Sùng Hưng Cổ Tự, ngôi chùa lâu đời nhất ở Phú Quốc

Sùng Hưng Cổ Tự, ngôi chùa lâu đời nhất ở Phú Quốc

Cùng Phượt – Sùng Hưng cổ tự tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (đối diện với trung tâm Viễn Thông, gần chợ đêm Phú Quốc, đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Phú Quốc hiện nay.

Sùng Hưng là ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc (Ảnh – Minh Hùng Nguyễn)

Được xây dựng đầu thế kỷ 20, Chùa Sùng Hưng nằm dưới chân núi ngay trung tâm, cổng quay về hướng bắc. Kiến trúc được đặt trong tổng quan hài hoà, lên cao dần theo sườn núi, có nhiều cây cổ thụ xanh tươi.

Khuôn viên chùa tương đối rộng (Ảnh – Mạnh Linh Trần)

Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính điện… Các công trình Phật sự trong chùa được làm với mái lợp ngói âm dương và tường gạch từ năm 1924. Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”.

Tượng Bồ Tát chính giữa sân chùa (Ảnh – Thảo Vương)

Sau cổng tam quan rất đường bệ là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát giữa sân chùa, kế sau là cột cờ. Bên trái nền và miếu cũ có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương, bên phải thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Bên trong Chánh điện (Ảnh – Ольга Цветкова)

Vào sâu hơn là ngôi chánh điện được xây trên nền đá cao khoảng 2m. Trong chánh điện là bàn thờ Tam Thế Phật. A Di Đà ngồi giữa, tả hữu có Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Phía sau bàn thờ được trang trí cảnh rồng lượn trong rất sống động.

Hai bên Chánh điện thờ Thập điện Diêm Vương (Ảnh – Ольга Цветкова)

Hai bên chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương, còn các tượng khác trên bàn thờ chính.

Lâm Viên Bảo Tháp (Ảnh – Jose Cab)

Sau chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu.

Con đường lát gạch lên phía sau chùa (Ảnh – Jose Cab)

Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật tổ A Di Đà.

Thích Ca nhập niết bàn (Ảnh – Jose Cab)

Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 cùng các ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…

Nhiều hiện vật có giá trị còn được lưu giữ trong chùa (Ảnh – Анатолий Сёмушкин)

Trong Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng…

(Ảnh – Jose Cab)

Chùa Sùng Hưng không chỉ là một ngôi Chùa lớn và cổ kính, mà còn là ngôi Chùa có kiến trúc độc đáo nhất đảo. Từ lâu nơi đây cùng với chùa Hộ Quốc, đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh liên hoàn nơi Đảo Ngọc.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 65 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Phú Quốc

PHÚ QUỐC

Vị trí Phú Quốc trên bản đồ Việt Nam

được biết đến với tên gọi đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo này cùng với các đảo khác tạo thành Thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang vào đầu năm 2021 trên cơ sở huyện đảo trước đây và là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Toàn bộ đảo có tổng diện tích 589,27 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phường Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của thành phố đảo.

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả thành phố này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bạn có biết: Quần đảo xa nhất về phía Tây Nam của Tổ Quốc, quần đảo Thổ Châu (hay còn gọi là Thổ Chu) là một đơn vị hành chính trực thuộc Phú Quốc.

  • Diện tích: 589,27 km²
  • Dân số: 144.460 (2015)
  • Phân chia hành chính: 2 phường, 7 xã
  • Tỉnh: Kiên Giang