Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Cùng Phượt – Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Năm nay, lễ hội này được đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Theo truyền thuyết, đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) thờ quan Tuần Tranh thuộc nhà Trần, do oan khuất nên ông nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn. Sau này, Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài được nhà Lê cử lên Lạng Sơn đã minh oan cho cái chết của ông Tuần Tranh, sau khi ông mất người dân lập đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) để thờ cúng. Cảm kích trước công ơn của ông Thân Công Tài, ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng Ngọ người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa. Ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại, đặc biệt ngày 27 diễn ra lễ cướp đầu pháo, theo quan niệm dân gian ai cướp được đầu pháo năm ấy sẽ gặp may mắn tài lộc.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Kiệu Long Đình của quan lớn Tuần Tranh gồm 20 nam người Tày, Nùng khiêng. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, đến ngã ba, ngã tư lại thực hiện động tác quay vòng thu hút sự chú ý của du khách.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Kiệu Bát Cống rước ông Thân Công Tài.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Hai bên đường có đoàn rước đi qua, các gia đình bày biện mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Tương truyền, nhà nào được đội múa lân, múa rồng đến xông đất sẽ làm ăn may mắn, phát đạt trong cả năm.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Múa rồng, sư tử đi trước dẫn đường với nhiều màn biểu diễn hấp dẫn.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Múa sư tử mèo của người Nùng trong lễ hội.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Dòng người nườm nượp đi theo đoàn rước kiệu, chật kín các con phố. Chị Ngô Thùy Anh (Quế Võ, Bắc Ninh) cho hay, hầu như năm nào gia đình chị cũng đi lễ các đền tại Lạng Sơn và đều được theo dõi màn rước kiệu tại lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Du khách đang làm lễ trong đền Tả Phủ.

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm. Lực lượng chức năng đã tổ chức hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông và trật tự lễ hội.

Hồng Vân
Theo VnExpress.net

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 49 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lạng Sơn

LẠNG SƠN

Vị trí Lạng Sơn trên bản đồ Việt Nam

còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới góp phần tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.

Đây là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam

Bạn có biết: Lạng Sơn là 1 trong 2 tỉnh thành có cửa khẩu đường sắt tại Việt Nam. Nếu xuất cảnh qua đây, hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu với hình đoàn tàu hỏa.

  • Diện tích: 8.320,8 km²
  • Dân số: 751.200 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố và 10 huyện
  • Mã điện thoại: 205
  • Biển số xe: 12