Nghề làm giấy thủ công của người Mông ở Hang Kia

Nghề làm giấy thủ công của người Mông ở Hang Kia

Cùng Phượt – Nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của người H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia từ hàng trăm năm nay. Giấy được làm từ cay giang, không dùng để viết thông thường mà chủ yếu sử dụng cho các hoạt động tín ngưỡng. Nghề truyền thống làm giấy giang không những góp phần phục vụ đời sống tinh thần của bà con tại chỗ mà nay đã được trao đổi buôn bán ra bên ngoài nên một số gia đình đã có của ăn của để.

Khi cây giang cao chừng 3m người ta chặt về những đoạn giang non.

Cây giang sau đó được loại bỏ lá, cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài rồi cắt thành từng đoạn ngắn.

Thanh giang được bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên.

Cây giang được vớt ra, ngâm nước tiếp khoảng 7 đến 10 ngày cho nhuyễn hẳn, mềm rũ ra ,sau đó những người phụ nữ vớt ra rồi đập cho nát nhuyễn thành bột.

Bột giấy tiếp đó được hoà vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.

Người H’Mông dùng kỹ thuật “đổ giấy”. Người ta căng một lớp vải mỏng, ngày nay thường dùng bằng vải màn làm khuôn. Người H’Mông đặt ngang chiếc khung vải rồi dùng muôi múc bột giấy dàn đều trên mặt vải giống như tráng bánh cuốn. Nước sẽ chảy xuống qua lớp vải, đọng lại lớp bột. Việc “đổ giấy” đòi hỏi bàn tay khéo léo vì nếu đổ không đều, tờ giấy chỗ mỏng, chỗ dày.

Sau đó cầm khung lắc đi lắc lại cho thật đều. Khi bột giấy đã dàn đều thì dựng khung nghiêng để phơi giấy cho khô.

Lớp bột giang khô đi thì gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu hơi vàng tươi đẹp mắt.

Với kỹ thuật “đổ giấy” độc đáo, người H’Mông có thể làm khổ giấy lớn tuỳ theo mình mong muốn, không bị hạn chế. Khổ giấy phổ biến ở đây là 1.2 x1.8 m

Giấy được bán ở chợ phiên Pà Cò vào các sáng chủ nhật. Giá khoảng từ 15-25.0000 nghìn đồng /tờ cỡ 1.2 x 1.8m

Giấy của người H’Mông làm ra được dùng trong các ngày lễ tết, thờ cúng… Vào ngày dịp lễ tết, những mảnh giấy được cắt nhỏ ra dán vào các góc nhà, cột nhà, những vật dụng trong sinh hoạt, có ý nghĩa như niêm phong, kết thúc năm cũ và chào đón năm mới Giấy của người H’Mông được dùng để treo lên tường ở giữa nhà, có gắn ít lông gà trống lên đó, là bàn thờ để cúng tổ tiên, nơi linh thiêng. Hàng năm vào dịp tết năm mới người H’Mông sẽ thay lại giấy mới.

Bài và ảnh: Lê Bích

5/5 - (1 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hòa Bình

HÒA BÌNH

Vị trí Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam

Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.  Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương. Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,…), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.

Bạn có biết: Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam được đặt ở Chi Nê, nay thuộc xã Cổ Nghĩa, Lạc Thủy, Hòa Bình.

  • Diện tích: 4.608,7 km²
  • Dân số: 808.200 người
  • Vùng: Tây Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 10 huyện
  • Mã điện thoại: 218
  • Biển số xe: 28