Cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi ở Đền Mõ

Cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi ở Đền Mõ

Cùng Phượt – Đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ Công chúa Thiên Thụy, người có công với quê hương, đất nước và đã được các triều đại nhà nước phong kiến trao 12 bản sắc phong. Đền hiện tại thuộc thuộc thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

Ảnh – Lộc Phạm Vũ

Khu di tích này không chỉ nổi tiếng về giai thoại và sự linh thiêng mà còn thu hút đông đảo mọi người đến chiêm bái, thắp hương vì sức cuốn hút của những di sản hàng trăm năm tuổi như ngôi đền và cây gạo cổ thụ hơn 700 năm tuổi, tương truyền là do công chúa Thiên Thụy trồng.

Cây gạo cổ thụ ở Đền Mõ (Ảnh – HUY HAI)

Cây gạo này đã có tuổi 736 năm (được trồng từ năm Giáp Thân – 1284) và được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Đây là nơi thờ Thiên Thụy công chúa, chị gái của vua Trần Nhân Tông (Ảnh – Trầm Hương Thiện Thành)

Năm 1279 Trần Thánh Tông muốn gả chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Trân (do được sắc phong là Thiên Thụy công chúa nên sử chép về bà đều chép là Thiên Thụy), công chúa không chịu, chỉ muốn xuất gia thờ Phật. Thượng Hoàng bằng lòng, cho phép đến thăm thú các nơi trong nước xem nơi nào có thắng tích thì dựng chùa. Khi đi qua xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy ngày nay), thấy địa thế đất này giống như con chim đang bay, núi non, sóng nước mênh mông, phong cảnh thanh u, quả là cảnh cực lạc, nên từ năm 1284 công chúa làm am nhỏ, ngày đêm hương đèn thờ Phật.

Ảnh – Journey of Moc

Ngày 3 tháng 11 năm Mậu thân 1308, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài bà được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh đô lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ phong bà là Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Từ đó người dân tôn bà làm thánh và dựng đền thờ (đền Mõ) bên cạnh chùa Mõ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.

Ảnh – Dat Phan

Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724 m². Từ ngoài vào là con đường nhỏ chạy dài xuyên qua Tam quan gọi là Thần đạo. Theo trục “thần đạo”, thẳng vào là gian tiền đường (nhân dân quen gọi là cung Đệ tam), hai bên là hai toà giải vũ 5 gian, 2 trái.

Ảnh – Nguyen Huu Bao Thuan

Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu “Tiền nhất hậu đinh”, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ.

Ảnh – Sac Bui Nguyen

Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu “cửa tùng cung khách” chắc chắn và đẹp.

Ảnh – Sac Bui Nguyen

Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.

Ảnh – Tiểu Vô sản

Khu Di tích lịch sử đền Mõ trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Trong đền vẫn lưu giữ một số đồ thờ cúng từ thế kỷ 13.

Ảnh – Quang Anh luu

Hàng năm, lễ hội truyền thống đền Mõ diễn ra từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch. Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hải Phòng nói chung và vùng đất Kiến Thụy nói riêng.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 66 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hải Phòng

HẢI PHÒNG

Vị trí Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam

là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Là một thành phố lớn và gần biển đảo, và là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch Hải Phòng – Hà NộiQuảng Ninh. Sản phẩm du lịch của Hải Phòng nổi bật nhất phải kể đến Quần đảo Cát BàKhu du lịch Đồ Sơn. Ngoài ra, thành phố ngày càng xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch đa dạng và lôi cuốn dựa trên nền ẩm thực đa dạng và phong phú.

Bạn có biết: Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến nơi này được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ.

  • Diện tích: 1.561,8 km²
  • Dân số: 2.028.514 người
  • Phân chia hành chính: 7 quận, 8 huyện
  • Vùng: Đồng bằng sông Hồng
  • Mã điện thoại: 225
  • Biển số xe: 15,16