Kinh nghiệm du lịch Cồn Cỏ, Quảng Trị

Kinh nghiệm du lịch Cồn Cỏ, Quảng Trị (Cập nhật 10/2024)

Cùng Phượt – Cồn Cỏ là hòn đảo nằm trên vùng biển Quảng Trị, cách đất liền khoảng 15 hải lý. Trước năm 2002, Cồn Cỏ vốn là đảo quân sự nên không có dân cư sinh sống, chỉ có các đơn vị bộ đội đóng quân tại đó. Từ khi thành lập huyện đảo, với mục tiêu biến Cồn Cỏ thành một địa điểm du lịch, hiện trên đảo đã có một số hộ dân đầu tiên tình nguyên ra ở lại xây dựng đảo. Ngoài ra, du lịch Cồn Cỏ còn được quy hoạch là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng – Cửa Việt – Cồn Cỏ, nằm trong cụm phát triển du lịch trọng điểm phía Bắc của tỉnh Quảng Trị.

Toàn cảnh đảo Cồn Cỏ (Ảnh – UBND Huyện Cồn Cỏ)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả UBND Huyện Cồn Cỏ, ngocdung nguyen, nhatminhcinematic, minjake, thanhmai, Pavel Gore, Trần Song Hải, sonviet29, Thùy Trang, Trần Tuyền, Võ Ngọc Hương, Quang Phi Le, Tran Hanh, hoangphuc910, Anh van Ngo, Thân Lê, Nguyễn Minh Hành, Them Lee Hong, Tran Minh, Pham Hong Hanh, Mỹ Hạnh, Lehuyen Nguyen, phanngocphuonganh25 nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Lịch sử hình thành đảo Cồn Cỏ

Cổng đón chào du khách ngay khi đặt chân tới Cồn Cỏ, phía xa là Cột cờ Tổ Quốc (Ảnh – ngocdung nguyen)

Đảo còn có tên gọi là Hòn Cỏ, Hòn Gió, Hòn Mệ, Thảo Phù, đảo Con Hổ. Tuy diện tích không lớn nhưng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nằm án ngữ ở phía nam của Vịnh Bắc Bộ, trên vùng biển có nhiều tuyến hàng hải quan trọng trong nước và quốc tế. Chính vì vậy Cồn Cỏ có vị trí lớn trong việc phòng thủ bảo vệ lãnh hải, chủ quyền Tổ Quốc

Do mới được mở tuyến du lịch nên Cồn Cỏ hiện vẫn đang là một điểm đến hoang sơ, nhiều bí ẩn (Ảnh – nhatminhcinematic)

Những thế kỷ đầu công nguyên, Cồn Cỏ đã từng là địa bàn mà cư dân Chăm Pa đặt chân đến. Trong các thể kỷ 17-18, trên con đường giao lưu buôn bán, Cồn Cỏ được cư dân Đại Việt xem như là một điểm dừng chân, một báu vật của thiên nhiên ban tặng cho ngư dân các vùng biển gần xa nghỉ ngơi hoặc chở che khi biển nổi cơn giận dữ.

Trong chiến tranh Việt Nam , Cồn Cỏ nói riêng và Quảng Trị nói chung là một trong những chiến trước khốc liệt nhất, thường xuyên chịu sự tàn phá của bom đạn.

Âu tàu Cồn Cỏ về đêm (Ảnh – minjake)

Cồn Cỏ có vị trị địa lý không quá gần cũng không quá xa để tổ chức các hoạt động du lịch. Mặt khác, là đảo được kiến tạo bởi núi lửa giữa biển khơi, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất, tài nguyên, nguồn lợi sinh vật biển; sinh thái cảnh quan như­ là một bảo tàng tự nhiên với các thềm đá Bazan kỳ vĩ, bãi tắm nhỏ được tạo bởi vụn san hô, sò điệp, nước biển trong, nhiệt độ nước biển ổn định. Bên cạnh đó Cồn Cỏ có một hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng của đảo núi lữa; rừng trên thềm san hô cở quý hiến ở Việt Nam.

Du lịch Cồn Cỏ vào thời gian nào?

Các bạn cần chú ý thời tiết trước khi ra đảo Cồn Cỏ (Ảnh – thanhmai)

Cồn Cỏ là huyện đảo nằm cách xa đất liền, điều kiện khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, hàng năm phải hứng chịu tác động của các đợt gió mùa kéo dài và mưa bão ở đủ các cấp độ. Mặt khác Cồn Cỏ lại nằm độc lập giữa biển khơi, vào mùa mưa bão thường bị chia cắt hoàn toàn chính bởi vậy cần hết sức lưu ý thời gian di chuyển ra Cồn Cỏ

  • Thời gian đi đảo Cồn Cỏ thích hợp nhất trong khoảng từ tháng 2-6, trong đó tháng 5-6 là thời điểm thời tiết nắng nóng, phù hợp hơn cho hình thức du lịch biển.
  • Từ tháng 7-11 là mùa bão thường gây ảnh hưởng đến vùng biển Quảng Trị, trong đó có Cồn Cỏ. Dịp này các bạn nếu có đi cần theo dõi thời tiết, nếu gặp bão vào có thể sẽ mắc kẹt dài ngày tại đảo, gây ảnh hưởng đến kế hoạch khác.

Hướng dẫn đi tới Cồn Cỏ

Đi tới Quảng Trị

Để ra đảo Cồn Cỏ, các bạn cần có mặt tại Tp Đông Hà và đi taxi ra cảng Cửa Việt. Các chuyến tàu đi và đến đảo đều sẽ xuất phát tại đây.

Phương tiện đường bộ

Từ ngoài Bắc để đi tới Quảng Trị bằng đường bộ, thuận lợi nhất các bạn hãy lên các tuyến xe open bus đi Huế bởi những chuyến xe này rất nhiều, chạy liên tục hàng ngày. Để tới được Huế kiểu gì cũng cần đi qua Quảng Trị nên các bạn có thể xuống bất cứ điểm nào phù hợp với hành trình của bạn.

Xem thêm bài viết: Xe khách giường nằm đi Quảng Trị (Cập nhật 10/2024)

Từ trong Nam, tương tự các bạn có thể sử dụng các tuyến xe open bus đi Quảng Bình để xuống ở Quảng Trị. Các tuyến xe open bus này thường sẽ có chất lượng ổn hơn bởi được chuyên dùng để chở khách du lịch.

Phương tiện đường sắt

Ga Đông Hà, nơi trả khách nếu các bạn muốn đến Quảng Trị bằng tàu hỏa (Ảnh – Pavel Gore)

Các chuyến tàu khởi hành từ ga Hà Nội sẽ mất khoảng 12 tiếng để đến được Tp Đông Hà, tàu đi từ ga Sài Gòn sẽ lâu hơn chút với thời gian khoảng 20-24 tiếng. Các bạn nên đi các chuyến tàu xuất phát từ ga Hà Nội khoảng 20-22h để có mặt ở Quảng Trị vào buổi sáng, từ Sài Gòn bởi thời gian di chuyển mất khoảng gần 1 ngày nên các bạn muốn có mặt ở Quảng Trị vào lúc nào thì đi chuyến tàu tương ứng với khoảng thời gian đó luôn.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hỏa (Cập nhật 10/2024)

Từ Quảng Trị đi Cồn Cỏ

Tàu cao tốc đi Cồn Cỏ (Ảnh – Trần Song Hải)

Trước kia, từ đất liền ra đảo Cồn Cỏ chỉ có lựa chọn duy nhất là thuê tàu cá của ngư dân hoặc đi nhờ tàu ra đảo. Hiện nay, đã có tàu cao tốc đi thẳng ra đảo Cồn Cỏ với thời gian di chuyển khoảng 1,5h. Từ cảng Cửa Việt, có các chuyến tàu của công ty Chín Nghĩa và tàu Greenline DP5 đi ra đảo Cồn Cỏ vào 8h sáng các ngày thứ 3-5-7, tàu từ Cồn Cỏ vào đất liến chạy vào 8h sáng ngày hôm sau.

  • Tàu Chín Nghĩa: Liên hệ đặt vé với Anh Tiến 0906 496 767 với khách lẻ hoặc Anh Đáng 0901 93333 đối với khách đoàn làm hợp đồng.
  • Tàu Greenline: 0988 009 579

Đi lại ở Cồn Cỏ

Thuê xe đạp

Không khí trong lành, mát mẻ là điều kiện rất lý thú để đạp xe quanh đảo (Ảnh – sonviet29)

Trên đảo hiện có dịch vụ cho thuê xe đạp để các bạn có thể đạp xe dạo quanh đảo ngắm cảnh, giá thuê xe vào khoảng 50k/1h. Giá cả khá hợp lý so với một hòn đảo cách xa đất liền.

Liên hệ chị Liên – 0946 066 159 nếu các bạn muốn thuê xe

Xe điện trên đảo

Xe điện phục vụ du khách trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh – Thùy Trang)

Hiện tại, trên đảo Cồn Cỏ đang có 3 xe điện của công ty Chín Nghĩa đưa ra để phục vụ việc đi lại của người dân và du khách trên đảo.

Lưu trú ở Cồn Cỏ

Khu dân cư yên bình trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh – Trần Tuyền)

Từ một đảo quân sự chuyển sang huyện đảo phát triển kinh tế, làm du lịch, nên Cồn Cỏ gần như bắt đầu xây dựng hệ thống lưu trú từ đầu. Trên đảo hiện nay các nhà nghỉ đa phần thuộc các cơ quan công vụ như Ủy ban, Ban chỉ huy Quân sự. Tuy vậy, trong trường hợp các nhà nghỉ này không còn phòng các bạn hoàn toàn có thể liên hệ số lượng các hộ dân ít ỏi trên đảo hiện nay để có thể đăng ký dịch vụ homestay ở Cồn Cỏ.

Xem thêm bài viết: Khách sạn nhà nghỉ ở Cồn Cỏ (Cập nhật 10/2024)

Chơi gì khi đến Cồn Cỏ

Các địa điểm tham quan

Phòng truyền thống

Phòng truyền thống trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh – Võ Ngọc Hương)

Đây là n ơi lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng tái hiện lại một phần lịch sử hào hùng của quân và dân huyện đảo trong suốt 55 năm qua. Nơi đây là không gian đầu tiên giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên và những tiềm năng phát triển của Cồn Cỏ, giúp du khách được hiểu rõ hơn về sự phá tích ra đời của mảnh đất anh hùng này.

Bến Tranh

Bãi tắm Bến Tranh (Ảnh – Quang Phi Le)

Nằm ngay kế bên cầu cảng, Bến Tranh hiện được xây dựng thành một bãi tắm để du khách có thể thoải mái bơi lội, dạo chơi hay nghỉ ngơi ngắm cảnh biển. Khu vực này có đầy đủ các dịch vụ cho thuê áo phao, kính bơi, dụng cụ để lặn ngắm san hô.

Bến Nghè

Đây vốn là những bãi đá bazan bọt được hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào xưa kia (Ảnh – Tran Hanh)

Đây là điểm du lịch tự nhiên đẹp nhất đảo, nơi đón tia nắng đầu tiên trên đảo. Gió biển lồng lộng thổi, những đợt sóng triền miên vỗ vào bậc đá, bên cạnh đó là những gốc bàng vuông vững chãi vươn mình ra như một hàng rào bảo vệ đảo khỏi những khắc nghiệt của biển khơi. Trong thời kỳ chiến tranh, Bến Nghè là nơi hàng đêm hàng tiếp tế cho đảo cập bến.

Cột cờ Tổ Quốc

Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh – hoangphuc910)

Đây là một trong những cột cờ được xếp vào loại lớn trên các đảo ven biển Việt Nam. Cột cờ trên đảo Cồn Cỏ cao 38,8m với lá Quốc kỳ rộng 24m2.

Đài tưởng niệm

Đài tưởng niệm là nơi hầu hết mọi người đến Cồn Cỏ đều tới để cảm ơn, tri ân những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì mảnh đất này (Ảnh – minjake)

Nơi đây là Đài tưởng niệm tôn vinh những người lính anh dung đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Đây còn là nơi để các thân nhân liệt sỹ, các đoàn đại biểu, chính quyền và nhân dân các địa phương đến viếng thăm, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ tri ân.

Đài quan sát Thái Văn A

Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Ông làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất đảo để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu. Do có công lớn nên sau này tên ông được đặt cho ngọn đồi trên đảo Cồn Cỏ.

Hầm quân y
Hải đăng Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ nhìn từ hải đăng (Ảnh – Anh van Ngo)

Hải đăng Cồn Cỏ, mắt thần soi sáng cho ngư dân quanh đảo (Ảnh – Thân Lê)

Từ trên đỉnh ngọn hải đăng, các bạn có thể phóng tầm mắt nhìn bao quanh toàn đảo: những công trình kiến trúc mới xây dựng với nhiều màu sắc nổi bật giữa cánh rừng xanh bạt ngàn, cùng từng đợt gió thổi mát rượi, để cảm nhận được sự nên thơ, thanh bình, thoải mái nơi đây.

Các hoạt động hấp dẫn

Tắm biển

Đây là khu vực mà các bạn có thể thoải mái bơi lội trong làn nước mát của Cồn Cỏ (Ảnh – Nguyễn Minh Hành)

Không có nhiều bãi tắm nhưng vẫn có những đoạn biển các bạn có thể thỏa sức bơi lội trong làn nước trong mát.

Đạp xe quanh đảo

Cố gắng sắp xếp thời gian để làm một vòng khám phá Cồn Cỏ bằng xe đạp nhé (Ảnh – Them Lee Hong)

Do đã có dịch vụ cho thuê xe đạp nên các bạn đừng bỏ qua cơ hội vừa đạp xe tận hưởng không khí mát lành của biển, vừa ngắm đảo Cồn Cỏ nhé.

Khám phá rừng nguyên sinh Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng vẫn còn nguyên trạng, được giữ gìn và bảo vệ tốt. Khám phá khu rừng nguyên sinh trên đảo giữa biển khơi cũng là trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến hòn đảo này.

Con đường băng qua rừng Cồn Cỏ là con đường đặc biệt vô cùng tuyệt đẹp được phủ bằng những lớp đá từ san hô đã hóa thạch, một trong những loại đá độc đáo nhưng không phải hiếm ở hòn đảo này.

Lặn ngắm san hô

Vẻ đẹp biển Cồn Cỏ qua góc nhìn của những bạn yêu thích lặn biển (Ảnh – Tran Minh‎)

Rạn san hô ở Cồn Cỏ có độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài và còn tương đối nguyên vẹn chỉ sau đảo Phú Quốc ( Kiên Giang), Côn Đảo ( Bà Rịa Vũng Tàu) và Hòn Mun ( Khánh Hòa). Hiện ở đây có tới 109 loài san hô, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà đặc biệt là san hô đỏ và san hô đen. Vẻ đẹp độc đáo, hiếm có của những dải san hô đen huyền bí bao quanh đảo như lời mời gọi hấp dẫn mà du khách ưa khám phá khó lòng cưỡng lại.

Món ngon và đặc sản Cồn Cỏ

Các món ốc

Trên đảo Cồn Cỏ phổ biến là các loại ốc nón, ốc thổ (Ảnh – Pham Hong Hanh)

Cũng giống như các món ốc trong đất liền, ốc Cồn Cỏ có thể chế biến theo hai cách là xào hoặc luộc, dĩ nhiên dù có làm theo cách nào thì gia vị không thể thiếu là sả, gừng và ớt.

Cua đá

Cua hấp (Ảnh – Pham Hong Hanh)

Biển miền Trung Việt nam có đảo Cồn Cỏ  và Cù Lao Chàm (Quảng Nam) là 2 nơi có cua đá đáng kể nhất. Thịt cua đá được khẳng định là thơm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên đây là loài đang được bảo tồn do sắp có nguy cơ tuyệt chủng. Các bạn nếu muốn góp phần bảo tồn biển thì có thể lựa chọn không gọi món này trong thực đơn của mình.

Hải sâm

Biển Cồn Cỏ có hải sâm đen, trắng to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, vừa là vị thuốc quý, vừa là món ăn cao cấp, được xếp ngang với yến sào.

Rong nho Cồn Cỏ

Rong nho được bày bán khá nhiều trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh – Mỹ Hạnh)

Rong nho có hình dạng và màu sắc giống trái nho xanh, kết lại với nhau thành từng chùm trên thân dài. Theo nghiên cứu, đây là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bướu cổ… Từ rong nho, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn như gỏi rong nho, nước ép rong nho; nhưng có lẽ đơn giản và phổ biến nhất là món rong nho tươi, thưởng thức như một loại rau sống.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam 5 lá ở Cồn Cỏ (Ảnh – Lehuyen Nguyen)

Trong vài năm gần đây, người dân sinh sống trên đảo Cồn Cỏ khai thác Giảo cổ làm dược liệu gửi vào đất liền hoặc bán cho khách du lịch khi đến thăm đảo Cồn Cỏ. Do đặc điểm đất đai, khí hậu đặc trưng ở đây nên chất lượng cây giảo cổ lam được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao. Giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp, hạ mỡ máu, giảm mỡ bụng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, hạ men gan, trị tiểu đường rất tốt. Trà giảo cổ lam hơi đắng, dư vị ngọt sau khi uống.

Các nhà hàng trên đảo Cồn Cỏ

  • Nhà hàng Sơn Trang: 0913 664 127 gặp Chị Lan
  • Nhà hàng Đảo Xanh: 0935 099 017 gặp Anh Vĩnh
  • Nhà hàng Thân Thương: 0164 629 7479 gặp Chị Thủy
  • Nhà hàng Trâm Anh: 0163 602 3057 gặp Chị Lam

Lịch trình du lịch Cồn Cỏ

Cồn Cỏ là hòn đảo hiện có tỉ lệ phủ xanh rất cao, phần lớn diện tích đảo vẫn là rừng (Ảnh – phanngocphuonganh25)

Lịch trình khám phá Cồn Cỏ trong 2 ngày

Ngày 1: Cửa Việt – Cồn Cỏ

8h: Xuất phát từ Cửa Việt, lên tàu đi ra Cồn Cỏ. Thời gian di chuyển khoảng 1,5-2h.

10h: Nhận phòng ở Cồn Cỏ, nhớ đặt trước phòng khoảng 1-2 ngày nhé. Sau khi nhận phòng thì nghỉ ngơi ăn trưa tại các nhà hàng trên đảo hoặc tại nhà dân.

14h: Tham quan Bến Nghè, bãi Sông Hương (bãi tắm duy nhất trên đảo). Có thể thuê xe đạp hoặc xe điện để dạo chơi quanh đảo.

Lên tham quan Hải đăng Cồn Cỏ, hệ thống hầm hào lô cốt được sử dụng trong thời chiến tranh.

Chiều tối ra bãi biển để ngắm hoàng hôn.

Tối thưởng thức hải sản Cồn Cỏ, nếu đoàn đông có thể giao lưu văn nghệ lửa trại với các chiến sỹ đang đóng quân trên đảo.

Ngày 2: Cồn Cỏ – Cửa Việt

Dậy sớm ra Bến Nghè đón bình minh nhé. Chụp ảnh xong xuôi thì về ăn sáng rồi lên chuyến tàu lúc 8h quay lại đất liền.

Tìm trên Google

  • kinh nghiệm du lịch cồn cỏ 2024
  • du lịch cồn cỏ tháng 10
  • tháng 10 cồn cỏ có gì đẹp
  • review cồn cỏ
  • hướng dẫn đi cồn cỏ tự túc
  • ăn gì ở cồn cỏ
  • phượt cồn cỏ bằng xe máy
  • cồn cỏ ở đâu
  • đường đi tới cồn cỏ
  • chơi gì ở cồn cỏ
  • đi cồn cỏ mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp cồn cỏ
  • homestay giá rẻ cồn cỏ
  • tàu cao tốc đi cồn cỏ

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 35 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Quảng Trị

QUẢNG TRỊ

Vị trí Quảng Trị trên bản đồ Việt Nam

Vị trí Quảng Trị trên bản đồ Việt Nam

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, đây là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất bởi là ranh giới của hai miền. Ngày nay

Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử và có nhiều tiềm năng du lịch. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc – Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo – hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

Bạn có biết: Quảng Trị là nơi có khu phi quân sự vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Nam Bắc trong suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam.

  • Diện tích: 4.739,8 km²
  • Dân số: 612.500 người
  • Vùng: Bắc Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, và 8 huyện
  • Mã điện thoại: 233
  • Biển số xe: 74