và địa đạo của lực lượng Công an vũ trang đồn 140. Gần 2.000 ngày đêm tồn tại, có những lúc trong lòng địa đạo chứa khoảng 1.200 người.

Đây là vùng đất nằm giữa 2 chiến tuyến trong thời kỳ chiến tranh, chính bởi vậy lượng bom đạn đổ lên vùng đất này vô cùng lớn (Ảnh – cungphuot.info)

Từ 1965 đến 1972, mảnh đất chưa đầy 820 km² nhưng tính trung bình mỗi người dân phải chịu 7 tấn bom đạn.

Giếng thông hơi, nhờ những chiếc giếng này mà trong lòng địa đạo luôn thông thoáng và mát mẻ (Ảnh – cungphuot.info)

Chiếc giếng thông khí cho địa đạo. Đây cũng là một trong những nơi vận chuyển 6.000 m3 đất ra ngoài tạo nên công trình xóm làng kỳ vĩ dưới lòng đất.

Hầm chữ A, từ những căn hầm này người dân nơi đây đã phát triển ra những căn hầm bằng hình thang kiên cố hơn (Ảnh – cungphuot.info)

Địa đạo Vịnh Mốc được đào từ năm 1965-1967 được coi là pháo đài kiên cố, tác phẩm của máu và nước mắt cùng ý chí kiên cường của người dân.

Một cửa hầm hiện nằm ngay cửa ra vào khu địa đạo (Ảnh – cungphuot.info)

Cửa hầm thông ra biển (Ảnh – cungphuot.info)

Một cửa hầm thông lên đồi (Ảnh – cungphuot.info)

Địa đạo chia làm 3 tầng, có hệ thống 13 cửa ra vào, trong đó 7 cửa thông ra biển và 6 cửa đi lên đồi, mỗi cửa hầm cũng được coi như một lỗ thông hơi.

Hầm tránh bom khoan ở tầng 2, thực chất đây là 1 máng trượt thẳng xuống tầng 3 là nơi sâu nhất của địa đạo mỗi khi phát hiện bom khoan được thả xuống (Ảnh – cungphuot.info)

Nhà hộ sinh (Ảnh – cungphuot.info)

Trong địa đạo có không gian sinh sống của người dân, kho vận vũ khí đạn dược, lương thực, cơ quan của Đảng và chính quyền, quân sự, các công trình công cộng.

Từ đây, những chuyến hàng chi viện cho Cồn Cỏ (Ảnh – cungphuot.info)

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Vịnh Mốc là tiền đồn của miền bắc và cũng là điểm tập trung chi viện cho đảo Cồn Cỏ. Hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong việc án giữ vùng biển Vĩnh Linh.

Giếng nước hiện nay vẫn còn nguyên giá trị sử dụng (Ảnh – cungphuot.info)

Địa đạo có 3 giếng nước để duy trì sinh hoạt cho tất cả người dân trong 3 tầng hầm.

Khu vực đặt bàng tin (Ảnh – cungphuot.info)

Hội trường là khu vực rộng nhất trong lòng địa đạo (Ảnh – cungphuot.info)

Những tư liệu về cuộc sống trong địa đạo (Ảnh – cungphuot.info)

Trong đường hầm có hội trường (đủ chứa cho 60 người) tham gia hội họp, xem phim, vị trí đặt bản tin, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại.

Khu vực sinh hoạt cơ bản của một hộ gia đình (Ảnh – cungphuot.info)

Khu vực nhà tắm (Ảnh – cungphuot.info)

Dọc hai bên đường hầm được khoét sâu và tạo ra những căn hộ đủ cho khoảng 2 đến 4 người sinh hoạt rộng khoảng gần 2 m².

Chiều cao của đường hầm hơi thấp so với người trưởng thành thời nay nhưng lại vừa tầm với chiều cao người dân trong những năm tháng chiến tranh (Ảnh – cungphuot.info)

Đường hầm có dạng hình vòm kết hợp với tính đàn hồi, chịu lực của vùng đất đỏ bazan. Chiều cao của đường hầm 1,2 x 1,8 m, vừa phải để đi lại và cắt lớp những không gian để phân chia cho các hộ gia đình làm nơi sinh hoạt tạm thời.

Hiện nơi đây đã được công nhận là Di tích Quốc gia hạng đặc biệt (Ảnh – cungphuot.info)

Tháng 3/2014, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, tập hợp tư liệu lịch sử, khoa học để lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 35 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Quảng Trị

QUẢNG TRỊ

Vị trí Quảng Trị trên bản đồ Việt Nam

Vị trí Quảng Trị trên bản đồ Việt Nam

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, đây là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất bởi là ranh giới của hai miền. Ngày nay

Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử và có nhiều tiềm năng du lịch. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc – Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo – hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

Bạn có biết: Quảng Trị là nơi có khu phi quân sự vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Nam Bắc trong suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam.

  • Diện tích: 4.739,8 km²
  • Dân số: 612.500 người
  • Vùng: Bắc Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, và 8 huyện
  • Mã điện thoại: 233
  • Biển số xe: 74