Cảnh đẹp làm say lòng người ở đảo Phú Quý

Cảnh đẹp làm say lòng người ở đảo Phú Quý

Cùng Phượt – Đảo Phú Quý nằm cách đất liền Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km, có diện tích khoảng 16,4 km2. Nơi đây có nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa tâm linh đa dạng, hải sản tươi ngon… tuy nhiên vẫn còn khá hoang sơ và chưa phát triển du lịch nhiều. Đây cũng chính là yếu tố cuốn hút các dân mê du lịch bụi, ưa khám phá tìm đến tham quan.

Vịnh Triều Dương, gành Hang, bãi Nhỏ, chùa Linh Sơn… là những điểm dừng chân lý tưởng để thưởng ngoạn phong cảnh, cũng như trải nghiệm nhiều điều thú vị nơi đảo xa.

Hòn Tranh nhìn từ bản đồ vệ tinh trong như một con cá khổng lồ. Từ vịnh Triều Dương nhìn sang, Hòn Tranh quyến rũ bước chân bởi bãi cát trắng phau, những đợt sóng nhẹ nhàng lả lướt vỗ vào bờ.Vịnh Triều Dương thuộc xã Tam Thanh, nằm cách cảng Phú Qúy khoảng chừng 1 km. Nơi đây có bãi tắm rộng, cát trắng phau trải dài tít tắp đến tận cảng cùng với làn nước biển xanh trong. Trên bờ có hàng dương, hàng dừa xanh mát, thích hợp cho dân địa phương cũng như du khách tìm đến tắm biển, cắm trại, dã ngoại.

Cột cờ trên đảo Phú Quý thể hiện chủ quyền và quyền lãnh thổ của Việt Nam, hiên ngang với cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong chiều lộng gió.

Ở Phú Quý, khoảng 5h30, mặt trời bắt đầu lên, đỏ rực một vùng biển. Bạn nên ra bãi Nhỏ để ngắm và tắm biển sáng.Nhìn từ cột cờ, bãi Nhỏ tuyệt đẹp. Nơi đây cuốn hút du khách bởi bãi biển sạch đẹp, cát trắng mịn, làn nước biển xanh hai màu xanh lam – dương hòa trong cảnh sắc đen thẫm của bãi đá kề bên, ánh bình mình mỗi sớm mai, tạo nên cảnh tượng vô cùng thơ mộng.

Mũi Doi Thầy (Mộ Thầy) được xây dựng từ thế kỷ 17, là điểm đến tâm linh của cư dân ở đây. Lễ cúng Thầy được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4/4 (Âm lịch). Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân trên đảo với những nghi thức cổ truyền, cầu trời yên biển lặng, quốc thái dân an.

Bãi Doi Thầy thuộc xã Long Hải, nằm dưới chân núi Cao Cát, cạnh Mộ Thầy, là điểm đến lý tưởng để tắm biển, ngắm cảnh.

Chùa Linh Sơn – Núi Cao Cát là một quần thể thắng cảnh đẹp của huyện Phú Quý. Núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, nằm ở phía bắc đảo. Nơi đây có ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc trên núi ở độ cao gần 80 m so với mực nước biển.Bể đá khổng lồ của Long Vĩ được dùng để nuôi hải sản. Đây cũng là điểm săn ảnh tuyệt vời khi những cơn sóng dữ đập vào thành vách, tạo nên những cảnh tượng thật hùng vĩ.

Điểm nhấn của ngôi chùa cổ này là bức tượng Phật Bà Quan Âm uy nghi trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.

Những trạm phong điện khổng lồ nằm ở phía bắc đảo cùng với khung cảnh hoang sơ nơi đây luôn gây sự tò mò và thích thú với hầu hết du khách.

Bãi Ngũ Phụng khá nhỏ, có hàng dừa xanh mát rủ bóng giữa trưa hè. Khu vực này không thích hợp tắm biển vì có nhiều bãi đá.

Bờ kè Ngũ Phụng.

Từ đỉnh ngọn hải đăng, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn đảo Phú Qúy với 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải.

Chuyến đi sẽ kém phần thú vị nếu như không đi thuyền ra nhà bè để mua và thưởng thức hải sản tươi ngon. Bạn có thể chọn những hải sản mình thích và nhờ nhà bè chế biến, hoặc có thể mua về đất liền làm quà.

Theo Phước Bình / Zing.vn

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 22 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Bình Thuận

BÌNH THUẬN

Vị trí Bình Thuận trên bản đồ Việt Nam

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm

Bạn có biết: Bình Thuận xưa kia vốn là đất của Chiêm Thành, do chiến tranh liên miên Chiêm Thành mất dần đất đai và vùng đất này được nhà Nguyễn đánh chiếm, mở rộng bờ cõi nước ta.

  • Diện tích: 7.812,8 km²
  • Dân số: 1.307.300 người
  • Vùng: Nam Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
  • Mã điện thoại: 252
  • Biển số xe: 86