Thác Bản Giốc điểm đến ai cũng phải check-in khi du lịch Cao Bằng

Thác Bản Giốc điểm đến ai cũng phải check-in khi du lịch Cao Bằng

Cùng Phượt – Dù cách Hà Nội khá xa nhưng sự hấp dẫn, lôi cuốn của thác Bản Giốc đã xóa tan mọi trở ngại để đưa du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác này. Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và Hà Nội gần 400 km. Đến thác Bản Giốc, ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng.

Ảnh:@hong_bell

Ảnh:@hong_bell

Ảnh:@tranngoclanthao

Ảnh:@tranngoclanthao

Ảnh:@ngphthuy

Ảnh:@ngphthuy

Đường xá xa xôi và dịch vụ du lịch chưa phát triển đã khiến thác Bản Giốc chưa thể trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn, nhưng nét đẹp hoang sơ lại chính là điểm thu hút của ngọn thác hùng vĩ này. Những ai đã từng đến thác Bản Giốc đều không thể phủ nhận rằng đây là một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ảnh:@thanh_lady

Ảnh:@thanh_lady

Ảnh:@ttdung29

Ảnh:@ttdung29

Ảnh:@myl_truong

Ảnh:@myl_truong

Ghé thác Bản Giốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều khiến bạn hài lòng vì hầu như lúc nào nơi đây cũng đẹp mê đắm lòng người. Mùa mưa ở thác Bản Giốc kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9. Đây là thời điểm nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa, đầy đe dọa nhưng cũng vô cùng hùng vĩ. Tháng 10 đến tháng 5 là mùa khô, dòng nước hiền hòa, thanh bình hơn, các cung đường phượt cũng dễ đi lại hơn.

Ảnh:@susueunjin

Ảnh:@susueunjin

Ảnh:@linh.trinhhoai

Ảnh:@linh.trinhhoai

Ảnh:@oshiinnn

Ảnh:@oshiinnn

Nước ở thác Bản Giốc cuồn cuộn đổ xuống ngày đêm làm những tảng đá phẳng tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.

Ảnh:@tritri03

Ảnh:@tritri03

Ảnh:@myl_truong

Ảnh:@myl_truong

Ảnh:@pandora.paradise

Ảnh:@pandora.paradise

Ngoài ra, đường dẫn tới thác Bản Giốc quanh co, uốn lượn lưng núi với không khí trong lành, khoáng đạt, do vậy du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê của vùng núi cao rất nên thơ, trữ tình.

Thông tin thêm

Thác Bản Giốc cách Hà Nội khoảng 370 km, một chặng đường không ngắn nhưng cũng không quá dài, cho phép bạn lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Với ô tô, nếu đi từ sáng sớm, bạn có thể đến lúc buổi chiều. Tuy nhiên, thú vị hơn cả vẫn là đi bằng xe máy để có thể dừng lại ở nhiều điểm ngắm cảnh khác dọc đường.

Ảnh:@lengoc93

Ảnh:@lengoc93

 – Nếu đi phượt bằng xe máy hoặc ô tô, du khách sẽ chạy trên một trong hai cung đường: một là là quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái NguyênBắc KạnCao Bằng), hai là quốc lộ 1A (Hà Nội – Lạng Sơn) rồi đi tiếp quốc lộ 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng). Từ thành phố Cao Bằng, bạn sẽ phải tiếp tục đi tiếp gần 90km về phía Đông Bắc qua huyện Trùng Khánh để đến thác Bản Giốc.

 – Nếu đi bằng xe khách, du khách có thể tìm thấy các xe chạy tuyến Hà Nội – Cao Bằng tại bến xe Mỹ Đình của một số hãng xe uy tín như Mai Luy, Thanh Ly, Hiền Lợi, Khoa Mận… Giá vé dao động trong khoảng 170.000 – 200.000 đồng/khách/lượt.

Ảnh:@thanhnagi

Ảnh:@thanhnagi

 – Từ bến xe Cao Bằng, du khách đón tiếp xe khách Cao Bằng – Trùng Khánh – thác Bản Giốc do hãng xe Thành Luân khai thác hoặc hai tuyến buýt số 03 (Cao Bằng – Quảng Uyên) và số 07 (Quảng Uyên – Trùng Khánh). Cả xe khách và xe buýt đều dừng trạm cuối ngay trước cổng khu du lịch thác Bản Giốc. Du khách cần lưu ý sắp xếp thời gian tham quan để không lỡ mất chuyến xe cuối cùng về lại trung tâm thành phố (15h30 đối với xe khách và 16h50 đối với xe buýt). Chi phí di chuyển cho chặng này là khoảng 70.000 đồng/khách/lượt.

Ảnh:@thanh_lady

Ảnh:@thanh_lady

 – Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô), cần chú ý đảm bảo an toàn: phanh, lốp, xích… Mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết. Nên mang theo 1 số dụng cụ sửa xe thông dụng do đoạn đường từ thị xã Cao Bằng vào Bản Giốc khá khó đi.

– Giá vé vào cửa tham quan thác Bản Giốc là 20.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em. Ngoài ra, nếu muốn đi thuyền đến gần thác để tham quan thì bạn sẽ mất phí là 50.000 đồng/người.

 Theo San San (tổng hợp) 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 46 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11