Đặc sản và các món ăn ngon ở Lâm Đồng

Đặc sản và các món ăn ngon ở Lâm Đồng (Cập nhật 04/2024)

Cùng Phượt – Lâm Đồng là một trong các tỉnh lớn của vùng đất Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ nên vùng đất này tương đối thuận lợi để phát triển và trồng các loại cây ăn trái, các loại rau củ quả. Tuy vậy, ẩm thực Lâm Đồng lại là sự pha trộn của nhiều vùng miền khác nhau, bởi vùng đất này (và cả vùng Tây Nguyên nói chung) được khai phá và xây dựng bởi người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc. Các món ăn ngon ở Lâm Đồng đa dạng và phong phú từ Bắc vào Nam, ngoài những loại rau củ quả, các món ăn tuy không thực sự đặc sắc nhưng dưới bàn tay chế biến của người dân địa phương vẫn để lại những ấn tượng cho du khách mỗi khi tới du lịch Lâm Đồng.

Khí hậu mát mẻ nên có lẽ ăn gì cũng thấy ngon (Ảnh – kitsunelen)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả kitsunelen, ichi.cosmetic, Nam Chấy, noreylee, que’s, phannguyen0906, ancungnhan, sunny.authentic13, iam.hiuhip, labangcoffee, nha_cuaby, quoccuong3012, hulo.mutdalat, homemade9102019, Travis Le nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Đà Lạt

Là trung tâm du lịch của Lâm Đồng nên không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các món ăn ngon của vùng đất này tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, một phần bởi dân cư đông đúc, một phần bởi số lượng du khách ở đây luôn rất nhiều.

Xem thêm bài viết: Các món ăn ngon ở Đà Lạt (Cập nhật 4/2024)

Bánh mì xíu mại Đà Lạt

Bánh mì xíu mại (Ảnh – ichi.cosmetic)

Món xíu mại này vốn có gốc hoa, bánh mì xíu mại là một đặc sản của Đà Lạt mà nhiều bạn yêu thích. Những viên thịt xay được tẩm ướp với gia vị riêng, vo tròn luộc chín rồi sau đó vớt ra trong một bát nước dùng béo ngậy, tất cả ăn kèm với bánh mì. Ngoài Đà Lạt, khi đến Bảo Lộc các bạn cũng dễ dàng tìm thấy món ăn này.

Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng, pizza của Đà Lạt (Ảnh – Nam Chấy)

Buổi tối, món bánh tráng không khó tìm. Bạn sẽ gặp các gánh hàng rong vòng quanh hồ Xuân Hương, hoặc trong khu chợ đêm Đà Lạt. Thành phần chính tạo nên món ăn là bánh tráng và trứng gà, được điểm xuyết thêm ít hành lá và tép khô. Khi ăn, chỉ cần cho lên một ít tương ớt, gấp tròn lại là thực khách đã có thể thưởng thức món ăn gây thương nhớ cho bao người.

Bánh ướt lòng gà

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt (Ảnh – Rainie Green)

Nếu như ở vùng khác, bánh ướt thường đi kèm chả thì ở Lâm Đồng, bánh ướt được biến tấu lạ miệng với thịt và lòng gà. Sự kết hợp giữa miếng bánh ướt mềm cùng thịt gà thơm ngọt và lòng gà dai dai tạo thành một món ăn chơi thú vị. Gạo làm bánh là loại gạo tẻ được trộn thêm chút bột năng cùng khoai mì tạo độ thơm và dẻo. Sau khi ngâm gạo, xay, trộn thêm các loại bột và cho tỉ lệ nước nhất định để khi tráng không bị vỡ. Bánh được linh hoạt tráng từng lớp, để bánh đều mặt và không bị chỗ dày chỗ mỏng.

Lòng và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng được quán chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Gà thường là loại gà ta được nuôi ở vườn để có thịt chắc và không dai. Để tránh mùi tanh, lòng gà sau khi sơ chế sẽ được ướp sơ qua với chút gia vị cùng hành tỏi.

Nem nướng Đà Lạt

Nem nướng Đà Lạt (Ảnh – noreylee)

Nem nướng Đà Lạt bắt buộc phải được làm từ loại thịt tươi. Khi ăn phải ăn cùng với rau sống, bánh tráng, dưa món. Một cuốn nem nướng sẽ đầy đủ với vị đậm, thơm của nem nướng, vị chua của dưa món, vị mát của rau xanh… Một điều làm nên hương vị đặc trưng của nem nướng Đà Lạt chính là nước chấm. Đó là loại nước tương màu vàng được làm từ thứ gạo nếp ngon thơm nhất. Nó không loãng cũng không đặc quá, mà sền sệt vừa tạo được độ dính, mà lại đậm đà thanh thanh.

Bánh căn Đà Lạt

Bánh căn Đà Lạt (Ảnh – que’s)

Đây là loại bánh rất phổ biến ở Đà Lạt. Sẽ có rất nhiều bạn tưởng nhầm đây là bánh khọt vì cũng là loại bánh làm bằng bột gạo pha vào nước rồi đổ vào khuôn. Nhưng hai loại bánh này khách nhau. Màu vàng của bánh căn là do trứng còn bánh khọt là do nghệ.

Bánh bèo Đà Lạt

Bánh bèo Đà Lạt (Ảnh – phannguyen0906)

Không phải như bánh bèo Huế, bánh bèo ở xứ sở ngàn hoa rất khác. Bánh bèo ở đây ăn trong đĩa sẽ được chan nước nhân thịt lên, cùng với bóng cá, da heo hoặc bánh mì chiên giòn rắc lên trên.

Bánh canh

Bánh canh (Ảnh – ancungnhan)

Bánh canh ở đây có phần bánh dai dai, màu đục. Nước thì hơi sền sệt , màu nước hơi đỏ và cực kỳ thơm. Tô bánh canh đúng chuẩn gồm có thịt, thêm 1 cục giò to đùng bên cạnh mấy miếng chả cá dai dai bùi bùi.

Canh hoa atiso hầm giò heo

Canh hoa atiso hầm giò heo (Ảnh – Internet)

Là một đặc sản của riêng Đà Lạt, canh hoa atiso hầm giò heo ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây. Trong các món ăn từ atiso, hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atiso hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn.

Bảo Lộc

Phá lấu Bảo Lộc

Phá lấu ở Bảo Lộc (Ảnh – sunny.authentic13)

Phá lấu là một món ăn xuất xứ Trung Quốc được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo… Ở Bảo Lộc các bạn có thể thưởng thức phá lấu nước ăn kèm với bánh mì, phá lấu xào me chua chua ngọt ngọt hay phá lấu trứng muối  có vị bùi và béo.

Phở khô Bảo Lộc

Phở khô Bảo Lộc (Ảnh – iam.hiuhip)

Gọi là phở khô nhưng lại không phải là bánh phở mà các bạn vẫn thường thấy, sợi phở ở đây trông giống sợi mì/hủ tiếu hơn. Mà là sợi gì đi nữa thì các bạn cũng sẽ không nỡ chối từ khi thưởng thức bởi miếng bò mềm, thơm được trộn cùng các loại rau và nước sốt đậm đà khiến cho món ăn có một hương vị riêng vô cùng đặc biệt.

Cà phê

Đến Lâm Đồng đừng quên mua cà phê về uống hoặc làm quà nhé (Ảnh – labangcoffee)

Nổi tiếng là vùng đất trồng cà phê của Tây Nguyên, nhất là giống cà phê arabica được trồng ở Đà Lạt. Các bạn đến Lâm Đồng không thể chối từ hương vị thơm ngon, quyến rũ của những ly cà phê được trồng và chế biến ngay tại đây.

Đặc sản Lâm Đồng làm quà

Dâu tây Đà Lạt

Với khí hậu mát mẻ, dâu tây trồng ở Đà Lạt luôn rất thơm ngon (Ảnh – nha_cuaby)

Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.

Chè Bảo Lộc

Cây trà có một lịch sử khá lâu đời ở Bảo Lộc. Dù trong nông nghiệp, kinh tế hay du lịch, trà luôn góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của thành phố này. Trà bắt đầu làm quen với đất B’Lao từ các đồn điền của người Pháp như đồn điền Felit B’Lao, B’Lao Sierre… rồi dần dà là sự ra đời của các trang trại, các rẫy trà, vườn trà của các hộ gia đình. Đến hôm nay, trà là một trong ba cây công nghiệp quan trọng, phát triển mạnh nhất ở Bảo Lộc.

Các sản phẩm từ Atiso

Hoa atiso (Ảnh – quoccuong3012)

Thực tế, không có nhiều loài cây nào mà toàn bộ cây từ rễ, gốc, thân cho đến lá, bông đều được sử dụng như cây Atisô. Khoa học đã chứng minh Atisô là cây dược liệu, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mứt Đà Lạt

Các sản phẩm mứt Đà Lạt thường được tìm mua vào mỗi dịp Tết (Ảnh – hulo.mutdalat)

Đà Lạt là thiên đường trái cây vì thế các loại mứt ở đây nhiều vô kể. Mứt ở đây có hương vị độc đáo, đủ màu sắc, đủ thể loại. Nếu muốn mua mứt ngon thì phải kể đến mứt hồng, mứt quất trần, mứt khoai lang dẻo hay đặc biệt hơn là mứt hoa hồng.

Chuối Laba

Chuối laba chỉ thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao nguyên Lâm Đồng (Ảnh – homemade9102019)

Chuối Laba được mệnh danh là Chuối Tiến Vua bởi từ xa xưa loại chuối này chỉ được dành riêng cho các vị vua chúa hoặc các thủ lĩnh bộ lạc thưởng thức bởi vị ngon thơm dẻo của chúng. Chuối Laba chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng vùng Cao nguyên Lâm Đồng, nơi quanh năm mát mẻ, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Chuối Laba thịt vàng sánh, dẻo, ngọt đậm thơm ngon và có mùi hương đặc trưng

Rượu vang Đà Lạt

Rượu vang Đà Lạt (Ảnh – Travis Le)

Vang Đà Lạt là loại rượu vang có xuất xứ tại Đà Lạt, được làm từ nho và các loại trái cây đặc sản của vùng này. Sản phẩm vang Đà Lạt đầu tiên ra đời năm 1999, cũng là sản phẩm rượu vang nho đầu tiên được làm bởi chính người Việt Nam.

Tìm trên Google:

  • các món ăn ngon ở Lâm Đồng
  • đặc sản Lâm Đồng làm quà
  • ăn gì khi du lịch Lâm Đồng
  • các quán ăn ngon ở Lâm Đồng
  • đến Lâm Đồng nên ăn gì
  • địa điểm ăn uống Lâm Đồng
  • ẩm thực Lâm Đồng
  • món ăn vặt Lâm Đồng
  • các món ăn vỉa hè ở Lâm Đồng
  • mua gì ở Lâm Đồng
  • Lâm Đồng có gì ngon

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 35 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lâm Đồng

LÂM ĐỒNG

Vị trí Lâm Đồng trên bản đồ Việt Nam

là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Nằm ở phía nam Tây Nguyên, trên 3 cao nguyên (cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Bảo Lộc) và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 mét so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.

Địa phương có nhiều thắng cảnh nổi tiếng nhưng trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy.

Bạn có biết: Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, duy  nhất chỉ có Lâm Đồng là không có đường biên giới quốc tế.

  • Diện tích: 9.783,2 km²
  • Dân số: 1.288.200 người
  • Vùng: Tây Nguyên
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 10 huyện
  • Mã điện thoại: 263
  • Biển số xe: 49