Chợ na Chi Lăng, Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Chợ na Chi Lăng, Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Cùng Phượt – Hoạt động mua bán na Chi Lăng diễn ra sôi động mỗi buổi sáng tại chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) – nơi được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Chợ Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc… mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Từ sáng sớm tới trưa, những chiếc xe ba gác chất đầy na từ Quốc lộ 1A liên tục rẽ vào chợ.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Người bán na tại chợ Đồng Bành đa phần là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Chị Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị được ít quả hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Na Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Người dân cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng trồng mở rộng nên sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Quả na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được gọi là na đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg, dù vị ngon không khác biệt nhiều so với những quả na khác.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Để hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này đang là mùa mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả. Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối mòn dọc theo dốc đá dựng đứng. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức thuộc từng hốc đá trên lối mòn.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Na tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ từng người bán rồi mang ra điểm tập kết đóng hàng chuyển đi.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Bà Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà. “Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về bán”, bác Nhị cho biết.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Na Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn thận, rồi được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc. Quả na sau khi hái chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh quá xa.

Chợ na Lạng Sơn tấp nập vào mùa

Phút nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng mệt nhoài với na. Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ quả mang xuống chợ bán. “Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn vui”, anh Hải chia sẻ.

Theo VnExpress.net

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 49 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lạng Sơn

LẠNG SƠN

Vị trí Lạng Sơn trên bản đồ Việt Nam

còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới góp phần tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.

Đây là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam

Bạn có biết: Lạng Sơn là 1 trong 2 tỉnh thành có cửa khẩu đường sắt tại Việt Nam. Nếu xuất cảnh qua đây, hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu với hình đoàn tàu hỏa.

  • Diện tích: 8.320,8 km²
  • Dân số: 751.200 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố và 10 huyện
  • Mã điện thoại: 205
  • Biển số xe: 12