Cùng Phượt – Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn thuộc xã Bát Đại Sơn, Quản Bạ, Hà Giang. Đây là một trong những địa điểm còn hoang sơ với hệ động thực vật vô cùng phong phú.
Tên : Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn
Địa điểm : Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Toạ độ địa lý : 23004’27’’ – 23011’27’’ vĩ độ Bắc; 104054’02’’ – 105002’30’’ kinh độ Đông.
Diện tích : 10.684 ha
Khí hậu:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa thuộc khí hậu vùng cao Bắc Việt Nam. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 đến 2.400mm. Tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 80 – 90% tổng lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm không khí trung bình là 82%; Cao nhất 89%, thấp nhất 68%
- Chế độ nhiệt: trung bình năm 150C; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 10C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 350C.
- Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió thịnh hành là: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô lạnhcó kèm theo sương muối
- Gió mùa Đông nam từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm có mưa lớn kéo dài.
Thuỷ văn:
- Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng đông, Đông Nam hình thành vành đai che chắn phía Đông và Đông Bắc của KBT. Sông Miện có dòng chảy quanh co, lòng hẹp, độ dốc lớn về mùa mưa tốc độ dòng chảy hẹp, độ dốc lớn. Về mùa mưa tốc độ dòng chảy khá mạnh.
- Do địa hình Kastơ các chi lưu đều chảy ngầm trong lòng đất nên lưu lượng nước mặt ít lại không dự trữ được nước, do đó về mùa khô thiếu nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.
Tài nguyên đa dạng sinh học
Hệ thực vật rừng:
Là nơi giao thoa giữa các luồng thực vật khác nhau:
+ Luồng thực vật bản địa Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam
+ Luồng Vân Nam – Quý Châu (TQ)
+ Luồng Mallaixia – Inđônêxia
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy thành phần thực vật trong khu hệ khá phong phú có tới 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi. Ngoài ra KBT còn 1 số cây có giá trị dược liệu như Kim Ngân, Cốt toái bổ, Thảo quả, Đỗ trọng, Quế. đặc biệt Bát Đại Sơn còn có 18 loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cần bảo vệ
Hệ động vật rừng:
Theo thống kê có tới 195 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ trong 24 bộ. Nhóm động vật quý hiếm ở Bát Đại Sơn khá phong phú có tới 18 loài động vật quý hiếm, trong đó có 4 loài ở nhóm nguy cấp như: Gấu ngựa, Voọc đen má trắng, Vượn đen, Phượng Hoàng đất và một số loài khác đang ở tình trạng hiếm, sẽ nguy cấp. 195 loài động vật có xương sống ở KBT Bát Đại Sơn trong đó có 1 loài phụ đặc hữu và 22 loài quý hiếm.
Hiện nay nguồn tài nguyên động vật rừng ở đây đang có nguy cơ suy giảm, nguyên nhân do săn bắt bừa bãi, do diện tích rừng Error! No table of contents entries found.ngày càng thu hẹp và phát nương làm rẫy. Để bảo vệ nguồn gen động thực vật rừng và đặc biệt quý hiếm cần có sự đầu tư của Nhà nước để bảo vệ và phát triển, nghiên cứu khoa học.
Tìm trên google :khu bảo tồn bát đại sơn, khu bao ton bat dai son, bát đại sơn hà giang, bat dai son ha giang, bát đại sơn có gì, bat dai son co gi
HÀ GIANG
nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang. Địa phương có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu.
Bạn có biết: Với chiều dài 185 km, con đường mang tên Hạnh Phúc được nối từ thành phố Hà Giang xuyên cao nguyên đá Đồng Văn là con đường được hoàn thành toàn bộ bằng sức người.
- Diện tích: 7.927,55 km²
- Dân số: 887.100 người
- Phân chia hành chính: 1 thành phố 10 huyện
- Vùng: Đông Bắc
- Mã điện thoại: 219
- Biển số xe: 23