Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô ở Mèo Vạc

Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô ở Mèo Vạc

Cùng Phượt – Lễ hội cầu mưa là một trong những lễ hội truyền thống không thể thiếu của người Lô Lô đang sinh sống tại Mèo Vạc, Hà Giang. Đến với lễ hội bạn sẽ được tìm hiểu cũng như hòa mình vào những nét văn hóa đặc trưng trong cuộc sống tín ngưỡng của đồng bào Lô Lô.

Đồ lễ có rượu ngô, chó, gà, thanh kiếm làm bằng sắt, một bát nước, bốn chén rượu, bốn ống hương tre tượng trưng cho bốn phương trời

Người Lô Lô trong vùng tập trung lại ở khu sân rộng giữa bản, mời người làm lễ (là trưởng xóm hoặc người cao tuổi có uy tín trong khu vực)… Bà con trong làng cùng nhau chuẩn bị đồ để tế lễ bao gồm: 1 con gà trống, 2 con chó, 1 thanh kiếm bằng gỗ hoặc sắt, 1 bát nước, 4 chén rượu; 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời, cùng với hương, giấy vàng, bạc. Một vật tế lễ cầu mưa không thể thiếu được trong tất cả các lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô đó là trống đồng và đàn nhị.

Để cho lễ cầu mưa thành công, không thể thiếu một thủ tục là làm lễ xin các thầy cúng tiền bối. Thủ tục xin bao gồm một chén nước, hương và giấy trúc. Trước hết thầy cúng thắp hương tại bàn thờ gia tiên, sau đó đặt giấy trúc, chén nước xuống một góc nhà và khấn xin. Sau đó ông bọc tờ giấy trúc lên chén nước, nếu nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép mới linh nghiệm và lễ cầu mưa mới thành công. Cuối cùng, thầy cúng đốt tờ giấy trúc, hoàn tất thủ tục.

Sau phần lễ, tất cả dân bản trong làng dự lễ quây quần uống rượu, múa hát xung quanh bàn lễ. Lúc này, những chàng trai, cô gái của dân tộc Lô Lô sẽ biểu diễn những làn điệu dân ca Tế Phua, Tế La, Hồ La Tế, Ta Sì Phua… ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, hạnh phúc lứa đôi.

Thầy cúng phải là người hiểu về nghi lễ cầu mưa
Các thiếu nữ Lô Lô trang điểm, mặc trang phục truyền thống.
Cúng tế xong, dân bản quây quần ăn uống, múa quanh bàn lễ. Đây lúc cô gái Lô Lô xinh đẹp nhảy múa trong trang phục truyền thống thêu hoa rực rỡ màu sắc, vừa nhảy múa theo tiếng nhị thể hiện những nét tinh túy trong đời sống văn hóa Lô Lô

Nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong buổi lễ là trống đồng và nhị. Chiếc trống đồng chuyên dùng cho lễ cầu mưa được đưa vào bảo tàng tỉnh Hà Giang nên trong các nghi lễ gần đây chỉ còn lại cây Nhị.
Các thiếu nữ Lô Lô trong trang phục truyền thống biểu diễn đã được cách điệu. 
Điệu múa sạp luôn là hoạt động diễn ra cuối cùng để gắn tình đoàn kết dân tộc

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 96 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Giang

HÀ GIANG

Vị trí Hà Giang trên bản đồ Việt Nam

nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang. Địa phương có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu.

Bạn có biết: Với chiều dài 185 km, con đường mang tên Hạnh Phúc được nối từ thành phố Hà Giang xuyên cao nguyên đá Đồng Văn là con đường được hoàn thành toàn bộ bằng sức người.

  • Diện tích: 7.927,55 km²
  • Dân số: 887.100 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 10 huyện
  • Vùng: Đông Bắc
  • Mã điện thoại: 219
  • Biển số xe: 23