Chợ phiên Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên

Cùng Phượt – Chợ phiên xã Xá Nhè (huyện Tủa Chùa) họp ở trung tâm xã Xá Nhè được hình thành từ vài năm, cứ 6 ngày lại có một phiên chợ (chợ lùi). Đồng bào ở đây thường tính ngày chợ theo ngày âm lịch là ngày Dậu và ngày Mão.

 

Ngày phiên chợ, đồng bào các dân tộc: Mông, Thái, Dao, Phù Lá… từ những em thiếu niên nhi đồng tới các cụ già hơn 70 tuổi rực rỡ sắc phục dân tộc từ các thôn, bản của các xã: Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Mường Báng… tấp nập đổ về chợ. Chợ họp từ sáng sớm đến xế chiều. Hàng mang xuống chợ trao đổi chủ yếu là nông sản thực phẩm, dụng cụ lao động sản xuất, trang phục các dân tộc… Người xuống chợ mang theo hàng hóa có khi chỉ là một con gà, một thồ ngựa ngô, lúa,hay một “lu cở” (sọt) rau quả, có người mang theo cả rađio, khèn cho vui. Chợ phiên Xá Nhè bây giờ còn có tư thương từ các nơi khác đến bán hàng tạp hóa, làm dịch vụ xay xát, sửa chữa xe máy, đồng hồ… thu mua nông sản.

Chợ ở đây khác với chợ miền xuôi, kẻ mua, người bán không nói thách nhiều, người ta đến chợ không đề cao tính thương mại và lợi nhuận; bán được hàng hay không không quan trọng. Bà con đi chợ phiên không chỉ là trao đổi mua bán đây là dịp gặp gỡ thăm hỏi. Sau một tuần lao động mệt nhọc hôm nay đến chợ chơi cho vui và để gặp bạn gặp bè.

Các buổi chợ phiên không những giúp đồng bào trong vùng trao đổi, tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn là nơi giao lưu tình cảm, sinh hoạt văn hóa là một pjhần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng cao. Những quán ăn ở chợ phiên Xá Nhè không phục vụ thường xuyên hàng ngày nên chỉ là dãy nhà tre thấp, lợp gianh, trong quán có vài cái bàn nhỏ. Chủ quán là cư dân của những bản gần chợ. Món ăn được chế biến dân dã, hợp với khẩu vị của đồng bào trong vùng lại rẻ tiền nên phiên chợ nào cũng đông nghịt khách hàng. Vào quán ăn chủ yếu là đàn ông, lâu ngày họ gặp nhau uống rượu nói chuyện cho vui, trao đổi thông tin…. Trong cuộc rượu vui có người ngẫu hứng mang cả khèn ra thổi. Mặt hàng ở chợ Xá Nhè được tư thương nơi khác đến đây thích và tiêu thụ rất nhanh là gà địa phương, đặc biệt loại gà lông và thịt màu đen mà khách hàng thường gọi là gà thuốc và rượu “Mông Pê” (rượu ngô).

Tan chợ, từng đoàn người lại tỏa về các hướng nơi bản gần cho tới bản xa, tiếp tục lao động sản xuất mưu sinh trên những mảnh ruộng bậc thang, trên các triền núi để rồi đến hẹn lại xuống chợ phiên.

Tìm trên Google : chợ phiên xá nhè, chợ phiên tại điện biên, chợ phiên tủa chùa, ngày họp chợ xá nhè, phiên chợ xá nhè, cho phien xa nhe, cho phien tai dien bien, cho phien tua chua, ngay hop cho xa nhe, phien cho xa nhe

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 25 bình chọn và điểm trung bình là 4.6

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Điện Biên

ĐIỆN BIÊN

Vị trí Điện Biên trên bản đồ Việt Nam

Điện Biên nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km. Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ, ngoài ra Điện Biên chính là nơi có địa danh A Pa Chải, Cực Tây của Tổ quốc.

Bạn có biết: Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên. “Điện” nghĩa là vững chãi, “Biên” nghĩa là vùng biên giới, biên ải, “Điện Biên” tức là miền biên cương vững chãi của tổ quốc.

  • Diện tích: 541 km²
  • Dân số: 57.400 người
  • Vùng: Tây Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện
  • Mã điện thoại: 215
  • Biển số xe: 27