Mộc mạc chợ phiên Án Lại

Mộc mạc chợ phiên Án Lại

Cùng Phượt – Chợ phiên Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc. Chợ Án Lại được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Như nhiều chợ vùng cao ở các địa phương khác trong tỉnh, 5 ngày mới có một phiên, nên vào ngày chợ Án Lại, nhân dân đến chợ rất đông. Dù 5 ngày mới họp có một phiên nhưng tại chợ Án Lại nói riêng và các chợ phiên vùng cao trong tỉnh nói chung không xô bồ, chen lấn. Người bán hàng không nói thách, thuận mua, vừa bán. Và dù mua được hay không, người bán, người mua đều rất vui vẻ, nhẹ nhàng.

cho-phien-an-lac-ivivu-1

Chợ chủ yếu phục vụ bà con các xã Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên). Tuy nhiên, người dân đến từ huyện Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán.

cho-phien-an-lac-ivivu-2

Cứ 5 ngày lại có một phiên họp chợ, thường rơi vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Lợn quay là một món đặc sản được chế biến và bán ngay tại chợ.

cho-phien-an-lac-ivivu-3

Ở Án Lại người bán không nói thách, thuận mua thì vừa bán. Và dù mua được hay không, kẻ bán, người mua đều rất vui vẻ và nhẹ nhàng. Nhiều người đi chợ như một thói quen, để gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè. Đây là nét văn hóa đẹp, đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bởi với họ ngoài việc trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm.

cho-phien-an-lac-ivivu-4

Du khách sẽ cảm nhận được sự đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc từ những món hàng đem ra chợ như chiếc bánh, hoa quả hay rau củ… cho đến cách buôn bán, giao lưu hòa nhã.

cho-phien-an-lac-ivivu-5

Ở Án Lại bán rất nhiều mía vì đây là giống cây để trồng ở Cao Bằng, bên cạnh đó mía không thể thiếu bên bàn thờ tổ tiên ngày giỗ hay lễ Tết…

cho-phien-an-lac-ivivu-6

Khi mua nông cụ phục vụ sản xuất để biết thép có tốt hay không người dân lấy lưỡi của một con dao gọt vào sống lưng của con dao khác. Phần lưỡi thép đã được tôi sẽ cắt được phần gáy dao. Dao quắm rất hữu dụng khi bà con đi làm nương, đi rừng hoặc để chẻ tre…

Theo Vnexpress.net 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 46 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11