Vẻ đẹp của chùa Hương Tích vùng đất Hoan Châu

Vẻ đẹp của chùa Hương Tích vùng đất Hoan Châu

Cùng Phượt – Tương truyền, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện (con gái của Sở Trang Vương) tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh được coi là Hoan Châu đệ nhất danh lam (Ảnh – cungphuot.info)

Nếu như cụm di tích chùa Hương ở Hà Nội được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời Nam) thì chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (xứ Nghệ) và là một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa.. Chùa nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích – một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.

Chùa Hương Tích gắn với sự tích về Thần Hổ và gắn với sự tích công chúa Diệu Thiện chạy trốn. Tương truyền khi xưa Hổ Thần linh thiêng đã che chở cho công chúa Diệu Thiện tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành. Phật Tổ lại sai Bạch Hổ đưa nàng trốn sang đất Việt Thường. Đến vùng núi Ngàn Hống, Thần Hổ cõng công chúa đến con suối có tên là Hương Tuyền. Sau đó, Thần Hổ lại đưa Diệu Thiện lên động cao Đá Đôi để ẩn thân nhưng vẫn không được yên. Cuối cùng, Thần Hổ đưa xuống động Hương Tích và ở trong một hang đá, đó chính là Hương Tích.

Từ ga cáp treo các bạn cần vượt qua gần 100 bậc để tới chùa (Ảnh – cungphuot.info)

Chùa được đặt tên Hương Tích bởi xung quanh chùa luôn phảng phất mùi thơm. Vì thế, Hương Tích cổ tự còn được gọi một cách dân dã là chùa Thơm. Trải qua nhiều lần hỏa hoạn, Phật phả, bia ký đều bị phá hủy hoàn toàn nên không còn tư liệu xác định chính xác thời gian khởi dựng chùa. Nhưng dựa theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chùa Hương Tích được xây dựng vào khoảng thời Trần (thế kỷ XIII).

Ảnh – cungphuot.info

Từ ga cáp treo, du khách chỉ cần di chuyển một quãng ngắn (97 bậc thang) sẽ tới bái đường được làm bằng gỗ lim với kiến trúc thời Lê. Thượng Điện hay còn gọi là Tam Bảo nằm phía sau, gồm 2 gian; gian phía trong để thờ Phật, gồm các tượng Phật bằng gỗ. Gian ngoài để những đồ tế khí và là nơi các thầy lễ bái và tụng kinh niệm Phật. Trong Tam Bảo có 54 pho tượng bằng gỗ quý, được tác tạo từ thời Trần – Lê – Nguyễn, các lớp tượng được trình bày có hàng, có thứ và có nhiều bức hoành phi câu đối.

Am Diệu Thiện (Ảnh – cungphuot.info)

Từ phía sau Chùa đi lên khoảng 28 bậc đá là đến động Hương Tích còn gọi là Am Quan Âm, Am Phật Bà, Am Diệu Thiện . Phía trong am là một hang sâu vô tận, chưa ai đi được đến tận cùng. Am được xây dưới thời Trần Nhân Tông, bằng chứng là các viên gạch ốp in nổi hình con nghê bằng đất nung, mang nét điển hình của phong cách nghệ thuật thời Trần.

Vẻ đẹp hoang sơ bên ngoài am (Ảnh – cungphuot.info)

Am Phật Bà là nơi thiêng liêng và chính tại nơi này công chúa Diệu Thiện đã tu hành hóa phật.  Trải qua bao thế kỷ, cảnh vật xung quanh am Diệu Thiện nay vẫn mang vẻ nguyên sơ, linh thiêng, huyền bí.

Bảo tháp trên chùa (Ảnh – cungphuot.info)

Cách chùa 500m là nền đá cũ, nhân dân thường gọi nền Trang Vương. Khi được Diệu Thiện dâng mắt và tay để làm thuốc thì bệnh của Sở Trang Vương lành hẳn. Sau này nhà vua đã cho xây dựng chùa Ngàn Hống để bái tạ trời đất, thờ Phật Quan Âm ngàn tay ngàn mắt và cũng để tỏ lòng cảm ơn người con gái út hiền thảo ngay tại đây.

Đoạn đường lên chùa Hương Tích Thượng được lát đá đi xuyên giữa rừng thông (Ảnh – cungphuot.info)

Hiện nay, nền Trang Vương chỉ còn một số dấu tích như nền đá, gạch vỡ bị chìm lấp dưới cỏ tranh và lau lách. Cảnh trí ở đây mát mẻ, thanh tĩnh, về mùa Thu, nền Trang Vương và chùa Hương Tích bồng bềnh trong sương, mờ mờ ảo ảo như cõi hư vô.

Toàn bộ khu vực nền Trang Vương trước kia giờ đã là một quần thể mới (Ảnh – cungphuot.info)

Khu vực nền Trang Vương hiện nay được tập đoàn Vingroup phát tâm kiến thiết xây dựng lại một quần thể kiến trúc thờ Phật có nét kiến trúc thời Lý Trần và đặt tên là chùa Hương Tích Thượng.

Chùa Hương Tích Thượng (Ảnh – cungphuot.info)

Đến với chùa Hương Tích, đặc biệt là vào mùa lễ hội, du khách sẽ cảm nhận được không khí:

“Tháng hai lộc biếc xanh rờn
Em về lễ hội chùa Hương anh chờ
Đất trời Can Lộc nên thơ
Đường lên hương khói xa mờ thinh không”

Ảnh – cungphuot.info

Ảnh – cungphuot.info

Ảnh – cungphuot.info

Ảnh – cungphuot.info

Trong những dịp không phải cao điểm, tuyến cáp treo thường phải khoảng 15 phút mới vận hành 1 lần (Ảnh – cungphuot.info)

Trước kia, để lên được chùa Hương Tích du khách thường mất khá nhiều thời gian để di chuyển. Tuy nhiên, từ khi hệ thống cáp treo được đưa vào vận hành năm 2011, việc lên chùa đã dễ dàng hơn khá nhiều. Hiện nay, sau khi tới được khu vực sân chính của chùa, du khách có 2 lựa chọn để tới được ga cáp treo.

Khu vực sảnh chính trước khi du khách lên chùa (Ảnh – cungphuot.info)

Xe điện mất chừng 15 phút để tới được ga cáp treo (Ảnh – cungphuot.info)

Đi xe điện hoặc đi bộ khoảng 5km đường xuyên qua những khu rừng thông, rừng trúc mai. Phương án này rất phù hợp với những đoàn đông người, có trẻ em và người già hay đơn giản là những ai không thích leo núi.

Đập nhà Đường (Ảnh – cungphuot.info)

Đi thuyền 2 km trên Đập Nhà Đường, ngắm cảnh suối nước thơ mộng sau đó đi bộ khoảng 1km. Phương án thứ 2 này sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng rất phù hợp với những ai thích leo núi.

Bảng giá một số dịch vụ tại chùa Hương Tích cập nhật tháng 3 năm 2024

  • Giá vé vào cổng: 20k
  • Giá vé đi thuyền trên Đập Nhà Đường: 10k/1 người
  • Giá vé xe điện khứ hồi: 35k/1 người
  • Giá vé cáp treo khứ hồi: 160k/1 người
  • Giá trông xe máy: 10k/1 xe
  • Giá trông ô tô: 20k/1 xe

Tìm trên Google:

  • kinh nghiệm du lịch chùa Hương Tích 2024
  • du lịch chùa Hương Tích tháng 3
  • tháng 3 chùa Hương Tích có gì đẹp
  • review chùa Hương Tích
  • hướng dẫn đi chùa Hương Tích tự túc
  • ăn gì ở chùa Hương Tích
  • phượt chùa Hương Tích bằng xe máy
  • chùa Hương Tích ở đâu
  • đường đi tới chùa Hương Tích
  • chơi gì ở chùa Hương Tích
  • đi chùa Hương Tích mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp chùa Hương Tích
5/5 - (2 đánh giá)
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Tĩnh

HÀ TĨNH

Vị trí Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam

là một tỉnh của Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Kinh tế tỉnh chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thương phẩm và hoa màu. Ngành trồng cây ăn quả đang được đầu tư, ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp.

Bạn có biết: Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ  từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng – sông Lam.

  • Diện tích: 5.997,3 km²
  • Dân số: 1.242.700 người
  • Vùng: Bắc Trung Bộ
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện
  • Mã điện thoại: 239
  • Biển số xe: 38