Nhà thờ Mằng Lăng, nơi giữ cuốn sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà thờ Mằng Lăng, nơi giữ cuốn sách quốc ngữ đầu tiên

Cùng Phượt – Trong nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên còn lưu trữ cuốn sách đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ của Linh mục Alexandre de Rhodes.

Ảnh – cungphuot.info

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1892 nhưng phải 15 năm sau mới khánh thành.

Ảnh – cungphuot.info

Cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch mọc rất nhiều cây mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn, nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây quý này.

Ảnh – cungphuot.info

Nhà thờ xây theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá nay vẫn còn nguyên vẹn.

Ảnh – cungphuot.info

Toàn bộ nhà thờ sơn màu xanh xám trải qua hơn trăm năm tồn tại.

Ảnh – cungphuot.info

Ở khuôn viên, từ năm 2008 có một hang đá được xây dựng làm nơi lưu trữ, trưng bày những hình ảnh, dấu tích… về quá trình phát triển của nhà thờ.

Ảnh – cungphuot.info

Đặc biệt, trong hang đá còn lưu trữ cuốn sách “Phép giảng tám ngày” (tựa Latinh: “Catechismus”) của Linh mục Alexandre de Rhodes được in tại Roma năm 1651. Đây là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Cuốn giáo lý này được in song ngữ bằng tiếng Latin (bên trái) và chữ quốc ngữ sơ khai (bên phải). Đây là một tác phẩm văn xuôi, phản ánh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17.

Ảnh – cungphuot.info

Linh mục Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Trong quãng thời gian dài sống ở Việt Nam, ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ.

Ảnh – cungphuot.info

 

Bìa và một trang của quyển giáo lý “Phép giảng tám ngày”. Đến nay, cuốn sách vẫn được bảo quản cẩn thận tại khu vực hang đá của nhà thờ.

Ảnh – cungphuot.info

Bao bọc quanh nhà thờ là những lối vào hình mái vòm, trông như những búp măng.

Ảnh – cungphuot.info

Bên trong giáo đường rộng lớn, sự thay đổi sau hơn trăm năm là trần gỗ nay không còn kiểu mái vòm đặc trưng của kiến trúc Gothic. Nguyên nhân là trận bão năm 1924, khiến trần bị sập, khi làm lại phải cho hạ mái xuống và được làm phẳng như hiện nay.

Ảnh – cungphuot.info

Quanh giáo đường được sơn tông màu trắng chủ đạo với những họa tiết chạm trổ tinh xảo trên những cánh cửa, mái vòm, trần nhà… của nhà thờ.

Ảnh – cungphuot.info

So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà (TP HCM), Phú Nhai (Nam Định), Trà Cổ (Quảng Ninh), Con Gà (Đà Lạt)…thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn. Dù vậy, nhà thờ trăm tuổi này thật sự là một địa chỉ khó bỏ qua với lữ khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên.

5/5 - (4 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Phú Yên

PHÚ YÊN

Vị trí Phú Yên trên bản đồ Việt Nam

Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo… Một số danh thắng tiêu biểu là Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn- mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn- sông Đà Rằng,..v.v…

Bạn có biết: Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ “nẫu”, đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).

  • Diện tích: 5.060,5 km²
  • Dân số: 931.000 người
  • Vùng: Nam Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện
  • Mã điện thoại: 257
  • Biển số xe: 78