Leo Bạch Mộc Lương Tử hướng Lai Châu

Leo Bạch Mộc Lương Tử hướng Lai Châu

Cùng Phượt – Bài viết về chuyến đi trek Bạch Mộc Lương Tử của bạn Nguyễn Duy Tường, cung đường trek đi theo hướng Lai Châu và kéo dài trong 3 ngày 4 đêm. Các bạn nếu muốn thử đi theo hướng này có thể tham khảo, khá đầy đủ và chi tiết.

Hoàng hôn trên đỉnh (Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Một vài lưu ý chính

Lưu ý 1: Đường từ Lai Châu dễ đi hơn, đa dạng địa hình hơn, rừng rậm còn nguyên nên có nhiều thứ để nhìn ngắm và xem (Suối, rừng lan, vường Thảo, rừng rẻ, có khả năng gặp rất nhiều lọa thú rừng hay ho…). Đường từ Lào Cai xa hơn, dài hơn và khó hơn. Có nhiều sống núi và vách đá. Tuy nhiên rừng cháy hết rồi, về thực động vật thì không đa dạng bằng nhưng góc nhìn thoáng hơn, chụp ảnh đẹp hơn.

Lưu ý 2: Đường Lào Cai hiện tại chưa cần giấy giới thiệu. Còn đường Lai Châu là bắt buộc.

Lưu ý 3 : Công An và Biên phòng hướng Lai Châu đã lên đỉnh và thu lại toàn bộ cờ quạt các bạn mắc ở trên đó. Do có đoàn đốt pháo, treo cờ, viết giấy đánh dấu rồi để trên đỉnh nên nhìn đỉnh nó cũng khá giống bãi rác. Cá nhân mình thấy có câu nói rất hay : Đừng để lại những gì ngoài những dấu chân. Còn các bạn lên núi chỉ để chụp ảnh post Facebook và viết tên lên 1 tờ giấy nhét vào chai vứt đó thì mình nghĩ là không nên và chính tay mình cũng đã đốt hết mớ giấy, chai nhựa và bóng bay các bạn vứt trên đó rồi. Xin lỗi nếu các bạn không thích.

Cần chuẩn bị gì?

– Thời tiết: Theo kinh nghiệm ngó nghiên của mấy bác trên phượt và 1 vài lần trải qua đau đớn của cá nhân thì các bác nên tham khảo trước thời tiết trong vài ngày trước khi đi. Có trang weatherforcast xem dự báo trc nhiều ngày khá tốt. Có thể xem dự báo mây và gió luôn. khá tiện. Còn tốt nhất là các bác nên gọi điện cho porter để hỏi trước xem thời tiết trên đó như thế nào, tránh được mưa là tốt nhất, còn có mây là tuyệt nhất.

– Đồ đạc: Kinh nghiệm của em là mang theo 1 bộ đồ là đủ, backup vài cái sơ cua và miếng dán nhiệt là thứ không nên thiếu. Các đồ khác thì ai cũng có kinh nghiệm hết rồi nên thôi khỏi nói.

– Xe:

Ô tô: Lên Lai Châu có nhiều loại xe ô tô, các bác có thể chọn xe Hải Vân, Ngân Hà hoặc Hưng Thành. Giá chung là 350K

  • Hải Vân: Xe giường đôi, hơi cũ, nội thất không được ngon lành cho lắm, đi chậm. 0944828282 / 0437223588
  • Ngân Hà: Xe ngon, nội thất mới đi nhanh. Các bác nên đi xe này. 0912131215
  • Hưng Thành: Giường nằm nhưng hơi chợ búa, em mới đi tuyến Sơn La thôi còn tuyến LC chưa đi.

Xem thêm: Xe khách đi Lai Châu (Cập nhật 4/2024)

Xe ôm: Xuống bến Lai Châu các bác có thể đi xe ôm vào tới bản Dền Sung. Hoặc đi taxi vào tới xã Sin Súi Hồ rồi Xe ôm vào Dền Sung. Theo cá nhân em thì nên gọi trước cho porter đề nghị mấy anh trai bản ra đón là rẻ nhất.

+ Taxi vào tới TT xã Sin Súi Hồ: 1 củ (Nó hét thế chứ em chưa đi)

+ Xe ôm đi vào tới bản: 300k nếu bắt xe ôm ở bến. Số xe ôm: 0814 937 445. Tuy nhiên nếu đường vào Dền Sung mới mưa thì xe ôm sẽ đưa vào tới cách bản khoảng 5-7km và dừng. Cho tiền cũng k đi tiếp vì đường khó.

+ Nếu gọi các đồng chí trai bản ra đón thì gọi cho porter, giá là 250k. (lần em đi về ae lấy hữu nghị 200k do chúng e nằn nì mãi vì hết tiền

+ Các đồng chí xe ôm trên này đều rất nice và nhiệt tình. Các bác cứ deal giá trc là ok.

– Porter: Hiện tại em cũng chỉ biết a Sìn và a Quyẩy. Hôm em đi em gọi trước bác Quẩy nhưng khi lên bác ấy quá mệt do mới dẫn đoàn khác về nên để bác Sìn dẫn. 2 bác này là 2 anh em (họ). Bác Sìn là người đầu tiên phát đường lên đỉnh, nhiệt tình, tháo vát và vui vẻ. Thích chụp ảnh và được chụp ảnh. Bác ấy cũng hay tìm các góc đẹp, cái hay ho để chỉ cho anh em chụp. Cảm giác đi với bác này rất yên tâm.

Về tiền nong thì giá chung 250k/ ngày. Bác ấy không yêu cầu hay hỏi han giá đâu, các bác cứ đi về đưa tiền tương ứng số này là ok. Tiền gạo, rau các bác ấy mang theo cho cả đoàn không tính tiền, ăn uống chung cùng đoàn luôn. nếu muốn mua gà thì nhớ bảo bác ấy trước, lần bọn em lên muộn mà không dặn trước nên không bắt được gà.

Cá nhân em rất khoái bác Sìn.

Số 2 bác ấy: Anh Quẩy : 0843 310 026, A Sìn: 0944 697 096

– Biên phòng: Bây giờ khi đi hướng Lai Châu các bác cần giấy giới thiệu của BCH Quân sự tỉnh. Nếu không có các bác sẽ rất loằng ngoằng và mất ngu phí cho mấy đồng chí biên phòng trên này. Lần em đi bị Biên Phòng thịt mất khơ khớ và vấn còn rất sót ruột. Các bác có thể gọi trước cho:

+ CA xã: Anh Bình 0916 384 044

+ Biên phòng: Giang 0983 765 903 (đồng chí này làm luật với tụi em)

+ Hoặc các bác gọi cho a Bình hoặc A Sìn để hỏi về thủ tục trước khi đi để đỡ mất ngu phí nhé.

– Ăn uống nghỉ ngơi: Xe khách có suất ăn kèm theo xe, Giá khoảng 40k, ăn được. Bác nào không kịp ăn thì có thể ăn theo nhà xe. Bến xe có 1 đống hàng quán đối diện các bác ghé quán nào cũng đc, giá cả vừa phải, không đắt.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Do đặc thù thời tiết nên biển may phía Lai Châu cũng cuộn cuộn trông như vũ bão chứ không bình lặng như hồ kem phía bên Lào Cai. Góc xa xa là núi Ngũ Chỉ Sơn

Thời gian: 

Các bác đi 3 ngày 4 đêm là xông xênh. 2 đêm trên xe, 2 đêm ngủ rừng.

Ngày 0: Tối 7h30 lên xe, khởi hàng đi Lai châu

Ngày 1:

– 7h00: Xuống bến xe Lai Châu, ăn sang, sắp xếp xe ôm gọi chuẩn bị thủ tục
– 8h: Xuất phát vào Dền Sung
– 10h: Vào tới nơi (ăn uống tùy các bác)
– 13h: Bắt đầu leo, vừa leo vừa nghỉ.
– 6h: Tới suối hoặc khu rừng phong lan cắm trại tùy sức khỏe của các bác.

Ngày 2:

– 6h: dậy sớm ăn uống, và treck lên đỉnh.
– 9  10h : Lên tới đèo gió kiếm chỗ giấu đồ, mang theo máy ảnh đồ có giá trị và trek lên đỉnh.
– 12h: Lên đỉnh, ăn trưa trên đỉnh chụp ảnh và đi xuống. Tổng thời gian leo lên và xuống đỉnh tính từ đèo gió là khoảng 4 tiếng.
– 1h: Trek xuống lấy đồ và bắt đầu tụt dốc.
– 19h: Tới lán thảo quả của dân dừng nghỉ chân.

Ngày 3:

– Sáng dậy thong thả ăn uống café, dọc đường xuống chụp ảnh suối rất đẹp.
– Khoảng trưa về tới bản, thanh toán tiền nong ăn trưa rồi xe ôm ra Lai Châu.
– 20h: Lên ô tô về Hà Nội.

Chi Phí: 

Nếu đi theo cách của mình (Đi vào xe ôm, ra xe ôm) riêng tiền đi lại đã tôn 1200k, cộng thêm chi phí linh tinh thì ít nhất các bạn cũng tốn khoảng 1800k. Đoàn mình mất ngu phí nên mất hơn 2 củ 1 người.

HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU

Đỉnh Phu Si Lung nhấp nhô xa xa. Đỉnh này nằm trên đường biên giới với Trung Quốc nên rất khó để có thể leo được. Anh Sìn dẫn đường bảo là anh đã leo tới khoảng 2800m núi nay, nhưng tất nhiên bằng đường chui và né biên phòng.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Từ trên BMLT có thể nhìn thấy khá rõ các đỉnh khác: Phan, Tả Lèng, Ngũ chỉ sơn, Pú Luông, Tà Chì Nhù, Nhìu Cồ San….

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Ngày -1: 

Tôi nhấc điện thoại gọi cho Giai và Gái thông báo lại về giờ giấc tập trung và kiểm tra đồ đạc cho buổi tối ngày mai lên đường. Giai chịu trách nhiệm thuê lều và túi ngủ cho 3 đứa, còn Gái chuẩn bị Đồ ăn.

– Gái: Anh ơi em uống thuốc hạ sốt rồi, Em bị sốt nhẹ thôi chắc không sao đâu.

Tôi lo lắng, Gái chưa có kinh nghiệm leo núi mặc dù tông cũng hơi trâu bò và tập luyện đầy đủ đấy nhưng mới ốm thế này liệu có leo được không. Suy nghĩ 1 lát tôi trả lời:

– Em không đi thì cả lũ ở nhà luôn nhé!

Và vậy là coi như quyết luôn. Tôi gọi điện lại cho anh Quẩy để chắc chắn lại về thông tin cũng như thời gian anh đón chúng tôi tại bến xe Lai Châu. Mọi thứ có vẻ đều ổn từ thời tiết, đồ đạc, porter… trừ sức khỏe đáng lo ngại của Gái.

Ngày 0: 

18h30 tối, 3 đứa có mặt tại bến xe Mỹ Đình chuẩn bị lên đường. Chúng tôi chọn xe Hải Vân vì thương hiệu của nhà xe này. Tuy nhiên thực tế cho thấy là xe có chất lượng khá thấp, cũ và lại còn nhồi nhét khách nhiều nữa. Đứa nào cũng bảo nhau cố mà ngủ đi để mai còn sức leo. Lúc này trong đầu chúng tôi chỉ còn mỗi hình ảnh “vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân”. Cũng giống như gái teen mới vào đời, chỉ thấy toàn một màu hồng vậy.

Xe Hải Vân di chuyển khá chậm chạp, trả khách và trả hàng nhiều khiến chúng tôi đều mất ngủ và thấy tương đối mệt mỏi.

7h30 sáng: Chúng tôi có mặt tại bến xe Lai Châu. Ngay khi bước xuống bến xe chúng tôi ngay lập tức đã được định vị “Đi Sin Súi Hồ đúng không? “, “Đi leo núi đúng không?” … và nhận lời chào mời của mấy anh xe ôm và taxi. Lờ qua tất cả vì trước đó tôi đã gọi điện báo mấy anh trai bản ra đón, chúng tôi ra quán ăn đối diện bến xe làm bát phở, gói gém đồ đạc và đợi người đón.

8h30: Sự cố phát sinh sau khi chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của anh Quẩy

– Em ơi, Bọn em có giấy giới thiệu của biên phòng không? Công an xã không cho bọn anh ra đón em.

Chúng tôi như từ trên mây rơi xuống đất! Phải rồi, cứ lo ngược lo xuôi tại sao chúng tôi không nhớ tới việc xin giấy giới thiệu của Biên Phòng nhỉ? Đúng là chẳng cái ngu nào bằng cái ngu nào. Sau khi trao đổi, hỏi han, vận dụng tất cả mối quan hệ và kiến thức có được chúng tôi vẫn không tài nào giải quyết được vấn đề và bảo được các trai bản ra đón. Tôi lập tức hội ý với Giai và Gái xem thế nào và rất nhanh chúng tôi đi đến quyết định: Liều đi, tới đâu thì tới. Vậy là cả lũ ra bắt xe ôm phi vào Sin Súi Hồ.

Đường và xã Sin Súi Hồ đã được trải nhựa hết, đường đèo khá đẹp với một bên là núi, bên còn lại là con suối lớn chảy từ Bạch Mộc ra. Đi từ Bến xe Lai Châu vào tới UB xã khoảng đâu đó 30km. Ngay khi vào tới địa bàn xã chúng tôi đã “được” anh công an xã bám theo và dừng chúng tôi lại ngay khi tới UB.

Tới đây sự việc bắt đầu phức tạp hơn so với chúng tôi dự kiến, Măc dù đã hết sức dùng khả năng thuyết khách cũng như “thuyết ví” chúng tôi cũng không tài nào có thể thuyết phục 1 đồng chi công an xã và 1 đồng chí biên phòng cho phép chúng tôi leo núi. Có thể tóm gọn 2 lý do chính như sau:

  1. Đây là khu vực biên giới nhạy cảm
  2. Các đoàn đi trước giăng cờ, nổ pháo trên đỉnh núi

Xem thêm: Quy định khi vào khu vực biên giới

Câu trả lời của 2 anh vẫn là : Ra Ban chỉ huy Quân sự tỉnh xin giấy phép. Mà lúc đó đã là trưa thứ 7! Nhùng nhằng mãi cũng gần 12h trưa. Chẳng có 1 tia sáng hi vọng nào, tôi tự nhủ thầm lần thứ 2: “Thôi xong!”

Túng quá hóa liều, Tôi quyết định gọi anh BP ra 1 chỗ, mời anh điếu thuốc…

—- Đoạn này bị xóa vì không phù hợp hiện thực xã hội —-

14h: Vậy là xong, sau 2 vòng xe ôm, 70km, 2 tiếng đồng hồ và 1 mớ polymer thì chúng tôi cũng rục rịch lên xe vào bản Dền Sung để sẵn sàng leo núi.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

15h: Có mặt tại bản Dền Sung, người đón chúng tôi là 1 thanh niên gầy gò, có vẻ mệt mỏi. Đó chính là anh Quẩy. Do trời cũng khá muộn nên chúng tôi nhanh chóng tính tiền cho xe ôm và phi về nhà a Quẩy để chuẩn bị đồ đạc leo không trời tối.

Đỉnh Bạch Mộc nhìn từ nhà anh Quẩy (Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Lúc này lại tiếp tục có khó khăn phát sinh:

1. Anh Quẩy bảo bị ốm do hôm trước dẫn 1 đoàn đi trước về mệt quá nên k đi được nữa. Anh ấy giới thiệu anh Sìn (người dẫn doàn Bodyparty) – em họ anh ấy dẫn thay.

2. Do a Quẩy “quên” bắt gà trước theo dặn của chúng tôi nên tài thánh thế nào chúng tôi cũng k lùa được một con gà thả rông để làm đồ ăn tươi mang theo.

Vì biết trước đấy anh Sìn là người đầu tiên phát đường lên đỉnh nên chúng tôi cũng không lo lắm, nhưng vấn đề số 2 là khá nghiêm trọng vì chúng tôi không chuẩn bị đủ thức ăn nếu không có con gà. Vậy là lại lân la khắp bản đẻ hỏi mua trứng, tiếc là cả bản con con đó chẳng có chỗ nào để chúng tôi mua được đồ ăn cả. Cũng đành, chúng tôi khắc phục bằng cách mang nhiều gạo và rau cải hơn.

Nói 1 chút về bản Dền Sung: Đây là một bản người dao khá nghèo. Nhìn trước nhìn sau tôi không biết là người dân ở đây sinh sống chính bằng nghề gì nữa, ruộng nương ít, thanh niên thì ngồi chơi và buôn chuyện cả ngày. Tuy nhiên có điều thú vị là người dân ở đây rất hiếu khách, ít nhất là nhà anh Quẩy. Bố mẹ anh đón chúng tôi bằng nụ cười niềm nở, nhiệt tình lấy gạo, nhổ rau, lùa gà cùng chúng tôi.

Đồ ăn, đồ dùng đã được anh Sìn đóng gói gọn vào 1 cái bao tải to uỳnh và khoác vào sau lung. Chúng tôi lên đường.

Đoạn đầu tiên của hành trình là con đường đi được xe máy, khá thoai thoải và hợp với khởi động.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Do cả ngày chạy ngược chạy xuôi lo thủ tục và bắt đầu leo khá muộn (khoảng 15h30) nên chúng tôi khá nhanh mệt. Đoạn này cứ đi khoảng 50m chúng tôi lại dừng nghỉ 1 nhịp, đi mãi mà vẫn chưa thấy ra hết khỏi khu dân cư.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Trong khi đồng bọn nghỉ mệt thì tôi tranh thủ chụp choẹt hoa hoét ven đường

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Một loại quả rừng, có màu đỏ và màu tím nhìn khá ngon mắt (nhưng đếch dám thử ạ)

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Đi được khoảng 3-400m đến con suối đầu tiên

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Nói một chút về sự khác biệt giữa 2 con đường leo: Lai Châu và Lào Cai để các bạn cùng biết:

1. Đường Lai Châu: Con đường này dốc gắt, ngắn hơn đường Lào cai, cây cối nhiều, các bạn sẽ được trải nghiệm nhiều loại địa hình khác nhau. Từ rừng rẻ, rừng lan, rừng trúc đến vườn Thảo, dốc đá, rừng già cổ thụ… Tuy vậy chính do còn nhiều rừng già nên góc nhìn sẽ bị hạn hẹp hơn khó chụp ảnh hơn.

2. Đừng Lào Cai: Dài hơn, nguy hiểm hơn với nhiều vách đá và sống núi. Do hậu quả của vụ cháy rừng Hoàng Liên nên cây cối khá trơ chụi, cũng vì thế nên lại có nhiều góc để chụp hình hơn.

Tùy sở thích của mỗi người có thể chọn chô mình đường leo hợp lý. Mà leo 1 đường về 1 đường thì càng tốt. cá nhân tôi thì chọn đường Lai châu.

Quay lại hành trình,

Đi qua con suối chúng tôi đều đã ngấm mệt, mặt trời đã chuẩn bị hạ trại bên kia dãy núi.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Chân dung anh Sìn, người dẫn đường nhiệt tình, tân tâm và vui tính

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Tiếp tục con đường chúng tôi xuyên qua những vườn Thảo quả, những viên đá ở khu vực này mọc rất nhiều rêu, trơn trượt, khá nguy hiểm

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Qua một rừng lau và cây bụi khác

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Bắt đầu chui vào rừng với cây cối cao vút

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Những lán nhỏ người dân dựng lên để trông và sấy thảo quả. Nếu lộ trình hợp lý thì nghỉ ở những lán này là tốt nhất. Luôn gần nguồn nước, địa điểm bằng phẳng và kín gió.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Khi đến lán Thảo quả thứ 3 thì a Sìn đề nghị dừng chân cắm trại. Lúc này khoảng 5h30 chiều tuy nhiên trời vẫn còn sáng rõ. Lán thảo này nằm bên con suối trong vắt, mát lạnh, đẹp đến nào lòng. Tuy nhiên chúng tôi chỉ dừng lại chụp ảnh chứ quyết định không cắm trại tại đây vì tính tới quãng đường ngày mai còn quá dài.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Và cứ thế chúng tôi mải miết đi, trời tối dần tối dần mà các con dốc ngày càng đứng. Nhưng những lúc nhìn về đằng trước chẳng thấy gì thế này thì đi là khỏe nhất. Tuy nhiên tôi lại dấy lên 1 sự lo lắng: rắn. Giờ này là giờ các bạn ấy đi kiếm ăn, tôi chia sẻ suy nghĩ này với a Sìn và nhận được cái cười tươi rói: Không sao đâu! Cứ mệt thì nghỉ. Vậy là đoàn lại tiếp tục bật đèn pin đi. Đoạn trước đó Gái đã thấm mệt, tuy nhiên đoạn này lại leo rất hăng

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Đến khoảng hơn 7h tối 1 chút chúng tôi tìm được một bãi đất tương đối phẳng – Thiên đường ở đoạn dốc núi thế này, nên dừng chân cắm trại. Nói thêm 1 chút là xuất phát cùng đoàn chúng tôi có đoàn của Công an xã Xin Súi Hồ đi tiền trạm đỉnh núi và tháo rỡ cờ quạt được treo không đúng quy định. Đoàn này xuất phát trước chúng tôi 1 chút và hạ trại cách chúng tôi tầm hơn 100m, cạnh con suối nhỏ.

Với sự tháo vát của mình loáng cái a Sìn đã đốt xong đống lửa lớn, chúng tôi chia nhau ra dựng trại, nấu cơm, lấy nước… Đêm hôm đó nồi cơm với cháy vàng ươm, bát canh cải mèo quả là ngon hơn bất kì sơn hào hải vị nào mà tôi đã từng ăn. )

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Anh Sìn với quả điếu cày tự chế rất hài hước khi gạ tôi chụp cho kiểu ảnh nhả khói này, và còn dặn dò về rửa ảnh gửi lên cho anh ấy.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Tuy giúp chúng tôi nấu nướng nhưng tối đó a Sìn không ăn với chúng tôi mà lên hợp đoàn với mấy đồng chí công anh nhậu. Nghe nói đội đó bắn được mấy con cầy bay và mấy con chim. Cùng nhận được lời mời tuy nhiên khá mệt nên chúng tôi quyết định ngủ sớm mai còn sức mà leo và hẹn đội bạn sáng hôm sau.

Sáng dậy sớm cả đội dọn dẹp và hợp với đội công an ăn sáng. Bữa sáng giản dị với món cầy nướng, mì tôm chim rừng, cải mèo và 1 vài ché rượu cho ấm người.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Làm ly cà phê ngồi ngắm núi rừng hùng vĩ và chuẩn bị tinh thần chiến đấu:

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Ăn sáng xong chúng tôi tiếp tục lên đường. Con đường ngày càng dốc gắt hơn, chúng tôi cứ leo được chừng 30m lại nghỉ ngắn 1 chập. Cũng may là đường leo nhiều cây cối, trời mát mẻ, nhiều oxy nên cũng đỡ mệt. Lại thêm thảm lá rừng rụng dày mặt đất nên khá êm chân. Sau 1 đêm nghỉ ngơi Giai và Gái đều đã lại sức tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn khá nhiều.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Đường rất nhiều đá trơn mọc đầy rêu, mặc dù tôi đi đôi giày chống trượt mà vẫn mấy lần suýt bắt ếch

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Bù lại cảnh vật rất đẹp với nhiều loại thực vật thú vị

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Lúc đi qua rừng rẻ

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Tiếp tục đi qua những khu rừng già, lúc này nắng đã lên chênh chếch chiếu xiên qua những tán lá dày. Cả khu rừng như mới bừng tỉnh giấc vậy. Tiếng chim hót vang, mùi thơm của hoa, tiếng suối nước, tiếng gió trên đầu… tất cả như một bản hòa tấu tuyệt mỹ.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Phút nghỉ chân bên đường

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Vượt qua quãng rừng rậm này tới một đoạn rừng già hơn. Khu vực này toàn thân cây to 1-2 người ôm, rêu, mốc đã bám kín hết cả gốc cây. Nhìn những cụ cây này đứng chênh vênh bên bờ vực rất hùng vỹ. Lúc này trời cũng đã lộ ra những khoảng không lớn, chúng tôi có thể nhìn thấy mới tràn từ dưới chân núi lên và đang bám đuổi chúng tôi rất sát sao. Cảm giác cứ như chỉ cần đứng lại nghỉ ngơi một lúc là sẽ bị làn mây kia nuốt chửng vậy.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Phía bên trái phía xa xa kia là những đỉnh núi nhọn như răng cưa của Ngũ Chỉ Sơn huyền thoại

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Lúc này chúng tôi không dám nghỉ ngơi, vừa sợ bị biến mất trông cơn “vân triều” kia, lại vừa muộn chạy thật nhanh lên phía trước để có thể nhìn thấy toàn bộ biển mây phía dưới. Sự phấn khích khiến chúng tôi không biết mệt là gì nữa, mặc dù lúc này cũng đã gần 12h trưa.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Biển mây cứ lấp ló ở một góc nào đó, như vẫn đang e thẹn…

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Qua vùng đất của các cụ cây, khi này độ cao đã tầm 2700-2800m (rất tiếc là tôi không có máy GPS nên không đo chính xác được), địa hình giờ đây đã đỡ dốc hơn, chúng tôi đã lên cao hẳn trên mây nên trời nắng gắt như giữa trưa hè vậy.

Trời xanh như chưa bao giờ được xanh

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Cứ khi nào mệt lại quay lưng về sau lấy doping tinh thần để leo tiếp

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Bắt đầu từ đoạn này trở đi là gần như không có đường nữa. Chúng tôi phải vừa đi vừa chặt cây để mở đường mà lao tới. 1h chiều, sau bao cố gắng chúng tôi cũng tới được đèo gió, nơi duy nhất có nguồn nước ở độ cao này để cắm trại. Vào những ngày không lạnh nơi đây là địa điểm chăn trâu của đồng bào dân tộc phía Lào Cai. Nơi này địa hình bằng phẳng chủ yếu là rừng trúc, cây bụi và có 1 con suối nhỏ nước lạnh ngắt.

Chúng tôi dừng nghỉ chân nấu cơm ở đây và gặp lại đoàn công an xã đi thị sát. Mỗi bên góp 1 ít đồ, bên CA góp ít thịt chim và thịt cầy bắt được lúc tối qua. Và thế là quá đủ cho một bữa trưa thịnh soạn.

Nhìn từ đèo gió sang phía Lào Cai

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Ăn uống nghỉ ngơi cà phê cà pháo xong chúng tôi tìm chỗ giấu đồ ở lại, chỉ mang theo ít nước, đèn pin, chút đồ ăn và vật dụng cần thiết để leo lên đỉnh. Đường từ đây lên đỉnh chỉ có Trúc và Trúc. Nhìn thì trông lùn lùn thế này thôi chứ lúc sau đi toàn cao ngút cả đầu.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Từ khu vực này có thể đưa mắt nhìn bao quát gần như toàn bộ các đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn:

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Trong khí đó phía sau lưng (Hướng Tây bắc) vẫn là biển mây hùng vĩ

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Nhỏ nhoi

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Từ đầu câu chuyện nói về các “Cụ cây” ở BM khá nhiều mà chưa có cái hình mình hoạ. Tìm mãi được 2 cái này cho các bác dễ hình dung.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Càng lên cao góc nhìn càng thoáng và mây càng đẹp. Khi này chúng tôi đang đi trên một sống núi chia cắt ra một bên là Lai Châu và bên còn lại là Lào Cai. Phía Lai Châu biển mây vẫn vần vũ gào thét, cứ có cảm giác như một con thú hoang bị xích và chỉ muốn lao sang phía Lào Cai tìm tự do vậy.

Biển mây gào thét

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Tràn sang phía Lào Cai

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Sắp tới đỉnh rồi! Là câu mà anh Sìn cũng như anh em trong đoàn động viên lẫn nhau. Khi này là khoảng 4h chiều. Cái mệt tích tụ cả ngày khiến cho đôi chân chúng tôi nặng nề hơn bao giờ hết. Cũng may rặt 1 lũ ham chơi, ham cái đẹp nên cứ nhìn thấy mấy cảnh này là lại lên tinh thần mà lao về phía trước.

Cũng có những lúc gái trong đoàn tưởng như kiệt sức, đau chân phải dừng lại. Đỉnh Bạch Mộc chỉ giơ tay là với được mà sao lúc này thấy mong manh và xa vời thế. Nhưng rồi mỗi người vì nhau 1 chút, cố hơn 1 chút chúng tôi “dìu” nhau lên đỉnh.

Sắp tới đỉnh rồi….

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Cảm giác khi lên đỉnh như thế nào? Đó là khi tay nắm chặt, tim đập mạnh, miệng thở hổn hển và hét lớn.

Vầng, và đó đúng là cái cảm giác khi chúng tôi đạt mốc độ cao 3045m – đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Sau bao khó khăn, mệt mỏi, trở ngại tưởng chừng như không thể thực hiện chuyến đi. 3 chúng tôi cũng đã thực hiện được mong muốn của mình.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Đỉnh Bạch Mộc không có cái view thoáng như ở Fan hay Tà Chì Nhù. Trên đỉnh còn rất nhiều cây cao và thật khó để tìm ra một góc chụp đẹp. Tôi phải trèo lên một cái cây to cỡ bắp đùi để có những bức ảnh với góc nhìn tốt nhất. Cũng không phủ nhận là vừa chụp vừa run- phần vì lạnh, phần vì sợ.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Có một câu chuyện không mấy vui ở trên đỉnh BM. Đó là chuyện mọi người đốt pháo, viết giấy lưu niệm, vứt chai lọ căng cờ quạt trên đó.

Đồng ý 1 chuyện là đi núi, leo những đỉnh ít người đi ai cũng muốn đánh dấu lại 1 chút để ghi nhớ việc mình đã chinh phục được 1 đỉnh cao. Nhưng dường như các bạn quên mất 1 câu nói:

“Đừng lấy đi thứ gì ngoài bức ảnh, đừng để lại thứ gì ngoài dấu chân!”

Tôi không nghĩ một phượt thủ amater có thể chinh phục BMLT trong khoảng thời gian đó, và điều đó càng khiến tôi thấy buồn vì việc này.

Ngay đôi bạn trẻ chúng tôi gặp trên đỉnh (1 đoàn khác) cũng đang tìm giấy để viết lại tên mình ghim vào gốc cây. Trong khi đó tụi tôi đang đi nhặt dây, bóng bay, vỏ pháo, giấy và chai nhựa để đốt.

Tôi cũng hi vọng các bạn đi những chuyến sau sẽ để ý chuyện nay hơn. Vì bạn và vì những người đi sau nữa.

Tranh thủ đốt rác và làm ly cafe trên đỉnh:

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Pha cafe ăn mừng, chụp ảnh tự sướng đủ các position chúng tôi bắt đầu đi xuống. Vì mai chơi quá nên khi xuống trời đã ngả chiều. Mà cái nắng của vùng tây bắc này tắt nhanh khủng khiếp, cứ mỗi bước chân đã thấy mặt trời thấp hơn 1 tí.

Một phần vì đợi hoàng hôn nên chúng tôi cũng đủng đỉnh đi xuống

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Mặt trời vừa lặn, cả bầu trời ngả màu vàng rồi từ từ chuyển sang đỏ. Một cảnh tượng mà k chứng kiến tôi sẽ chẳng bao giờ tưởng tượng ra được

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Cứ mải chơi, mải ảnh lúc ngẩng đầu lên thì trời đã tối mịt. Chúng tôi phải bật đèn pin tìm đường xuống núi. Măc dù đã chuẩn bị đèn pin khá kỹ nhưng có một tình huống phát sinh khiến chúng tôi toát mồ hôi hột: đèn pin bị hỏng.

Bình thường mỗi người 1 cái đèn pin, giờ đây 2 cái của a Sìn và giai trong đoàn bị hỏng và hết pin, trong khi trời thì tối và đường toàn dốc đứng. 1 thằng chẳng biết sợ là gì như tôi cũng hơi toát mồ hôi dù trời lạnh ngắt.

Lục tìm được 1 cái điện thoại và còn 2 đèn pin còn dùng được chúng tôi bám sát nhau từ từ xuống núi. A Sìn vốn đi rất nhanh chỉ nhoằng 1 cái đã biết mất khỏi tầm mắt của chúng tôi, và ngay lập tức cả lũ lại hú hét ầm ĩ: Anh Sìn ơi!

Nhiều lúc lạnh quá cả đội dừng lại đốt lừa để sưởi, gió mạnh quá tạt làm lửa lan sang những bụi cỏ bên cạnh rồi lại cuống cuồng đi dập sợ cháy rừng.

Kể ra cũng thật may mắn vì sau gần 2 tiếng mò mẫm chúng tôi cũng xuống được tới bãi giấu đồ. Lạnh, mệt, đói, chân lại đau ai cũng uể oải. Tôi với anh Sìn nhanh chóng chia nhau tìm chỗ cắm trại, chặt cây giải thảm, kiếm củi, lấy nước nấu cơm. Bữa cơm đó a Sìn nấu cháy đen cả đáy nồi, thế mà cả lũ vẫn hùng hục ăn. Có khi chẳng phải vì ngon mà chỉ vì sợ mai không có sức mà xuống!

Đêm hôm đó cũng đúng là cái đêm gió mùa về. Gió thổi từ phía Lào cai sang, lạnh buốt! Mà khốn nạn là chúng tôi phải hạ trại ngay tại đèo gió, gió gào thét, quần quật suốt cả đêm, kèm đó là cái lạnh tê buốt.

Ấy vậy mà trên đầu, trăng vẫn vằng vặc soi sáng rực cả biển mây. Cảnh tượng đó đep đến nao lòng chẳng bút hay ảnh nào tả xiết. Cứ kệ lạnh, cả lũ chia nhau điếu thuốc, cốc cafe, lặng đi ngồi ngắm trăng. Nếu mà nhìn cái đẹp mà sống được thì chắc là đêm đó chẳng đứa nào nỡ nhắm mắt.

Khoảng 11h, chúng tôi vào lều đi ngủ. Dù mệt nhưng ai cũng mãn nguyện vì đã chinh phục đỉnh thành công. Ai cũng nghĩ đến đoạn đường nghĩa vụ ngày mai phải đi về. Nhưng chúng tôi không tưởng tượng được một điều tuyệt vời sắp đến vào sáng ngày hôm sau….

Sáng ngày thứ 3, Trời lạnh như chưa bao giờ được lạnh!

Hơn 8h chúng tôi mới lóp ngóp bò dậy. A sìn đã dậy từ lúc nào đã lấy nước, bắc nồi cơm và đang ngồi sưởi.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Chúng tôi hí húi ăn uống cafe mà không biết xung quanh chúng tôi lúc này cả rừng cây đang hoá băng. Khi mới mở mắt tỉnh dậy dù trời rất lạnh nhưng mọi thứ bình thường, băng chưa đóng. Nhưng càng chuyển trưa trời càng lạnh, chỉ khoảng 30 phút không để ý khi quay lại chúng tôi ngỡ như mình đang ở một nơi khác, hoàn toàn khác chứ không phải chỗ mà chúng tôi ngủ tối hôm qua.

Cả lú rú lên sung sướng và lao đi tác nghiệp.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)
(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Anh em làm kiểu ảnh kỷ niệm trước khi xuống núi.

(Ảnh – Nguyễn Duy Tường)

Chuyện xuống núi cũng còn lắm tình huống dở khóc dở cười nữa, nhưng trong giới hạn về report chuyện leo núi tôi xin dừng ở đây. Cảm ơn các bác đã theo dõi đến post cuối cùng này và chúc các bác có những chuyên đi sạch – đẹp và an toàn.

Theo : Nguyễn Duy Tường
http://tuongnd.com/bach-moc-luong-tu/

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 42 bình chọn và điểm trung bình là 4.6

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lai Châu

LAI CHÂU

Vị trí Lai Châu trên bản đồ Việt Nam

cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc. Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía tây và phía nam giáp với tỉnh Điện Biên. Tỉnh có 273 km đường biên giới với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc.

Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất rõ những nét văn hoá đặc trư­ng đó. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên Sìn Hồ, hồ Thầu, Dào San…

Bạn có biết: Trước khi tách tỉnh đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam và đứng thứ hai Việt Nam (sau Đăk Lăk cũ)

  • Diện tích: 9.068,8 km²
  • Dân số : 482.500 người
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 7 huyện
  • Mã điện thoại: 213
  • Biển số xe: 25