Ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn

Ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn

Cùng Phượt – Nếu có dịp đến với Long Xuyên, các bạn có thể dành thời gian để ghé thăm Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng để tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng của ông.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 1

Ảnh – Sirin Khamporn

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có tổng diện tích hơn 3.000 m², tọa lạc tại cù lao Ông Hổ, Thành phố Long Xuyên, kế bên dòng sông Hậu hiền hòa.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 2

Ảnh – shop4pstore

Khu đền thờ, nhà trưng bày và một số công trình khác…được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1997, và hoàn thành vào tháng 8 năm 1998, trên khuôn viên 1.600 m², đối diện với ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 3

Ảnh – Minh nguyễn

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 4

Ảnh – Huy Pham

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 5

Ảnh – Trần Thế Như Hiệp

Ngôi nhà thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng do ông Tôn Văn Đề, thân sinh của Bác Tôn xây dựng vào năm 1887 theo kiểu kiến trúc nhà sàn Nam bộ, nền sàn lát ván, cột gỗ tràm, mái lợp ngói với diện tích 156 m² (ngang 12m, dài 13m). Năm 1932, ngôi nhà đư ợc em trai thứ tư của Bác Tôn là ông Tôn Đức Nhung sửa chữa một số nơi hư hỏng, nhưng vẫn giữ nguyên trạng như ban đầu.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 6

Ảnh – phuong nguyen

Ngôi nhà đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn được bảo tồn nguyên trạng như buổi ban đầu. Năm 1984, ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 7

Ảnh – Chapi

Ngoài ra, trong khuôn viên còn có trưng bày một số các hiện vật như chiếc ca nô mang tên Giải phóng: là chiếc mà Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã điều khiển, để đưa ông và một số cán bộ cách mạng bị tù đày ở Côn Đảo trở về đất liền.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 8

Ảnh – Long Pham Hoang

Máy bay YAK-40, ký hiệu VNA.452 là chiếc đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để chủ trì đại lễ thống nhất đất nước vào ngày 15 tháng 5 năm 1975.

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng - Ảnh 9

Ảnh – Nghi Nguyen

Ngày nay, khu lưu niệm này không chỉ là điểm đến của du khách khi ghé thăm An Giang, mà còn là nơi để sinh hoạt truyền thống, về nguồn và là tụ điểm sinh hoạt văn hóa – văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 9 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở An Giang

AN GIANG

Vị trí An Giang trên bản đồ Việt Nam

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng này.

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km, giáp 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí, với 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa). Từ đó, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, làm tiền đề phát triển đa dạng các loại hình du lịch (tâm linh, sinh thái, cộng đồng…

Bạn có biết: An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo.

  • Diện tích: 3.536,83 km²
  • Dân số: 1.909.507 người
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện
  • Vùng: Tây Nam Bộ
  • Mã điện thoại: 296
  • Biển số xe: 67