7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Cùng Phượt – Khung cảnh hùng vĩ của thác Bản Giốc hay vẻ đẹp huyền bí của động Ngườm Ngao sẽ khiến du khách ấn tượng khó quên. Cùng tìm hiểu các điểm đến của Cao Bằng vô cùng được giới phượt thủ yêu thích nhé.

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Từ trung tâm TP Cao Bằng, bạn chỉ mất khoảng một giờ chạy xe máy đến đây. Được nhiều phượt thủ ví như tiên giới, hồ toạ ở giữa một vùng núi non hùng vĩ, mặt nước xanh phản chiếu bóng các vách đá cheo leo. Ảnh: Kieran Turner-Dave.

Bản Giuồng

Bản Giuồng (Duồng) thuộc xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa. Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào Tày với khoảng 75 hộ. Đến đây, bạn sẽ được hoà mình vào không khí trong sạch, mát mẻ mà hiếm nơi nào có được. Vùng đất này còn nổi tiếng với lễ hội Nàng Hai, được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Đặc biệt, khung cảnh càng ấn tượng hơn nếu du khách ghé chân vào mùa lúa chín. Video: Vy An.

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Sông Quây Sơn

Dòng sông Quây Sơn bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chảy qua lãnh thổ Việt Nam gần bên cửa khẩu Pò Peo, huyện Trùng Khánh. Đoạn sông bắt qua Việt Nam dài 49 km. Đây là nơi luôn hút khách bởi cảnh đẹp hai bên bờ. Ảnh: Lore Van de Weyer.

Thác Bản Giốc

Như một dải lụa trắng nằm vắt ngang giữa rừng núi Đông Bắc, thác Bản Giốc hay được nhắc đến là thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia. Thác toạ lạc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Đến đây, du khách có thể ngắm cảnh, lên thuyền đi dạo quanh thác và đừng quên chụp ảnh lưu niệm. Video: Vy An.

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Động Ngườm Ngao

Cách thác Bản Giốc không xa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của động Ngườm Ngao. Với hệ thống thạch nhũ và măng đá kỳ thú, đây là hang động đã được xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam.

Đường tham quan trong Ngườm Ngao dài khoảng 2 km, vào bằng cửa Ngườm Lồm và ra bằng cửa Ngườm Ngao. Lối đi này trải bê tông, có đèn sáng. Tuy nhiên, đường đi này bị đứt quãng ở đoạn giữa hang – nơi trần hang cao nhất. Ảnh: Vy An.

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Hang Ngườm Pục

Ngườm Pục có độ sâu 100 m, nằm sâu trong dãy núi đá giáp ranh giữa xã Lê Lợi của huyện Thạch An (Cao Bằng) và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Trải dài từ cửa vào bên trong là hệ thống nhũ đá nguyên sơ rất đẹp. Muốn khám phá, bạn phải vượt qua các địa hình hiểm trở. Nơi đây hiện vẫn chưa được nhiều du khách biết đến. Ảnh: Trung Nguyên.

7 điểm đến của Cao Bằng khiến phượt thủ đi không muốn về

Khu di tích Pác Bó

Cách TP Cao Bằng 55 km về phía bắc, di tích Pắc Bó nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Đây là một di tích cách mạng nổi tiếng ở địa đầu tổ quốc, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và trực tiếp lãnh đạo cuộc mạng của dân tộc.

Đến đây, du khách có thể thăm thú suối Lê Nin xanh mướt mát hay hang Cốc Bó, bãi Cỏ Rạc, suối Nậm, núi Các Mác… Có người còn ví von Pác Bó tựa như tiểu Cửu Trại Câu của Việt Nam với làn nước xanh trong, cây cối hoang sơ, không khí trong lành, yên tĩnh. Ảnh: Hoàng Tuấn Anh.

Di Vỹ
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/7-diem-den-cua-cao-bang-khien-phuot-thu-di-khong-muon-ve-3736023.html

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đã có 46 bình chọn và điểm trung bình là 4.5

Chưa có đánh giá nào

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Cao Bằng

CAO BẰNG

Vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Bạn có biết: Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý và Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào An Nam từ năm 1039, triều Lý Thái Tông, sau khi nước này chiến thắng Nùng Trí Cao.

  • Diện tích: 6.707,9 km²
  • Dân số: 517.900 người
  • Vùng: Đông Bắc
  • Phân chia hành chính: 1 thành phố 9 huyện
  • Mã điện thoại: 206
  • Biển số xe: 11