Bánh gai Chiêm Hóa, món ăn đặc sản Tuyên Quang

Bánh gai Chiêm Hóa, món ăn đặc sản Tuyên Quang

Nhiều khách du lịch từ lâu đã có ấn tượng đặc biệt với món bánh gai Chiêm Hóa. Bánh gai Chiêm Hóa có một hương vị đặc trưng khiến ai một lần thưởng thức khó lòng có thể quên được.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 1

Lá gai ngon phải là loại lá to, bánh tẻ, đem phơi khô, tước bỏ hết gân, thái nhỏ đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn trộn với bột. Đỗ xanh phải là loại đỗ chè, hạt nhỏ, xục tay vào thúng đỗ phải nghe thấy tiếng xào xạo, coong coong của hạt đỗ già đã tách, có thế khi thổi lên đỗ mới bở, thơm và ngậy. Gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng, khi xay, bột phải sánh, chảy đều khắp cối, có những bong bóng li ti chạy dài theo dòng chảy xuống khăn lót. Sau đó bột phải được ép khô. Vỏ bọc bánh gai là tổng hòa của bột gạo nếp, lá gai và đường, các nguyên liệu này được trộn theo tỷ lệ nhất định và nhào kỹ, thêm chút dầu chuối cho dậy mùi. Làm bánh gai khó giàu, nhưng những người dân vẫn gắn bó với nghề, bởi họ muốn lưu giữ một nghề truyền thống với một sản phẩm mang đậm hương vị quê hương.

Tại các gia đình làm bánh gai ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, lá gai được trồng thành vườn rộng lớn.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 2

Gia đình chị Trần Thị Hà (40 tuổi, ở Phúc Hương 1, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là một trong số những gia đình vẫn giữ nghề làm bánh gai truyền thống. Để chuẩn bị cho một mẻ bánh, lá chuối, lá gai được thu hoạch, phơi khô dưới ánh nắng.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 3

Lá gai được luộc nhừ và giã nhuyễn trước khi nấu với đường. Nước đường và lá gai nấu thành thứ nước sánh, có màu đen bóng. Hỗn hợp được để nguội trước khi trộn với bột gạo nếp.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 4

Nhân bánh gai được làm bằng đậu xanh, dừa và một miếng mỡ lợn nhỏ đã được tẩm đường.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 5

Chị Hà chia sẻ: “Thời gian làm một mẻ bánh hoàn chỉnh khoảng 7 giờ đồng hồ. Thông thường, tôi dậy từ 4h để làm công việc này”.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 6

Bánh được nặn tròn, rắc vừng ở ngoài, sau đó gói trong lá chuối. Điểm đặc biệt, bánh gai ở Chiêm Hóa được gói thành cặp chứ không gói 1 cái như ở các nơi khác. “Vì lá chuối khá dài, gói thành cặp để tiết kiệm lá, tiết kiệm thời gian gói bánh”, chị Hà tiết lộ.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 7

Chị Hà tâm sự, mỗi ngày gia đình chị gói khoảng 100 cặp bánh gai Giá bán mỗi cặp bánh là 10.000 đồng, tính ra cũng được lãi khoảng vài trăm nghìn. Ngoài gia đình chị Hà, ở Chiêm Hóa còn có hàng chục gia đình khác làm nghề này. Tính trung bình mỗi gia đình sản xuất khoảng gần 200 cặp bánh mỗi ngày.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 8

Bánh sau khi đã gói hoàn chỉnh, được xếp vào nồi hấp cách thủy. Ở huyện Chiêm Hóa, đa phần người dân vẫn dùng bếp củi để đun nấu.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 9

Bánh gai chín được vớt ra, để ráo nước. Mặt ngoài của lá chuối se lại, vẫn giữ được màu bàng bạc chứ không chuyển màu sậm đỏ như bánh ở nhiều nơi khác. Chưa cần bóc bánh, mùi thơm đặc trưng của lá chuối đã khiến thực khách muốn được thưởng thức.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 10

Bánh gai Chiêm Hóa không có chất bảo quản, nên chỉ có thể sử dụng 2-3 ngày kể từ thời điểm sản xuất. Để trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn, tuy nhiên bánh sẽ bị đông cứng lại, phải hấp mềm trước khi ăn.

Banh gai Chiem Hoa - mon qua que chi voi gia 10.000 dong hinh anh 11

Là loại bánh ngọt, nhưng vị ngọt của bánh gai Chiêm Hóa rất thanh, không gây cảm giác khé cổ. Khi thưởng thức, nhân đậu xanh quện với dừa tươi cho ta vị ngậy bùi. Bánh có mùi thơm của lá gai, phảng phất mùi của lá chuối khô. Cũng bởi hương vị đặc biệt của bánh gai Chiêm Hóa mà mỗi ngày, theo các chuyến xe khách, hàng nghìn cặp bánh đã được vận chuyển để làm quà cho nhiều mọi người ở khắp các tỉnh thành khác.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 14 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Tuyên Quang

TUYÊN QUANG

Vị trí Tuyên Quang trên bản đồ Việt Nam

Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc. Đây vốn là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011,  xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.

Bạn có biết: Chiến khu Tân Trào (Sơn Dương) là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám.

  • Diện tích: 5.867,3 km²
  • Dân số: 746.700 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 6 huyện
  • Mã điện thoại: 207
  • Biển số xe: 22