Mùa lúa chín trên cánh đồng Tà Pạ

Mùa lúa chín trên cánh đồng Tà Pạ

Cùng Phượt – Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, cánh đồng Tà Pạ ở Tri Tôn, An Giang hiện lên như một bức tranh yên bình.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 1

Mùa lúa chín ở Tà Pạ diễn ra vào khoảng cuối tháng 11 hàng năm. Đây cũng là thời điểm nhiều bạn trẻ ghé thăm An Giang để săn những bức ảnh về mùa lúa chín.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 2

Bức tranh toàn cảnh mùa lúa chín vào ngày mới, với những cánh đồng nối liền nhau dưới chân núi Tô, đồi Tà Pạ. Tri Tôn được gọi là “huyện miền núi giữa đồng bằng”, trong đó có núi Tô cao 614 m (còn gọi là Phụng Hoàng Sơn), một trong bảy ngọn núi của dãy Thất Sơn huyền bí.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 3

Xã núi Tô có trên 75% dân tộc Khmer, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, gồm trồng lúa. Những hộ gia đình khó khăn nên gặt lúa, đập lúa còn thủ công, cực nhọc nhưng không khí lao động thật hăng say.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 4

Du khách thích trải nghiệm có thể leo núi, cắm trại trên núi Tô và đứng ở điểm cao Vồ Hội có thể quan sát được toàn cảnh ruộng lúa Tà Pạ.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 5

Không có gì thú vị hơn khi sáng sớm thong dong trên con đường nhỏ, xuyên qua những thửa ruộng để chụp ảnh và trải nghiệm nhịp sống của người lao động. Cuối tháng 11 đến tuần đầu của tháng 12 là thời điểm đẹp nhất để ngắm lúa chín ở Tà Pạ.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 6

Những cây thốt nốt vươn cao được trồng xen kẽ trên lối nhỏ của những thửa ruộng, mang nét đẹp đặc trưng của vùng đất Tri Tôn.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 7

Tập quán canh tác của người dân địa phương là tập trung gặt lúa cùng nhau theo từng khu vực, hết ô ruộng này tới ô ruộng khác. Do đó, khi vào mùa thu hoạch, khắp cánh đồng sẽ có những mảng màu khác nhau tạo nên “bức họa đồng quê” có một không hai của Tri Tôn.

mùa lúa chín tà pạ - ảnh 8

Một trong những điểm nhấn khác của Tri Tôn là chùa Tà Pạ nằm trên đồi Tà Pạ. Ngôi chùa có kiến trúc đậm chất dân tộc Khmer có tên khác là chùa Núi, Chưn Num (theo tiếng của người Khmer), là một trong những điểm tham quan phổ biến của khách du lịch.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 9 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở An Giang

AN GIANG

Vị trí An Giang trên bản đồ Việt Nam

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng này.

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km, giáp 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí, với 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa). Từ đó, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, làm tiền đề phát triển đa dạng các loại hình du lịch (tâm linh, sinh thái, cộng đồng…

Bạn có biết: An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo.

  • Diện tích: 3.536,83 km²
  • Dân số: 1.909.507 người
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện
  • Vùng: Tây Nam Bộ
  • Mã điện thoại: 296
  • Biển số xe: 67