Về An Giang ghé thăm Núi Cấm, nóc nhà Miền Tây

Về An Giang ghé thăm Núi Cấm, nóc nhà Miền Tây

Cùng Phượt – Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn với 715m so với mặt nước biển (vùng Bảy Núi), Núi Cấm hay còn gọi Thiên Cấm Sơn không chỉ kỳ vĩ về cảnh sắc “bồng lai tiên cảnh”, mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí. Nơi đây là một trong những điểm du lịch tâm linh hành hương nổi tiếng của An Giang.

Núi Cấm - Ảnh 1

Ảnh – Nam Phan

Núi Cấm gắn liền với nhiều truyền thuyết và tên gọi được lý giải bằng nhiều sự tích ly kỳ khác nhau. Những câu chuyện khiến du khách thêm náo nức lên núi Cấm. Đến đây rồi thì chìm đắm trong phong cảnh núi non, chùa chiền ẩn hiện trong những tán rừng xanh huyền diệu và bình yên.

Núi Cấm - Ảnh 2

Hệ thống cáp treo trên núi Cấm (Ảnh – juliana_na94)

Được đầu tư hệ thống cáp treo hiện đại với công suất hơn 4000 người/giờ đáp ứng nhu cầu du lịch, viếng chùa, hành hương, dâng lễ một cách dễ dàng hơn. Chỉ mất 15 phút di chuyển, không những rút ngắn đáng kể thời gian mà du khách còn được tận hưởng cái cảm giác thích thú khi được ngắm toàn cảnh núi non hùng vĩ vùng Thất Sơn từ trên cao.

Núi Cấm - Ảnh 3

Ảnh – Minh Quân

Bên cạnh cáp treo, du khách có thể thuê ô tô hoặc xe máy để lên núi Cấm. Nếu đi cáp treo mang đến cảm giác lãng mạn khi được ngắm nhìn phong cảnh núi non, thì cảm giác ngồi trên xe phiêu lưu hơn bởi len lỏi qua những con đường quanh co, khúc khuỷu.

Núi Cấm - Ảnh 4

Ảnh – duong181416

Núi Cấm không chỉ có hệ rừng sinh thái thiên nhiên, mà còn có những công trình tâm linh hòa quyện.

Núi Cấm - Ảnh 5

Ảnh – mivu1985

Ở khu vực trung tâm của đỉnh núi Cấm là chùa Phật Lớn uy nghi soi bóng hồ Thủy Liêm rộng 60.000m² nằm giữa đỉnh núi, cùng pho tượng phật Di Lặc cao 33,6m được Sách kỷ lục Guiness công nhận là “Tượng phật cao nhất trên đỉnh núi ở châu Á”.

Núi Cấm - Ảnh 6

Ảnh – ntn0206

Soi bóng mặt hồ Thủy Liêm còn có chùa Vạn Linh, xưa gọi là chùa Lá, nằm dưới chân vồ Bồ Hong với tháp Quan Âm Các 9 tầng, cao 35m. Tòa tháp chỉ mở cửa cho khách vào các ngày 14, 15, 29, 30 âm lịch (hoặc mùng 1 nếu là tháng thiếu) và thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần.

Núi Cấm - Ảnh 7

Ảnh – Cam Vinh Tieu

Ngoài những điểm tham quan, những thắng cảnh dọc từ chân núi đến đỉnh, núi Cấm còn có môi trường thiên nhiên hấp dẫn, hoa lá 4 mùa tạo nên một bức tranh tươi đẹp, non nước hữu tình.

Núi Cấm - Ảnh 8

Ảnh – Đặng Việt Anh

Đặc biệt, trên đỉnh núi Cấm, hàng chục năm qua có một ngôi chợ độc nhất vô nhị của miền Tây – chợ ấp Thiên Tuế, người dân vẫn quen gọi với cái tên dân dã là “chợ Mây núi Cấm”, đúng với đặc điểm của chợ.

Núi Cấm - Ảnh 9

Ảnh – Thanh Tiến

Chợ họp tại một triền dốc, mặt đất gồ ghề với chừng 50 gánh hàng sắp xếp theo một thứ tự được định sẵn. Chợ Mây núi Cấm chỉ bán trong khoảng vài tiếng đồng hồ rồi tan, những gánh hàng lại tiếp tục được gánh đi đến những điểm khác để bán, bán khi nào hết hàng thì thôi.

Núi Cấm - Ảnh 10

Ảnh – Xuân Vy

Với tiềm năng du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng, núi Cấm đang là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn chinh phục “Nóc nhà miền Tây” và tìm kiếm chút Đà Lạt mộng mơ giữa Bảy Núi.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 9 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở An Giang

AN GIANG

Vị trí An Giang trên bản đồ Việt Nam

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng này.

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km, giáp 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí, với 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa). Từ đó, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, làm tiền đề phát triển đa dạng các loại hình du lịch (tâm linh, sinh thái, cộng đồng…

Bạn có biết: An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo.

  • Diện tích: 3.536,83 km²
  • Dân số: 1.909.507 người
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện
  • Vùng: Tây Nam Bộ
  • Mã điện thoại: 296
  • Biển số xe: 67