Các địa điểm du lịch ở Cà Mau

Các địa điểm du lịch ở Cà Mau (Cập nhật 03/2024)

Cùng Phượt – Cũng như nhiều tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Cà Mau và các tỉnh đều có những điểm chung nhất định nhưng dấu ấn của mỗi vùng lại nằm ở những nét độc đáo riêng. Nếu như du khách biết đến Bạc Liêu với giai thoại về chàng công tử nổi tiếng ăn chơi, biết đến Sóc Trăng như vùng đất của những ngôi chùa Khmer thì với Cà Mau, du khách luôn nhớ vùng đất này như mảnh ghép cuối cùng của chữ S thân thương. Nhưng không chỉ có vậy, các địa điểm du lịch ở Cà Mau khác như Vườn Quốc gia U Minh, đầm Thị Tường, hệ thống vườn cò rải rác trong khắp tỉnh… cũng là những điểm đến rất hấp dẫn mà nếu du khách đã từng ghé qua sẽ không thể không nhớ tới.

Cà Mau là mảnh đất cuối cùng về phương Nam của Tổ Quốc (Ảnh – e.leu.the.ro.mania)

©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả e.leu.the.ro.mania , Ubtpcm Su, Truong Thang Pham, thaikimlong, Nobita, Nguyễn Quang Quân, thuy.nguyen.2020, bylmind, Khanh Do, joseph_pts, Sơn Nguyễn văn, lieulamphoto, ngvncuong, Quang Trần, Sang Nguyen, yuh.nguyen, Lê Quí Chuân, tuanthaohd, Lê Chí Hiển và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Thành phố Cà Mau

Sân chim Cà Mau

Sân chim Cà Mau khá đặc biệt bởi chúng nằm ngay giữa trung tâm thành phố (Ảnh – Ubtpcm Su)

Đây là sân chim nằm trong Khu tưởng niệm Bác Hồ, tọa lạc tại khóm 1, phường 1, thành phố Cà Mau. Sân chim có diện tích 4,5 ha. Tại đây, có hơn 10.000 cá thể chim muông đến làm tổ, sinh con, đẻ cái rồi định cư ở đây. Trong đó, có rất nhiều loài cò, vạc, còng cọc, điên điển…

Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc đàn chim tìm về tổ ấm, du khách dễ dàng thưởng thức bản hợp ca của hàng ngàn đôi cò rượt đuổi nhau, chim non nhốn nháo gọi mẹ, chú chim trống cất tiếng gọi bạn tình… giữa chốn phồn hoa phố thị.

Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ (Ảnh – Truong Thang Pham)

Chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) tọa lạc tại số 84/4, đường Rạch Chùa, phường 4, thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng vào năm 1840. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa với mái ngói máng có hình quả ấn, phỏng theo mái đình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc sắc trong đường nét kiến trúc ở ngôi Tam Bảo là việc dùng đồ sứ ốp vào các họa tiết có chất liệu bằng xi măng tạo thành một áng thờ có đường nét là hình ảnh các linh vật Long – Lân – Qui – Phụng được gắn lên tạo thành bao lam bao quanh ngôi chánh điện như một chiếc lộng che lấy các tượng Phật.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau (Ảnh – thaikimlong)

Chùa Bà Thiên Hậu (chùa Bà Mã Châu) tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau, có vị trí đắc địa vì thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau, nổi tiếng là chốn linh thiêng, phù hộ an lành, may mắn.

Các khách sạn được đánh giá tốt nhất ở Cà Mau

ads KHÁCH SẠN Phu Cuong Hotel
Địa chỉ: 81 Đường Phan Ngọc Hiển, Phường 4, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 0826889088
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Nhà nghỉ Như Ngọc toạ lạc tại khu vực trung tâm Phường 5, là một trong những địa điểm vui chơi giải trí nhộn nhịp nhất Thành phố Cà Mau. Với vị trí thuận lợi, nhà nghỉ Như Ngọc chỉ cách bến xe 1 km, cách sân bay 1,5 km. Ngoài ra, xung quanh nhà nghỉ là các trung tâm thương mại, khu mua sắm, các khu vui chơi, ẩm thực từ bình dân cho đến sang trọng.

Với những khách cần một nơi yên tĩnh, kín đáo nhưng vẫn đảm bảo an ninh, nhà nghỉ Như Ngọc cũng vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của quý khách. Hẻm vào nhà nghỉ rộng rãi với bãi đậu ô tô, xe máy riêng biệt cùng bảo vệ 24/24 sẽ mang lại sự yên tâm, đảm bảo cho tất cả khách lưu trú.

Nhà nghỉ Như Ngọc được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại, trẻ trung, đơn giản nhưng vẫn sang trọng. Không gian decor dễ thương, xinh xắn nhưng vẫn đầy lãng mạn, ấm cúng. Có quy mô 1 trệt, 2 lầu, bao gồm 22 phòng nghỉ. Như Ngọc có đầy đủ các phòng nghỉ đơn, phòng nghỉ đôi với đầy đủ các tiện nghi cao cấp để khách lưu trú luôn cảm thấy thoải mái nhất.

Giá phòng: 250k/1 ngày đêm (Miễn phí trà, cafe, nước suối)

KHÁCH SẠN Khách sạn Thanh Trúc
Địa chỉ: 113 Ngô Quyền, Phường 1, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 0290 3820021
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

RESORT Thư Duy Resort
Địa chỉ: 323 Lý Thường Kiệt, Khóm 9, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 0852334434
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

KHÁCH SẠN Khách Sạn Ánh Nguyệt
Địa chỉ: 207 Đường Phan Ngọc Hiển, Phường 6, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 0290 3567666
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

KHÁCH SẠN Mường Thanh Luxury Ca Mau
Địa chỉ: C3A Khu trung tâm hành chính chính trị, Phường 9, Tp Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 0290 2228888
Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Chùa Monivongsa Bopharam

Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Khmer rất đẹp ở Cà Mau (Ảnh – Nobita)

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng năm 1964, là ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Toàn bộ khuôn viên chùa rộng khoảng 230 m² , gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen… Với những nét văn hóa đặc trưng, có thể nói chùa Monivongsa Bopharam là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau.

Chợ nổi Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau giờ chỉ còn buôn bán các mặt hàng trái cây là chủ yếu (Ảnh – Nguyễn Quang Quân)

Chợ nổi Cà Mau là một chợ nổi trên sông Gành Hào, cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200 m, thuộc địa bàn phường 8 ở trung tâm thành phố Cà Mau. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba chùa Bà cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn. Chợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ.

Chợ đêm Cà Mau

Chợ đêm Cà Mau (Ảnh – thuy.nguyen.2020)

Chợ đêm Cà Mau chạy dài trên đường Phan Bội Châu, đường 6A, 6B. Chợ bắt đầu bày bán hàng từ khoản 16h đến 22h với tấp nập kẻ bán người mua vô cùng nhộn nhịp. Bạn cũng dễ dàng bắt gặp những điểm bán hàng ăn uống, thức ăn nhanh phục vụ nhu cầu giải khát, ăn đêm của khách.

Năm Căn

Khu du lịch sinh thái 184

Khỉ ở khu sinh thái 184 (Ảnh – Huỳnh Lâm)

Khu du lịch sinh thái 184 nằm giữa khu rừng đước thuộc ấp Chà Là, xã Tam Giang, Năm Căn, có diện tích 252 ha. Trong đó, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt và vùng đệm. Đây là khu rừng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau. Khu bảo tồn đa dạng sinh học 184 có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, chiếm ưu thế là cây đước trên 20 năm tuổi. Đặc biệt có một số loài quý hiếm như cóc trắng, đưng, sú, vẹt; có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê. Hệ động, thực vật được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch.

Ngọc Hiển

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau, điểm đến mà người dân Việt Nam ai cũng muốn đến một lần trong đời (Ảnh – bylmind)

Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch mũi Cà Mau (Cập nhật 3/2024)

Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là điểm đến du lịch sinh thái, cộng đồng được nhiều du khách lựa chọn (Ảnh – Khanh Do)

Nằm trong khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 4 năm 2010, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên 41.862 ha, bao gồm diện tích đất liền 15.262 ha và diện tích đất ven biển 26.000 ha. Phần lớn diện tích đất là bãi bùn ngập triều và rừng ngập mặn, với nhiều loài thực vật. Trong khoảng 60 loài thực vật bậc cao thì có đến 26 loài cây ngập mặn và 02 loài đước đôi và quao nước nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Cồn Ông Trang

Cồn Ông Trang (Ảnh – joseph_pts)

Cồn Ông Trang là cồn cát pha lẫn phù sa, nhô lên giữa cửa sông Cửa Lớn thuộc phân Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh bạt ngàn, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa một vùng sông nước bao la. Đây là nơi duy nhất có hai cồn và trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn khám phá vùng đất bãi bồi rộng lớn nơi cực Nam Tổ quốc.

Khu du lịch Khai Long

Khu du lịch Khai Long nằm trên đường ra Đất Mũi (Ảnh – cungphuot.info)

Trên con đường tới Đất Mũi, các bạn sẽ đi ngang qua khu du lịch Khai Long. Đây là khu tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng kết hợp tâm linh. Khu du lịch có vị trí tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi. Đến đây, du khách được tham quan phong cảnh hoang sơ, vui chơi giải trí, viếng Tượng đức Bồ tát Quan Thế Âm… Từ đây cũng có thể nhìn thấy Hòn Khoai ngoài biển.

Hòn Khoai

Hòn Khoai (Ảnh – Sơn Nguyễn văn)

Hòn Khoai có diện tích khoảng 4 km², nằm ở phía Đông – Nam mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp còn đặt tên Poulop. Riêng người dân địa phương còn gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như một củ khoai khổng lồ. Đảo Hòn khoai nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài và có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao.

Hòn Khoai có bờ biển sạch, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho nhiều phương tiện khai thác thủy sản trên biển và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Biển Hòn Khoai với những bãi cát rộng. Khi nước triều xuống, biển lặng, sóng yên du khách có thể đi bộ trên Bãi Lớn, Bãi Nhỏ để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở cái không khí trong lành của rừng, của biển.

Phú Tân

Đầm Thị Tường

Đầm Thị Tường (Ảnh – lieulamphoto)

Đầm Thị Tường (còn có tên là Đầm Bà Tường) nằm giáp ranh giữa 3 huyện Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời, trong đó, diện tích lớn nhất thuộc huyện Phú Tân. Đầm Thị Tường có diện tích mặt nước khoảng 700ha, chiều dài hơn 10km, rộng khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 800m, được chia làm 03 đoạn: Đầm trên, Đầm giữa và Đầm dưới. Đầm không sâu nhưng luôn giữ được mực nước trên, dưới 1m. Đây là dấu tích biển lùi và quá trình phù sa bồi đắp vùng Bán đảo Cà Mau còn dang dở.

Hàng ngày, cứ vào lúc sớm tinh sương và lúc hoàng hôn xuống quang cảnh đánh bắt cá trên đầm trở nên nhộn nhịp với nhiều loại phương tiện như xuồng, chài, lưới, vó, lú, xà ngom…Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, hàng ngàn ánh đèn dầu, đèn điện lung linh trên mặt đầm như lễ hội hoa đăng. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận vẽ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và thưởng thức những món đặc sản cá, tôm của vùng quê sông nước

Trần Văn Thời

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Ảnh – ngvncuong)

Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành.

Hòn Đá Bạc

Khu du lịch Hòn Đá Bạc (Ảnh – Quang Trần)

Hòn Đá Bạc, cách thành phố Cà Mau khoảng 50 km, cách đất liền khoảng 500 mét, có diện tích 6,34 ha, nằm ở phía tây Bán đảo Cà Mau, thuộc địa phận ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Hòn Đá Bạc bao gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc, Hòn Đá Bạc Lẻ. Đỉnh cao nhất của hòn khoảng 50 mét so với mặt nước biển. Trên hòn có một vài ngôi chùa nhỏ như chùa Hang, chùa Tịnh độ. Đặc biệt, trên đỉnh cao nhất của Hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải – nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Hòn Đá Bạc còn có một thảm thực vật tự nhiên thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, thảm thực vật ấy như một chiếc áo choàng lên mình để tạo cho Đá Bạc ngày một xanh hơn. Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng… Cùng với đảo Cù Lao Chàm, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhà Bác Ba Phi

Nhà Bác Ba Phi (Ảnh – Sang Nguyen)

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, huyện Cái Nước. Đây là một nhân vật nổi tiếng với những câu chuyện tiếu lâm lan truyền ở các tỉnh miền Tây. Trong chuyện kể bác Ba Phi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, các địa danh, tên đất, tên làng và những điều kiện khó khăn của người dân xứ Cà Mau – rừng U Minh hạ luôn hiện hữu, chính điều đó đã khiến truyện bác Ba Phi có sức lan tỏa rất rộng rãi. Bác Ba mất đi nhưng đã để lại một kho tàng truyện tiếu lâm cho thế hệ sau, mặc dù không được ghi chép rõ ràng nhưng vẫn được truyền miệng và lan tỏa từ Bắc chí Nam.

U Minh

Rừng tràm U Minh Hạ

Rừng tràm U Minh Hạ là một phần của Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Ảnh – yuh.nguyen)

Rừng tràm U Minh Hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau rộng khoảng 35.000 ha, tiếp giáp với rừng U minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Rừng tràm U Minh Hạ có liên hệ mật thiết với vườn quốc gia U Minh Hạ bởi có đến 8.256 ha rừng được công nhận là vườn quốc gia. Trong khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ lại là một trong ba vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi có hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng, rừng tràm trên đất than bùn.

Vườn dâu Cái Tàu

Những trái dâu trong vườn dâu Cái Tàu (Ảnh – Lê Quí Chuân)

Vườn dâu Cái Tàu nằm tiếp giáp với rừng tràm U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu, thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Từ lâu, địa danh Cái Tàu được mệnh danh là “vương quốc” của loài dâu vàng (dâu bòn bon) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gần 1 thế kỷ trước, cây dâu đã có mặt trên vùng đất này. Xuất xứ của loại cây này từ ở hòn (các đảo nằm trên biển) mang về. Những người đi biển lúc đó mang giống về trồng ở trong đất liền và người dân nhân giống ra để chia nhau trồng. Cứ thế, cái vị ngon chua chua, ngọt ngọt đến kỳ lạ ấy của trái dâu Cái Tàu nhanh chóng được người dân xã Nguyễn Phích phát triển thành vườn cho đến ngày hôm nay.

Thới Bình

Vườn cò Tư Sự

Vườn cò Tư Sự có số lượng chim cò về đây rất nhiều (Ảnh – tuanthaohd)

Vườn cò Tư Sự được hình thành những năm 2000, từ sự gây dựng của một lão nông có tình yêu đặc biệt đối với những cánh chim muông hoang dã, đó là ông Tư Sự – người chủ của mảnh đất này. Vườn  có tổng diện tích 16 ha. Trong đó, khu vực chim, cò tập trung trú ngụ, sinh sản là 10 ha. Ngoài các loại chim muông trong tự nhiên về sinh sống, trú ngụ, ông Tư Sự còn bố trí bãi mồi, cung cấp thức ăn để dẫn dụ các loại chim cò về đây sinh sống, xây tổ, đẻ trứng.

Chùa Rạch Giồng

Chùa Rạch Giồng (Ảnh – Lê Chí Hiển)

Được xây dựng vào năm 1788, chùa Rạch Giồng đã trải qua nhiều đời trụ trì, đến năm 2012, chùa khánh thành ngôi chánh điện xây dựng trên diện tích hơn 1.000 m², cao 36m và các hạng mục phụ khác như cầu, lộ bê tông, nhà ăn, tăng xá, sala, tháp …Với đường nét hoa văn được chạm trổ công phu, độc đáo mang đậm kiến trúc truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer, chánh điện chùa Rạch Giồng là một trong những ngôi chánh điện đẹp nhất trong các chùa Khmer trong tỉnh Cà Mau.

Tìm trên Google:

  • các địa điểm du lịch ở Cà Mau
  • tháng 3 Cà Mau có gì hấp dẫn
  • chơi gì khi đến Cà Mau
  • phượt Cà Mau có gì
  • cảnh đẹp Cà Mau
  • địa điểm check-in Cà Mau
  • danh lam thắng cảnh Cà Mau
  • địa điểm du lịch tâm linh Cà Mau
  • đến Cà Mau nên đi đâu
  • địa điểm chụp ảnh đẹp ở Cà Mau
5/5 - (1 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cà Mau

CÀ MAU

Vị trí Cà Mau trên bản đồ Việt Nam

Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá.

Với 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập lợ đan xen giữa những rừng cây là những dòng sông uốn lượn, từng là điểm mở đường Hồ Chí Minh trên biển cùng nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia; nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản chất văn hóa dân tộc nên Cà Mau là một trong những điểm đến được nhiều du khách ưa thích.

Bạn có biết: Cực Nam của Tổ Quốc nằm tại mũi Cà Mau của tỉnh Cà Mau.

  • Diện tích: 5.294,87 km²
  • Dân số: 1.194.476 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 8 huyện
  • Vùng: Tây Nam Bộ
  • Mã điện thoại: 290
  • Biển số xe: 69