Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn còn sót lại

Cùng Phượt – Nằm ở phường Chi Lăng, thành cổ Lạng Sơn với chu vi khoảng một km từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. Thành có vị trí quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ đất nước.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn hay còn gọi là Đoàn thành (phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện thời điểm xây thành chưa được xác định, đến năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê (1495) được tu bổ. Những lần sửa chữa tiếp theo là vào năm 1756-1758 triều Cảnh Hưng, năm 1837 nhà Nguyễn, năm 2001 cổng vòm phía Nam được tu bổ và cắm bia biển bảo vệ, tới năm 2005-2006 lại được tu sửa lớn.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ hình chữ nhật, có 4 cửa các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và 19 điểm canh, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành. Chu vi của thành khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết. Đây là vị trí quân sự đắc địa có ưu thế cả công lẫn phòng thủ. Trong ảnh là cổng phía Nam còn nguyên vẹn.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Khẩu pháo do Pháp sản xuất được đặt ngay cổng thành phía Nam.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Vết tích của cổng thành cho thấy, bản lề được tạo bởi một lỗ ở dưới chân và bên trên đục vào phiến đá lớn, có hoa văn làn mây công phu.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Tường thành phía Tây, nhiều đoạn đã xuống cấp.

Dấu tích thành cổ Lạng Sơn

Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.

Theo VnExpress.net

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 49 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào