Lịch họp chợ phiên ở Cao Bằng

Lịch họp chợ phiên ở Cao Bằng (Cập nhật 04/2024)

Cùng Phượt – Ở vùng cao biên giới, các bản làng thường cách rất xa nhau, ở mỗi bản chỉ có dăm bảy nóc nhà do đó cuộc sống thường nhật của người dân thường xuyên khép kín. Chính vì vậy, đối với người dân, đến chợ ngoài việc mua bán trao đổi hàng hoá còn là nơi trao đổi thông tin giao lưu tình cảm, hẹn hò lứa đôi. Chợ phiên ở Cao Bằng thường được tổ chức 5 ngày một phiên, tính theo lịch âm.

Chợ phiên Phia Đén tại Nguyên Bình, Cao Bằng (Ảnh – dntran_vtn)

Chợ phiên tại Hoà An

  • Chợ Nước Hai họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Cao Bình họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Án Lại họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Nà Rị họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Mỏ Sắt họp vào ngày 2 và ngày 7

Chợ phiên tại Hà Quảng

  • Chợ Nà Giàng họp vào ngày 1 và ngày 6
  • Chợ Bản Giới họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Sóc Hà họp vào ngày 2 và ngày 7
  • Chợ Năm Nhũng họp vào ngày 4 và ngày 9

Chợ phiên tại Thông Nông

  • Chợ Háng Tháng họp vào ngày 1 và ngày 6
  • Chợ Bó Gai họp vào ngày 2 và ngày 7
  • Chợ Táp Ná họp vào ngày 4 và ngày 9

Chợ phiên tại Nguyên Bình

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Tĩnh Túc họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Nà Bao họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Phai Khắt họp vào ngày 2 và ngày 7
  • Chợ Phia Đén họp vào ngày 1 và ngày 6

Chợ phiên tại Bảo Lạc

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Bản Bó họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Cốc Pàng họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Đồng Mu họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Lũng Pán họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Hưng Đạo họp vào ngày 5 và ngày 10

Chợ phiên tại Bảo Lâm

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Nà Pồng họp vào ngày 3 và ngày 8

Chợ phiên tại Trà Lĩnh

  • Chợ Trà Lĩnh họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Bản Ngắn họp vào ngày 3 và ngày 8

Chợ phiên tại Quảng Uyên

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 1 và ngày 6
  • Chợ Đống Đa họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Háng Cháu họp vào ngày 3 và ngày 8

Chợ phiên tại Trùng Khánh

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Pò Tấu họp vào ngày 1 và ngày 6
  • Chợ Pò Peo họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Bản Rạ họp vào ngày 4 và ngày 9
  • Chợ Đình Phong họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Thông Huế họp vào ngày 2 và ngày 7

Chợ phiên tại Phục Hoà

  • Chợ trung tâm (chợ huyện) họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Cách Linh họp vào ngày 4 và ngày 9

Chợ phiên tại Hạ Lang

  • Chợ huyện (chợ trung tâm) họp vào ngày 5 và ngày 10
  • Chợ Bằng Ca họp vào ngày 3 và ngày 8
  • Chợ Thị Hoa họp vào ngày 4 và ngày 9

Chợ phiên tại Thạch An

  • Chợ huyện họp vào ngày 1 và ngày 6
  • Chợ Năm Nàng họp vào ngày 2 và ngày 7
  • Chợ Nà Cốc họp vào ngày 1 và ngày 6

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 46 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11