Nhà trình tường hàng trăm năm không đổi ở Lạng Sơn

Nhà trình tường hàng trăm năm không đổi ở Lạng Sơn

Cùng Phượt – Nhà trình tường của người Tày – Nùng ở Lạng Sơn vừa giữ ấm vào mùa đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè.  Nhà trình tường xây thành 2 tầng, tường dày trung bình 50 – 80 cm. Một số nhà sử dụng đá dựng thành hàng rào thấp bao quanh. Cạnh nhà chính là nhà ngang, nhà bếp cũng được làm trình tường nhưng thấp và nhỏ hơn.  Nằm sát biên giới, giữa điệp trùng núi non, khí hậu mùa đông lạnh giá, những ngôi nhà trình tường xứ Lạng hòa lẫn với thiên nhiên, giúp con người chống chọi lại thời tiết. Thấp thoáng giữa cánh đồng, những hàng cây mái ngói đã xỉn màu theo thời gian tạo nên cảnh quan hấp dẫn. 

Dọc con đường quốc lộ ở Lạng Sơn, du khách dễ bắt gặp những nếp nhà mái ngói âm dương gợi lên nét bình dị vốn có của hàng chục năm trước.

Dọc con đường quốc lộ ở Lạng Sơn, du khách dễ bắt gặp những nếp nhà mái ngói âm dương gợi lên nét bình dị vốn có của hàng chục năm trước.

Đồng bào người Tày - Nùng ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn đã tạo ra những ngôi nhà có tường làm bằng đất sét, đất nện trộn đều vào các khuôn gỗ, dùng chày vồ đập cho các loại đất dính chặt vào nhau, tường dày 50 – 70 cm rất chắc chắn. Công đoạn dựng một ngôi nhà mất nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, nhà trình tường rất kiên cố, một số có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi.

Đồng bào người Tày – Nùng ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn đã tạo ra những ngôi nhà có tường làm bằng đất sét, đất nện trộn đều vào các khuôn gỗ, dùng chày vồ đập cho các loại đất dính chặt vào nhau, tường dày 50 – 70 cm rất chắc chắn. Công đoạn dựng một ngôi nhà mất nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, nhà trình tường rất kiên cố, một số có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi.

Theo phong thủy của người Tày - Nùng, nhà ở phải theo hướng Nam, có không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Tại Bản Khiếng, cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, nhà trình tường được xây hai tầng, có hàng rào bằng đá bao quanh.

Theo phong thủy của người Tày – Nùng, nhà ở phải theo hướng Nam, có không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Tại Bản Khiếng, cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, nhà trình tường được xây hai tầng, có hàng rào bằng đá bao quanh.

Nhìn từ bên ngoài, các cửa đối xứng nhau. Cửa chính có treo tấm bùa trừ tà hoặc gương bát quát theo phong tục truyền thống. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ có đến 10 cửa sổ mang nét đặc trưng riêng về kết cấu ít nơi nào có được.

Nhìn từ bên ngoài, các cửa đối xứng nhau. Cửa chính có treo tấm bùa trừ tà hoặc gương bát quái theo phong tục truyền thống. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ có đến 10 cửa sổ mang nét đặc trưng riêng về kết cấu ít nơi nào có được.

Tùy từng ngôi nhà sẽ có một cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên. Thông thường bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng, tầng trên hoặc ở vị trí trung tâm ngôi nhà, với bức "phùng slằn" viết bằng chữ Hán cho biết dòng họ.

Tùy từng ngôi nhà sẽ có một cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên. Thông thường bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng, tầng trên hoặc ở vị trí trung tâm ngôi nhà, với bức “phùng slằn” viết bằng chữ Hán cho biết dòng họ.

Bên trong, 4 góc có 4 cây gỗ to chịu lực cho toàn bộ gian nhà. Trong suốt quá trình dựng nhà, người Tày - Nùng đều tính toán kỹ lưỡng việc lựa chọn loại gỗ tốt, nên hệ thống xà ngang, xà dọc rất kiên cố, không bị mục nát. Ngày nay, nhiều gia đình thay màu tường nhà bằng vôi trắng.

Bên trong, 4 góc có 4 cây gỗ to chịu lực cho toàn bộ gian nhà. Trong suốt quá trình dựng nhà, người Tày – Nùng đều tính toán kỹ lưỡng việc lựa chọn loại gỗ tốt, nên hệ thống xà ngang, xà dọc rất kiên cố, không bị mục nát. Ngày nay, nhiều gia đình thay màu tường nhà bằng vôi trắng.

Nhà trình tường còn đẹp bởi những viên ngói âm dương phủ màu rêu phong.

Nhà trình tường còn đẹp bởi những viên ngói âm dương phủ màu rêu phong.

Nếu đến Lạng sơn, du khách có thể ghé các thôn bản vùng cao giáp biên như: Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà trình tường thuở xưa. Cao Lộc được xem là nơi giữ những nếp nhà còn nguyên vẹn về kết cấu, kiểu dáng của hàng trăm năm trước mà không bị pha tạp.

Nếu đến Lạng sơn, du khách có thể ghé các thôn bản vùng cao giáp biên như: Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà trình tường thuở xưa. Cao Lộc được xem là nơi giữ những nếp nhà còn nguyên vẹn về kết cấu, kiểu dáng của hàng trăm năm trước mà không bị pha tạp.

Không sặc sỡ như các dân tộc khác, người Tày - Nùng giản dị với màu vải thô nhuộm chàm. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực có hàng cúc vải và hai túi. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, cổ tay áo thường đính thêm miếng vải khác màu. Ở tuổi trưởng thành người phụ nữ thường bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên với quan niệm thể hiện sự sang trọng, nụ cười thêm cuốn hút.

Không sặc sỡ như các dân tộc khác, người Tày – Nùng giản dị với màu vải thô nhuộm chàm. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực có hàng cúc vải và hai túi. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, cổ tay áo thường đính thêm miếng vải khác màu. Ở tuổi trưởng thành người phụ nữ thường bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên với quan niệm thể hiện sự sang trọng, nụ cười thêm cuốn hút.

Những năm gần đây, các ngôi nhà trình tường của đồng bào Tày - Nùng được rất nhiều khách du lịch, nhiếp ảnh gia tìm đến tham quan, chụp ảnh. Dạo quanh những ngôi nhà này, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ bẫng bởi khung cảnh cổ kính, cùng nét văn hóa mang giá trị bản sắc dân tộc từ đời sống sinh hoạt của đồng bào nơi đây.

Những năm gần đây, các ngôi nhà trình tường của đồng bào Tày – Nùng được rất nhiều khách du lịch, nhiếp ảnh gia tìm đến tham quan, chụp ảnh. Dạo quanh những ngôi nhà này, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ bẫng bởi khung cảnh cổ kính, cùng nét văn hóa mang giá trị bản sắc dân tộc từ đời sống sinh hoạt của đồng bào nơi đây.

Theo Vnexpress

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 49 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Lạng Sơn

LẠNG SƠN

Vị trí Lạng Sơn trên bản đồ Việt Nam

còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới góp phần tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.

Đây là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam

Bạn có biết: Lạng Sơn là 1 trong 2 tỉnh thành có cửa khẩu đường sắt tại Việt Nam. Nếu xuất cảnh qua đây, hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu với hình đoàn tàu hỏa.

  • Diện tích: 8.320,8 km²
  • Dân số: 751.200 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố và 10 huyện
  • Mã điện thoại: 205
  • Biển số xe: 12